Các loại vitamin tăng đề kháng cho bé và cách bổ sung hiệu quả
Đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể trước quá trình xâm nhập và t.... read more
Dạ dày của trẻ chưa hoàn thiện nên sữa bên trong dạ dày dễ trào ngược lên ống thực quản, gây ra hiện tượng ọc sữa. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị ọc sữa do những nguyên nhân khác như tư thế cho bú chưa đúng, tốc độ bú quá nhanh, mắc phải bệnh lý (như nhiễm trùng hô hấp, hẹp phì đại môn vị, lồng ruột…), tác dụng phụ của thuốc…
>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh ọc sữa có nên cho bú lại không?
Chưa dừng lại, trẻ có thể bị ọc sữa do thành phần đạm sữa khó tiêu, vón cục. Cụ thể, hầu hết các sản phẩm sữa công thức trên thị trường hiện nay đều trải qua quá trình gia nhiệt tối thiểu 2 lần từ sữa tươi thành sữa bột. Chính điều này khiến đạm sữa, vốn rất nhạy cảm với nhiệt độ, trở thành bị đạm biến tính, làm cho trẻ khó tiêu hơn, dẫn đến hiện tượng bé thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng, táo bón... và kèm theo ọc sữa.
Thường xuyên ọc sữa không chỉ làm trẻ quấy khóc, khó chịu mà còn ảnh hưởng không tốt đến khả năng hấp thu dưỡng chất để tăng trưởng thể chất và phát triển trí não đạt chuẩn như bạn bè đồng trang lứa. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo một số mẹo chữa ọc sữa ở trẻ sau đây:
Để hạn chế vấn đề tiêu hóa phải đạm sữa biến tính hay vón cục gây khó tiêu ở trẻ uống sữa công thức, mẹ nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm sử dụng công nghệ Xử Lý Nhiệt 1 Lần từ sữa tươi thành sữa bột. Đây cũng công nghệ Friso Gold đang áp dụng.
Cụ thể, trẻ sẽ có hệ tiêu hóa khỏe, ít bị “áp lực”, từ đó đi ngoài đều đặn với khuôn phân đều và đẹp dựa vào quy trình Xử Lý 1 Lần Nhiệt duy nhất, bảo toàn hơn 90% thành phần đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên. Không chỉ vậy, con cũng êm bụng và ngủ ngon, ngủ sâu giấc nhờ đạm sữa dễ tiêu được lấy từ nguồn sữa mát chất lượng từ giống bò thuần chủng Hà Lan.
>> Mẹ tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác về Friso Gold và đặt mua chính hãng TẠI ĐÂY nhé!
Thêm một bí quyết hiệu quả giúp giảm bớt tình trạng ọc sữa ở trẻ là cho bé bú đúng tư thế. Đối với trẻ bú mẹ, mẹ bảo đảm bản thân ngồi ở tư thế thoải mái nhất, sau đó một tay giữa đầu, thân trẻ trên một đường thẳng với phần bụng trẻ áp vào bụng mẹ và tay còn lại chạm nhẹ, vỗ về lưng con.
Còn đối với trẻ bú bình, mẹ nên đặt trẻ ở tư thế đầu cao hơn thân (từ cổ trở xuống) và hỗ trợ bé giữ bình sữa một góc nghiêng 45 độ, sao cho lượng sữa luôn ngập cổ bình, nhằm hạn chế không khí đi vào dạ dày, gây trào ngược và nôn trớ.
Động tác vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi mỗi khi uống xong có tác dụng đẩy hết khí thừa ra khoài và giảm bớt tình trạng ọc sữa để con cảm thấy thoải mái hơn. Cụ thể, sau mỗi lần bú hoặc giữa cữ bú, mẹ có thể ôm trẻ theo phương thẳng đứng với phần cằm con đặt lên vai mẹ và bụng con hơi áp nhẹ vào người của mẹ. Tiếp theo, mẹ lấy một tay đỡ đầu, cổ và tay còn lại hơi chụm, nhẹ nhàng xoa lưng trẻ theo hướng từ dưới lên trên để vỗ ợ hơi cho con.
Một mẹo trị ọc sữa cho trẻ đơn giản là chia nhỏ khẩu phần sữa mỗi ngày. Thay vì cho con uống hết lượng sữa như bình thường chỉ trong một cữ, mẹ hãy chia nhỏ lượng đó thành nhiều lần với dung tích ít hơn. Như vậy, hệ tiêu hóa của trẻ không bị áp lực và hạn chế hiện tượng ọc sữa, nôn trớ.
Bên cạnh các mẹo khắc phục tình trạng trẻ bị ọc sữa kể trên, cha mẹ còn có thể thử áp dụng một vài cách hữu ích khác. Chẳng hạn, không để con nằm ngay khi vừa uống sữa xong, lựa chọn quần áo thoải mái, không nên cho trẻ uống lại sữa ngay sau khi mới nôn trớ (tốt nhất là nên chờ khoảng 30 - 60 phút trước khi dặm lại sữa)...
>> Xem thêm: Trẻ ọc sữa nhiều lần trong ngày có sao không?
Sau đây là một số phương pháp khắc phục ọc sữa theo quan niệm dân gian:
Tính ấm của gừng có tác dụng xoa dịu hệ tiêu hóa, giảm bớt cảm giác trào ngược và khó chịu ở trẻ. Mẹ chỉ cần vắt lấy nước cốt gừng tươi, khuấy cùng chút mật ong và cho trẻ uống 2 - 3 lần/ngày.
Chanh tươi có Axit Citric - chất hỗ trợ ổn định môi trường axit bên trong dạ dày, từ đó cải thiện tình trạng ọc sữa. Theo đó, cách thực hiện rất đơn giản là mẹ rửa sạch, thái lát mỏng chanh cho vào cốc và rót chút nước sôi để chanh tiết ra nước. Đợi khi nước nguội bớt (còn hơi ấm) mẹ đút từng muỗng nhỏ cho con.
Methanol trong bạc hà giúp làm dịu cơn co thắt và giảm bớt lượng axit của dạ dày. Vậy nên, nếu bé yêu có triệu chứng ọc sữa nhiều lần, mẹ lấy ít lá bạc hà, rửa sạch, xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Sau đó, mẹ thêm một chút nước ấm, khuấy đều và cho trẻ uống.
Khi trẻ ọc sữa liên tục, mẹ nên bổ sung thêm nước để hạn chế con bị mất nước.
Tuy nhiên mẹ cần lưu ý đây chỉ là những mẹo dân gian chữa ọc sữa. Vì vậy, trước khi áp dụng, cha mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ cẩn thận.
Nếu nhận thấy con bị ọc sữa kèm theo những biểu hiện bất thường bên dưới thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám càng sớm càng tốt:
Trên đây là những mẹo trị ọc sữa cho trẻ tại nhà mà cha mẹ có thể tham khảo. Bên cạnh đó, dù ọc sữa là một hiện tượng thường gặp nhưng không vì thế mà phụ huynh chủ quan. Tốt nhất, hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ sớm để kiểm tra tình hình sức khỏe và biết cách chăm sóc thích hợp nhất.