Nhảy đến nội dung
vì sao trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Nguyên nhân bé chậm tăng cân và cách khắc phục mẹ cần biết

Bé chậm tăng cân là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh, vì sợ con kém hấp thu dễ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển so với bạn bè… Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân và khắc phục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây mẹ nhé.

1. Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng tăng cân chậm ở trẻ. Cụ thể:

1.1. Chế độ ăn không cung cấp đủ chất

Không ít phụ huynh thắc mắc, vì sao bé đã ăn nhiều, ăn đủ bữa nhưng vẫn chậm tăng cân, thậm chí là không tăng. Việc này thường đến từ chế độ ăn thiếu đa dạng, không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin A, C, D, kẽm, canxi, sắt, kali… khiến cơ thể trẻ không được hấp thu đầy đủ dinh dưỡng.

bé chậm tăng cân

1.2. Trẻ biếng ăn

Trẻ lười ăn hoặc kén ăn thường ăn ít hơn nhu cầu năng lượng cơ thể cần, từ đó khiến bé chậm tăng cân.

> Xem thêm: Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân

1.3. Trẻ ham chơi, không tập trung ăn

Hiện tượng tăng cân chậm cũng thường xảy ra ở trẻ 2 - 6 tuổi. Bởi đây là độ tuổi trẻ rất hiếu động, thích khám phá nên có thể vì mải chơi mà ăn ít hoặc ăn uống vội vàng khiến tiêu hóa kém, dẫn đến chậm tăng cân hơn.

1.4. Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý

Nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân cũng có thể liên quan đến yếu tố tâm lý. Nếu gia đình có mâu thuẫn, bố mẹ thiếu quan tâm, hay bé phải chuyển nơi ở, môi trường học tập mới chưa kịp thích nghi sẽ có xu hướng ăn uống kém và khó tăng cân.

1.5. Trẻ có vấn đề sức khỏe

Một số trường hợp trẻ bị chậm tăng cân là do có vấn đề về đường tiêu hóa (rối loạn tiêu hóa, táo bón…). Hoặc trẻ em mắc các bệnh liên quan đến hô hấp như cảm cúm, nhiễm trùng hô hấp trên thường đi kèm với các triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy…). Những điều này làm cơ thể trẻ mệt mỏi, hệ tiêu hóa không hấp thụ được đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, dẫn đến trẻ tăng cân chậm.

2. Cách nhận biết trẻ tăng cân chậm

Nhằm có hướng xử trí kịp thời, mẹ cần nắm một số dấu hiệu bé chậm tăng cân như sau:

  • Bé có cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn. Phụ huynh có thể NHẤN VÀO ĐÂY để tham khảo bảng cân nặng tiêu chuẩn của trẻ theo WHO.
  • Thấp bé hơn so với bạn đồng trang lứa dù con vẫn được cho ăn đều đặn, đủ bữa.
  • Khả năng vận động kém hơn các bạn cùng độ tuổi.
  • Trẻ hay ốm vặt.
  • Thường xuyên mệt mỏi, lười ăn sữa, biếng ăn, da xanh xao.
trẻ sơ sinh chậm tăng cân

>> Xem thêm: Trẻ biếng ăn chậm tăng cân nên bổ sung gì?

3. Chậm tăng cân ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe trẻ?

Tuy rằng chậm tăng cân là tình trạng phổ biến ở trẻ, nhưng nếu không sớm khắc phục, trẻ có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe như:

3.1. Chậm phát triển thể chất

Trẻ tăng cân chậm dễ có nguy cơ còi cọc, thấp bé, thậm chí là suy dinh dưỡng. Đặc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi - giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, việc cân nặng tăng chậm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất trong tương lai. 

3.2. Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não

Không chỉ tác động đến thể chất, tình trạng bé chậm tăng cân còn ảnh hưởng đến trí não. Theo đó, trẻ sẽ có dấu hiệu chậm chạp, kém linh hoạt, phản xạ chậm, năng lực học hỏi và tiếp thu kiến thức cũng kém hơn các bạn đồng trang lứa.

3.3. Suy giảm đề kháng, dễ bị ốm vặt

Trẻ không hấp thu đầy đủ dinh dưỡng cần thiết sẽ kéo theo đề kháng bị suy giảm và dễ mắc bệnh. Đây là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn gây hại xâm nhập và gây nên nhiều bệnh lý như nhiễm trùng hô hấp, rối loạn tiêu hóa

4. Trẻ chậm tăng cân phải làm sao?

Để giúp bé tăng cân chậm bắt kịp đà tăng trưởng, mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây:

4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ 4 nhóm chất

Dinh dưỡng có tác động rất lớn đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì thế, để giúp trẻ tăng cân tốt, mẹ cần đảm bảo chế độ ăn của trẻ có đủ 4 nhóm chất: chất đạm (cá, các loại thịt, hải sản, trứng, sữa…), chất bột đường (các loại bánh giàu dinh dưỡng, yến mạch, bánh mì nguyên cám…), chất béo (bơ, phô mai, dầu ô liu…), vitamin và khoáng chất (rau củ quả, sữa, trái cây…).

4.2. Chia nhỏ bữa ăn

Việc cho trẻ ăn một bữa lớn không cung cấp dinh dưỡng hiệu quả như nhiều người vẫn nghĩ, ngược lại, có thể khiến bé bị ngấy, khó tiêu, lâu dần dẫn đến bé chậm tăng cân. Thay vì thế, mẹ hãy chia nhỏ khẩu phần ăn của con thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thời gian ăn của mỗi bữa nên cách nhau từ 2 đến 3 giờ để đảm bảo dạ dày kịp tiêu hóa hết thức ăn.

4.3. Uống nhiều nước

Nước có tác dụng giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, qua đó góp phần cải thiện cân nặng của trẻ. Vì vậy, nếu không biết trẻ chậm tăng cân phải làm sao, mẹ hãy đảm bảo bé được bổ sung đủ lượng nước cần thiết.

trẻ chậm tăng cân

> Xem thêm: 10 thực phẩm giúp bé tăng cân khoa học

4.4. Bổ sung sữa và chế phẩm từ sữa

Trong chế độ dinh dưỡng của con, mẹ đừng quên cho bé uống sữa hoặc dùng chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua… Bởi đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thành phần cân đối, giúp trẻ hấp thu đầy đủ dưỡng chất để tăng trưởng khỏe mạnh.

Nhưng cần lưu ý, bên cạnh việc cho trẻ uống sữa có công thức dinh dưỡng khoa học, mẹ cũng nên ưu tiên chọn sữa có đạm sữa mềm nhỏ, giúp bé dễ tiêu hóa. Bởi hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng thuận lợi để trẻ hấp thu dưỡng chất tối ưu, qua đó phát triển tốt về thể chất. Điển hình như Friso Gold - sản phẩm có hệ dưỡng chất khoa học được nhiều bố mẹ Việt tin chọn đồng hành cùng con trong hành trình khôn lớn.

Với Friso Gold, bé hấp thu dưỡng chất nhanh và tiêu hóa dễ dàng nhờ có quy trình Xử Lý Nhiệt Một Lần, giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm tự nhiên, dễ tiêu. Qua đó trẻ đi phân đều, hạn chế táo bón, đầy hơi hay chướng bụng - tác nhân khiến bé lười ăn, chậm tăng cân.

Friso Gold còn chứa hàm lượng GOS cao giúp tăng cường lợi khuẩn, tạo nền tảng đường ruột khỏe mạnh, từ đó cải thiện khả năng hấp thu và tiêu hóa của trẻ.
 

trẻ sơ sinh tăng cân chậm

> Chọn ngay Friso Gold để trang bị hệ tiêu hóa khỏe, giúp con yêu hấp thu nhanh các dưỡng chất để tăng trưởng không ngừng nhé ba mẹ ơi!

4.5. Cho trẻ thường xuyên vận động

Vận động cũng là một cách thúc đẩy quá trình trao đổi chất, xây dựng hệ cơ xương khớp khỏe mạnh để trẻ phát triển thể chất toàn diện. Bố mẹ hãy khuyến khích con ra ngoài chơi cùng bạn bè, hoặc cùng bé tham gia một số hoạt động thể chất như đá bóng, đạp xe, nhảy dây…

4.6. Khám sức khỏe và tẩy giun định kỳ

Cơ thể trẻ có thể bị thiếu hụt dưỡng chất, nếu có giun, sán sống ký sinh trong đường ruột. Chính vì thế, đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, mẹ đừng quên cho trẻ đi khám sức khỏe nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần nhé!

5. Một số điều mẹ cần lưu ý để giúp trẻ tăng cân hiệu quả hơn

Việc cải thiện cân nặng ở trẻ không quá khó, nếu mẹ “ghi nhớ” một số lưu ý sau:

  • Tránh cho trẻ ăn vặt quá nhiều, vì sẽ làm bé không có cảm giác đói khi đến bữa ăn chính, dẫn đến ăn ít hơn.
  • Không cho trẻ vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại vì sẽ khiến bé mất tập trung, không nhai nuốt kỹ thức ăn.
  • Không nên ép trẻ ăn hay la mắng khi cho con ăn vì có thể khiến trẻ sợ ăn, biếng ăn hơn.
  • Không tự ý cho trẻ dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cân, nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước.

6. Một số câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về trẻ chậm tăng cân và lời giải:

6.1 Bé chậm tăng cân có đáng lo ngại không?

Bé tăng cân chậm về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí não và đề kháng của con. Vì thế khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu chậm tăng cân, mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra. 

6.2 Khi nào cần cho trẻ còi cọc chậm tăng cân đến gặp bác sĩ?

Khi thấy con tăng cân ít, kèm theo các dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, hay cáu gắt, da xanh xao,... mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

6.3 Bé chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Để khắc phục tình trạng con chậm tăng cân, mẹ nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuyệt đối không tự ý cho con dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. 

Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ đã biết cách khắc phục tình trạng bé chậm tăng cân như thế nào. Quan trọng nhất để trẻ tăng trưởng khỏe mạnh vẫn là cung cấp dinh dưỡng đa dạng, đủ chất và kết hợp cho bé uống sữa dễ tiêu hóa để hấp thu nhanh và tối đa các dưỡng chất cần thiết.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
probiotic là gì

Probiotic là gì? Các tác dụng của lợi khuẩn Probiotic

Lợi khuẩn Probiotic đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hệ vi sinh đường ruột của trẻ được cân bằng và khỏe mạnh. Tuy nhiên, không ít mẹ hiện nay chưa hiểu rõ về bản chất cũng như tác dụng của Probiotic đối với sức khỏe của bé. Để hiểu hơn về Probiotic, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.