Nhảy đến nội dung
probiotic là gì

Probiotic là gì? Các tác dụng của lợi khuẩn Probiotic

Lợi khuẩn Probiotic đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hệ vi sinh đường ruột của trẻ được cân bằng và khỏe mạnh. Tuy nhiên, không ít mẹ hiện nay chưa hiểu rõ về bản chất cũng như tác dụng của Probiotic đối với sức khỏe của bé. Để hiểu hơn về Probiotic, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

1. Probiotic là gì? Phân loại Probiotic

Probiotic (hay còn được gọi là lợi khuẩn) là những vi khuẩn tốt chủ yếu sống trong đường ruột của trẻ. Các chế phẩm Probiotic được gọi là men vi sinh, có tác dụng cân bằng vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ.

Probiotic và Prebiotic - Liệu có giống nhau?

Bên cạnh lợi khuẩn đường ruột (Probiotic), chất xơ hòa tan (Prebiotic) cũng là một thành phần quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Prebiotic có vai trò là “thức ăn” nuôi dưỡng lợi khuẩn khỏe mạnh, sản sinh nhiều chất dinh dưỡng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Do đó, có thể nói rằng, cả Probiotic và Prebiotic đều mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa, nhưng chúng sẽ hoạt động theo những cách khác nhau.

lợi khuẩn probiotic

2. Phân loại Probiotic

Thực tế có rất nhiều loại Probiotic khác nhau. Trong đó, Lactobacillus, Bifidobacteria và Saccharomyces Boulardii là 3 loại Probiotic phổ biến nhất:

2.1. Lactobacillus

Đây là loại Probiotic phổ biến nhất, có tác dụng hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng tiêu chảy. Lactobacillus thường xuất hiện trong sữa chua và những thực phẩm lên men khác. 

2.2. Bifidobacteria

Loại Probiotic thường được tìm thấy trong các sản phẩm sữa. Theo đó, Bifidobacteria có tác dụng hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) và một số vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa.

2.3. Saccharomyces Boulardii

Saccharomyces Boulardii là chủng nấm men vi sinh được phát hiện vào năm 1920 bởi Henri Boulard. Chủng nấm men vi sinh này giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy và các bệnh tiêu hóa khác ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

> Xem thêm: Men vi sinh cho trẻ sơ sinh là gì?

3. Lợi khuẩn Probiotic có tác dụng gì?

Probiotic mang đến rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của bé như:

3.1. Ức chế vi khuẩn có hại

Lợi khuẩn Probiotics khi vào cơ thể sẽ bám vào thành ruột non để cạnh tranh với sự tồn tại của hại khuẩn, đồng thời sản sinh enzyme và protein tiêu diệt chúng. Chính vì thế, việc bổ sung Probiotic cho bé là cách hiệu quả để kiềm chế hại khuẩn trong đường ruột.

3.2. Hỗ trợ tiêu hóa

Probiotic giúp chuyển hóa một số loại đường trong sữa mẹ để bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Kết hợp với khả năng ức chế hại khuẩn, giúp hệ tiêu hóa của bé được bảo vệ, hạn chế tình trạng tiêu chảy hay táo bón.

3.3. Tăng miễn dịch

Hệ tiêu hóa đóng góp 70 - 80% vào sức đề kháng của cơ thể và giúp tăng cường miễn dịch cho bé tối đa. Do đó, các nghiên cứu đã phát hiện một số chủng của Probiotic có khả năng tăng số lượng và chức năng tế bào thực bào (tế bào miễn dịch), tăng tỷ trọng các tế bào miễn dịch Lympho T. Đồng thời, tạo màng chắn trên bề mặt niêm mạc ruột, từ đó giúp ngăn cản vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập.

3.4. Tăng hấp thu dưỡng chất

Vi khuẩn có lợi trong đường ruột có thể tổng hợp các loại vitamin B12, K và tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất như sắt, canxi, magie vào cơ thể của bé. Nhờ đó mà bé được nạp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, phát triển khỏe mạnh và hoàn thiện các chức năng.

3.5. Hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa

Lợi khuẩn đường ruột Probiotic góp phần kiểm soát nhiều bệnh lý liên quan đường tiêu hóa, bao gồm hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD). Ngoài ra, chúng cũng giúp giảm sản xuất độc tố, hạn chế nguy cơ ung thư ruột kết, bệnh dị ứng.

Đặc biệt với trẻ, việc duy trì hệ vi sinh đường ruột cân bằng đóng vai trò quan trọng tạo hàng rào bảo vệ đường ruột, vô hiệu hóa vi khuẩn gây bệnh và thúc đẩy đáp ứng miễn dịch tổng thể. Bởi nếu tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn bị phá vỡ (lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn tăng lên) sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn (loạn khuẩn) đường ruột.

 3.6. Phòng ngừa cảm cúm

Trong số các loại Probiotic, chủng men sống Probiotics Chr.Hansen L.Casei 431 TM (thuộc nhóm Lactobacillus) có tác dụng nổi trội trong việc phòng cảm cúm. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia trên 240 trẻ 2 - 5 tuổi (năm 2015) ở Hải Dương, tỷ lệ mắc cúm ở trẻ giảm xuống 14,7% và thời gian khỏi bệnh nhanh hơn 1 - 2 ngày, khi được bổ sung sữa chua uống có chứa lợi khuẩn Hansen. Cũng theo kết quả nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Mỹ Clinical Nutrition, bổ sung lợi khuẩn Hansen giúp giảm thời gian cảm cúm và cảm thông thường từ 8,1 ngày xuống còn 4,8 ngày. 

probiotic có tác dụng gì

> Xem thêm: Bé uống kháng sinh bị tiêu chảy

4. Cơ chế hoạt động của Probiotic

Nhiệm vụ chính của Probiotic (hay lợi khuẩn) là duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Theo đó, do đề kháng của trẻ còn non nớt nên rất dễ vi khuẩn xâm nhập, có khả năng làm gia tăng số lượng hại khuẩn trong đường ruột. Khi số lượng hại khuẩn tăng lên, hệ vi sinh đường ruột của con sẽ bị mất cân bằng nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa và các bệnh khác. 

Lúc này, tăng cường Probiotic sẽ giúp con chống lại vi khuẩn xấu và khôi phục sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Nhờ đó mà tình trạng rối loạn tiêu hóa của con sẽ được cải thiện. 

Hơn thế nữa, có đến 70% cơ quan miễn dịch nằm ở đường ruột. Khi hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, nền tảng đề kháng tự nhiên của trẻ cũng được tăng cường. Vì thế, con sẽ được bảo vệ hiệu quả trước sự tấn công của các vi khuẩn có hại từ môi trường xung quanh. 

5. Lưu ý gì khi sử dụng sản phẩm có Probiotic?

Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn Probiotic cho con bằng 2 cách: thông qua thực phẩm tự nhiên hoặc cho con dùng thực phẩm chức năng.

Theo đó, mẹ nên ưu tiên bổ sung Probiotic cho con thông qua thực phẩm bởi cách này khá an toàn.

Trong trường hợp bổ sung thực phẩm chức năng có Probiotic cho bé, bố mẹ cần xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tránh trường hợp tự ý mua và cho trẻ sử dụng bởi điều này có thể khiến con có nguy cơ gặp các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. 

Các mẹ có biết?

Sữa là một trong những nguồn cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Một số sản phẩm sữa cho trẻ hiện nay có bổ sung Probiotic, trong đó phải kể đến Friso Gold Pro mới với hệ dưỡng chất BioPro+. 

Không chỉ chứa Probiotic, BioPro+ còn bổ sung dưỡng chất HMO và GOS giúp nuôi dưỡng và gia tăng số lượng lợi khuẩn. Nhờ đó giúp trẻ có hệ vi sinh đường ruột cân bằng, để con khỏe mạnh từ bên trong, tăng cường nền tảng đề kháng tự nhiên.

lợi ích của probiotic

Bên cạnh đó, với Friso Gold Pro, bé có thể dễ dàng đi tiêu với khuôn phân đều và đẹp bởi sữa chỉ trải qua Quy Trình Xử Lý 1 Lần Nhiệt nên bảo toàn hơn 90% đạm mềm, tự nhiên. Ngoài ra, sản phẩm còn có hương vị thanh nhạt, hợp vị bé do không chứa đường Sucrose.

Mẹ có thể tham khảo mua Friso Gold Pro cho con tại đây

6. Một số câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số thắc mắc thường gặp về lợi khuẩn Probiotic và lời giải:

6.1 Uống Probiotic có tác dụng gì?

Tác dụng của lợi khuẩn Probiotics là giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường đề kháng tự nhiên, ngăn ngừa và hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng tiêu chảy. 

6.2 Bổ sung lợi khuẩn Probiotic như thế nào?

Có 2 cách để bổ sung Probiotic là thông qua thực phẩm tự nhiên hoặc dùng thực phẩm chức năng. Mẹ chỉ nên bổ sung lợi khuẩn trên cho trẻ bằng thực phẩm và chỉ dùng thực phẩm chức năng khi có chỉ định từ bác sĩ. 

6.3 Probiotic có nhiều trong những thực phẩm nào?

Probiotic có nhiều trong sữa, sữa chua, phô mai,... Tùy theo độ tuổi của bé mà mẹ có thể lựa chọn thực phẩm phù hợp để bổ sung Probiotic hiệu quả cho con.

Trên đây là những điều mẹ cần biết về lợi khuẩn Probiotic là gì và tác dụng ra sao đối với sức khỏe của bé. Tuy nhiên, bên cạnh bổ sung những thực phẩm giàu Probiotic, mẹ đừng quên đa dạng các nguồn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu khác như vitamin C, sắt, kẽm,.. trong bữa ăn hàng ngày, đồng thời khuyến khích con vận động để tăng cường đề kháng tự nhiên cho trẻ nhé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Cách xử lý loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp, có thể nhiều nguyên nhân như lạm dụng kháng sinh, ăn dặm quá sớm,... Tìm hiểu ngay!