Nhảy đến nội dung
mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ngủ đủ giấc, 7 - 8 giờ mỗi ngày có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, vì một vài lý do mà tình trạng mất ngủ khi mang thai rất phổ biến. Vậy mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

1. Tại sao giấc ngủ lại quan trọng khi mang thai? 

Giấc ngủ tốt là một phần cơ bản giúp phục hồi, tái tạo năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể và cải thiện trạng thái tinh thần. Đặc biệt trong thời kỳ mang thai, việc đảm bảo chất lượng giấc ngủ bên cạnh giúp cơ thể mẹ bầu được nghỉ ngơi, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi còn góp phần giữ cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

mẹ bấu mất ngủ thai nhi có bị ảnh hưởng không

Chưa kể, ngoài đóng vai trò quan trọng tác động đến trí nhớ, tâm trạng… giấc ngủ còn góp phần kiểm soát cách cơ thể phản ứng với insulin, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Chính vì thế, để tận hưởng hành trình mang thai một cách an toàn và trọn vẹn thì bên cạnh chế độ dinh dưỡng, vận động mẹ cần phải chú trọng đến chất lượng giấc ngủ của mình.

2. Vì sao mẹ bầu thường xuyên mất ngủ?

Mẹ bầu mất ngủ thường có các dấu hiệu phổ biến sau:

  • Khó chìm vào giấc ngủ.
  • Thức giấc nhiều lần vào nửa đêm (mỗi lần nhiều hơn 30 phút).
  • Thức dậy sớm hơn bình thường.
  • Sau khi thức dậy vẫn thấy mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ vào ban ngày.

Trong đó, có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ. Cụ thể:

  • Sự gia tăng Hormone Progesterone và lo lắng (đặc biệt ở những người lần đầu làm mẹ) sẽ gây áp lực cho bà bầu, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Sự gia tăng của Hormone Progesterone cũng làm thân nhiệt của mẹ bầu tăng (khoảng 0,5 độ C) nên dẫn đến khó ngủ.
  • Táo bón, ợ nóng, khí ga không chỉ gây khó chịu mà còn tạo áp lực lên hệ thống tiêu hóa khiến mẹ bầu mất ngủ nhiều hơn.
  • Chuột rút khi mang thai gây ra các cơn đau đột ngột ở vị trí đùi và bắp chân khiến bà bầu mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Tiểu tiện thường xuyên, thức dậy lúc nửa đêm để đi vệ sinh sẽ làm giấc ngủ của mẹ bị gián đoạn, khó ngủ trở lại.
  • Các vấn đề về hô hấp như nghẹt mũi, ho làm cho bà bầu khó đi vào giấc ngủ, đồng thời giấc ngủ cũng không sâu do hô hấp khó khăn.
  • Một số mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén nặng, khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi và dễ dẫn đến khó ngủ.

Trong những tháng cuối thai kỳ, sự gia tăng trọng lượng của thai nhi sẽ khiến mẹ bầu đau lưng, nhức chân hơn. Từ đó dẫn đến mất ngủ và đặc biệt là tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối sẽ tăng lên.

mẹ bầu mất ngủ có hại cho thai nhi không

 

3. Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc ở bà bầu có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi như sau:

3.1. Trẻ sinh ra thường thiếu máu

Thức khuya liên tục sau 23h không chỉ khiến bà bầu mệt mỏi, thiếu ngủ, mà còn cản trở quá trình tuần hoàn máu tự nhiên đến thai nhi, tăng nguy cơ thiếu máu, rối loạn tập trung, suy tim ở trẻ khi trưởng thành.

3.2. Chậm phát triển

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc mất cân bằng giấc ngủ trong giai đoạn thai kỳ, sẽ gây ra tình trạng rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên ở trẻ, với các biểu hiện như chậm phát triển, còi xương, thiếu cân, vàng da kéo dài, nhiễm trùng thần kinh trung ương,...

3.3. Trẻ hay quấy khóc vào ban đêm

Trường hợp bà bầu mất ngủ nhiều và kéo dài (ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm) có thể khiến thai nhi sau khi chào đời hay khóc vào ban đêm, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Đừng chủ quan khi mẹ bầu mất ngủ!

Mặc dù mất ngủ khi mang thai là tình trạng thường gặp, nhưng nếu kéo dài thường xuyên thì không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà còn có nhiều tác động xấu đối với sức khỏe của mẹ:

  • Những đêm mất ngủ kéo dài khiến tinh thần kém tỉnh táo, mẹ bầu thường xuyên rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày.
  • Tình trạng mất ngủ kéo dài khiến não bộ thiếu oxy và một số chất, dẫn đến mắc các bệnh lý như đau đầu, tăng huyết áp. Hơn nữa làm thai phụ giảm khả năng tập trung, dễ nổi nóng, cáu kỉnh.
  • Nếu mẹ bị mất ngủ liên tục trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, không chỉ dễ bị cao huyết áp trong tam cá nguyệt thứ ba mà còn tăng nguy cơ tiền sản giật - một tình trạng có thể dẫn đến sinh non và các biến chứng lâu dài cho tim, thận và các cơ quan khác của người mẹ.
  • Ngủ không đủ giấc sẽ làm vùng da mặt hay những vùng da thường xuyên tiếp xúc với bên ngoài nhanh bị lão hóa, chảy xệ và khó phục hồi.

Chính vì thế, bên cạnh việc quan tâm vấn đề mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi thì mẹ cần phải chú ý đến sức khỏe của mình. Bằng cách tìm đến các phương pháp giúp cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai càng sớm càng tốt.

Tham khảo: Sinh non 36 tuần có nguy hiểm gì cho mẹ và bé không?

4. Cách khắc phục tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu 

Dưới đây là một số cách có thể giúp khắc phục tình trạng mất ngủ hiệu quả để mẹ tham khảo:

4.1. Chọn tư thế ngủ và gối ngủ thoải mái

Các chuyên gia hiện nay luôn khuyến khích mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái do tư thế này giúp quá trình lưu thông máu đến thai nhi diễn ra nhịp nhàng hơn. Ngoài ra, nằm nghiêng cũng hỗ trợ giảm thiểu áp lực vào tử cung, tạo cảm giác thoải mái hơn cho bà bầu.

Bên cạnh thay đổi tư thế nằm, việc lựa chọn gối ngủ thoải mái cũng là cách giúp bà bầu ngủ ngon hơn, giảm triệu chứng khó chịu do đau lưng, chuột rút. Ngoài ra, mẹ cũng nên đảm bảo chăn màn sạch sẽ, lựa chọn chất liệu phù hợp theo mùa, chẳng hạn như chất liệu ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè để giấc ngủ vào ban đêm bình yên hơn.

Xem chi tiết: Hướng dẫn tư thế ngủ tốt cho bà bầu

bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi

 

4.2. Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp

Khi mang thai, thân nhiệt của mẹ bầu sẽ cao hơn người bình thường, dẫn đến cảm giác bí bách, nóng nực, khó khăn khi ngủ. Để khắc phục tình trạng này, tốt nhất mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp vào khoảng 23 - 28 độ C. Đây cũng là cách giúp bà bầu ngủ ngon và sâu giấc hơn vào ban đêm.

4.3. Thư giãn trước khi ngủ

Tập Yoga: Thực hiện các động tác Yoga trước khi ngủ góp phần hạn chế căng thẳng, giảm nguy cơ chuột rút, đau nhức vào những ngày cuối thai kỳ, giúp mẹ dễ đi sâu vào giấc ngủ hơn. Gợi ý các bài tập yoga cho mẹ bầu: TẠI ĐÂY.

Nghe nhạc trước khi ngủ: Âm nhạc với giai điệu du dương, nhẹ nhàng sẽ mang lại cho bà bầu cảm giác phấn chấn, tích cực, khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai, đồng thời cũng giúp phát triển trí tuệ, ngôn ngữ và kỹ năng vận động ở trẻ sau này.

cách giúp bà bầu ngủ ngon

 

4.4. Uống sữa bầu trước khi ngủ

Để khắc phục tốt hiện tượng mất ngủ khi mang thai, nhiều chị em thường có thói quen uống sữa bầu vào buổi tối, khoảng 30-60 phút trước khi đi ngủ. Một trong những dòng sữa bầu đang được nhiều phụ nữ mang thai tin dùng hiện nay đó là Frisomum Gold.

Hiểu rằng một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ là do căng thẳng, táo bón. Vì thế, trong công thức của Frisomum Gold còn bổ sung hàm lượng cao Magie và các vitamin nhóm B hỗ trợ mẹ dễ dàng tiêu hóa, giảm căng thẳng, từ đó dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Ngoài ra, sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI=25) nên mẹ có thể sử dụng mỗi ngày mà vẫn kiểm soát được cân nặng ổn định, hạn chế béo phì và tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, sữa bầu Frisomum Gold cung cấp hệ dinh dưỡng đặc biệt cho bé phát triển toàn diện như: DHA tốt cho sự phát triển trí não và mắt; Canxi, vitamin D giúp xương, răng chắc khỏe; Axit Folic hỗ trợ phát triển hệ thần kinh - não bộ và giảm tỷ lệ dị tật ống thần kinh; Iốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển hệ thần kinh trung ương của trẻ. Do đó, mẹ có thể an tâm rằng con yêu hoàn toàn có thể phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ nhé!

mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi

Một số lưu ý khác giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn: 

  • Tránh ăn quá no hoặc uống nhiều nước trước khi đi ngủ. 
  • Nên đi vệ sinh trước khi ngủ để không phải đi vệ sinh nhiều lần trong đêm. 
  • Hạn chế căng thẳng, lo âu trước khi ngủ cũng là cách giúp bà bầu ngủ ngon hơn.
  • Mẹ có thể tắm nước ấm, ngâm chân trong nước ấm, massage nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để tinh thần thư giãn, dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

Có thể nói, việc mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, để cải thiện tốt chất lượng giấc ngủ, mẹ nên áp dụng các phương pháp như thay đổi tư thế nằm, ăn nhẹ, đọc sách hoặc nghe nhạc. Đồng thời, uống sữa bầu vào buổi tối khoảng 2 tiếng trước khi ngủ cũng là cách vừa giúp bà bầu ngủ ngon, vừa tạo nền tảng phát triển vững chắc cho trẻ trong năm tháng đầu đời.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
bà bầu không nên ăn quả gì

7 loại quả bà bầu không nên ăn để tránh ảnh hưởng thai nhi

Bà bầu không nên ăn quả gì là thắc mắc của nhiều chị em, đặc biệt là những ai lần đầu làm mẹ. Bởi bên cạnh những loại trái cây tốt cho sức khỏe cũng có không ít loại hoa quả mà mẹ bầu nên tránh trong suốt thai kỳ. Vì thế, các mẹ hãy cùng tìm hiểu bài viết ngay sau đây để có lời giải đáp cho vấn đề này nhé!