Mách mẹ chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi khỏe mạnh, chóng lớn
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi phù hợp giúp trẻ phát triển tốt hơn c.... read more
Ở mỗi độ tuổi phát triển, trẻ cần được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Cụ thể như sau:
Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn chỉnh nhất trong 6 tháng đầu. Trong 3 tháng đầu, trẻ cần 8 - 12 cữ bú/ngày. Từ tháng thứ 4 trở đi, con có thể bú khoảng 6 - 8 lần/ngày, nhưng lượng sữa trong mỗi cữ sẽ tăng lên.
Với trẻ dặm sữa ngoài, trong 3 tháng đầu, con có thể uống khoảng 6 - 8 cữ sữa/ngày với khoảng 57 - 85g sữa/cữ. Sau 4 tháng, số lần uống sữa sẽ giảm nhưng lượng sữa có thể tăng khoảng 170 - 227g sữa/cữ.
Từ 6 - 8 tháng tuổi, trẻ bú mẹ hoặc dặm sữa ngoài khoảng 3 - 5 cữ/ngày. Ngoài ra, mẹ có thể tập cho con ăn dặm với trái cây, rau củ được nghiền nhuyễn với cháo hoặc bột.
Từ 8 -12 tháng tuổi, mẹ vẫn nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ hoặc dặm sữa ngoài khoảng 3 - 4 cữ/ngày. Đồng thời, do bé đã quen với ăn dặm nên mẹ có thể bổ sung thêm cho con thịt và cá trong giai đoạn này để con nhận được nhiều dưỡng chất hơn.
> Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Đến cột mốc 1 tuổi, trẻ cần được bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ các loại thực phẩm như thịt, bánh mì, hạt ngũ cốc, trái cây,... Ngoài ra, mẹ nên lưu ý ở độ tuổi này, con bắt đầu tập bò và đi, vì thế mẹ nên chuẩn bị thêm những bữa phụ để bổ sung thêm dưỡng chất và năng lượng cho con nhé.
Đồng thời, mẹ vẫn nên cho con bú sữa mẹ hoặc dặm sữa ngoài, bởi đây là nguồn dinh dưỡng chủ yếu chiếm khoảng 60% khẩu phần ăn của con.
Ở độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi, trẻ đã mọc đủ răng và có thể trạng cứng cáp hơn. Vì thế, con có thể ăn được những món ăn giống người lớn như súp, cơm, cháo,... dạng đặc.
Trong giai đoạn này, trẻ cần bổ sung rất nhiều năng lượng để phát triển và thoải mái vận động. Tuy nhiên, do dạ dày còn nhỏ nên trẻ không thể ăn bữa chính quá nhiều. Do đó bên cạnh 3 bữa chính, mẹ nên cho con ăn thêm 2 bữa phụ vào buổi sáng và xế chiều với các loại thực phẩm lành mạnh như sữa chua, trái cây, ngũ cốc,...
Từ 6 tháng tuổi trở lên, trẻ đã có thể tiếp nhận nhiều loại thực phẩm khác bên cạnh sữa. Vậy mẹ hãy cùng tham khảo 10 loại thực phẩm giúp tăng cường dinh dưỡng cho trẻ nhé:
Sữa chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như đạm, canxi, chất béo, sắt, magie, selen,...
Sữa chua có chứa nhiều canxi giúp trẻ phát triển hệ xương, răng chắc khỏe. Ngoài ra, loại chế phẩm này còn bổ sung các lợi khuẩn nuôi dưỡng đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa thuận lợi. Vì thế, mẹ có thể cho con ăn sữa chua, kết hợp với các loại trái cây tươi giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Mỗi quả táo cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của trẻ như chất xơ, pectin, chất béo, kali, vitamin C, magie, phenolic,... Trong đó, thành phần chất xơ và pectin trong táo có công dụng hỗ trợ trẻ giảm táo bón rất tốt.
Việt quất cũng là loại trái cây dinh dưỡng cho bé mà mẹ không nên bỏ qua. Với nhiều vitamin C, vitamin K, sắt, canxi, magie, phốt pho,... việt quất giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ và có hệ xương chắc khỏe.
Yến mạch là loại ngũ cốc mềm nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ và chất rắn hòa tan Beta Glucan hỗ trợ trẻ đi ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, yến mạch còn chứa hàm lượng chất sắt cao giúp hình thành Hemoglobin - thành phần tạo nên các tế bào hồng cầu giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu ở trẻ.
Cá hồi sở hữu giá trị dinh dưỡng cao với các thành phần protein, vitamin A, vitamin D, axit amin,... Đặc biệt, loại thực phẩm này còn chứa omega 3 giúp trẻ tăng cường chức năng não bộ và phát triển thị lực.
Nếu mẹ đang tìm loại thực phẩm dinh dưỡng cho bé thì đừng quên thêm trứng vào thực đơn của con. Vì trứng bổ sung cho trẻ hàm lượng choline dồi dào - dưỡng chất thiết yếu giúp hình thành hệ tế bào não.
Cải bó xôi chứa nhiều dưỡng chất hỗ trợ trẻ phát triển xương, thị lực và não bộ như canxi, sắt, axit folic, vitamin C, vitamin A. Ngoài ra, loại rau này còn cung cấp nhiều nước, chất xơ hỗ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.
Để thiết kế chế độ ăn uống tăng cường dinh dưỡng cho bé, mẹ đừng bỏ qua khoai lang. Đây là loại củ chứa nhiều chất xơ giúp trẻ tiêu hóa thuận lợi và hạn chế táo bón. Đồng thời, khoai lang còn có anthocyanin hỗ trợ tăng cường trí nhớ và các loại vitamin A, E và E giúp phát triển thị lực của trẻ.
Mẹ nên bổ sung cho con các loại hạt như hạt óc chó, hạt lạc, hạt lanh,... Đây là nguồn cung cấp Omega (gồm DHA, EPA, ALA) có vai trò hình thành và phát triển não bộ. Vì thế khi được bổ sung đầy đủ axit béo Omega, trẻ sẽ tăng cường khả năng ghi nhớ, tập trung và học hỏi tốt hơn.
Bên cạnh bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cho bé, mẹ cũng nên hạn chế những thực phẩm không tốt cho trẻ như:
Các loại đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, bánh pizza, bánh rán, gà rán,... có chứa nhiều muối, chất béo bão hòa, đường và ít chất xơ. Vì thế, trẻ ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường.
Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ nên hạn chế nước ngọt có gas. Vì loại nước uống không lành mạnh này bổ sung rất ít chất dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều đường có thể khiến trẻ bị sâu răng và béo phì.
Caffein làm cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ và gây ra các vấn đề về dạ dày. Vì thế, mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng thực phẩm và đồ uống có caffein như trà, cà phê, sô cô la, nước tăng lực,...
Bài viết trên đây cung cấp những thông tin hữu ích về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng độ tuổi. Hy vọng những thông tin này có thể giúp mẹ thiết kế chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, từ đó giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh nhé.