Nhảy đến nội dung
quá trình phát triển của trẻ sơ sinh

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh ở tuổi đầu tiên

Nắm rõ các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết giúp bố mẹ chăm sóc trẻ hợp lý và khoa học. Nhờ đó, trẻ được khôn lớn khỏe mạnh và bắt kịp đà tăng trưởng ổn định.

1. Sự phát triển của trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên (0 tháng tuổi)

Thời điểm mới chào đời được 1 tuần, mẹ có thể nhìn thấy một số phản xạ từ trẻ như giật mình khi có tiếng động hay run người mỗi khi ngủ. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi chủ yếu phản ứng dựa vào khứu giác và xúc giác nên lời khuyên là mẹ hãy cố gắng tiếp xúc da kề da với con, để trẻ được quen với hơi ấm, từ đó cảm thấy an toàn trong thế giới mới lạ lẫm. 

Được 2 tuần tuổi, tuy trẻ sơ sinh chưa có nhiều hoạt động ngoài bú sữa, ngủ và đi vệ sinh nhưng mẹ vẫn có thể nhìn thấy sự khác biệt của con trong giai đoạn này. Ví dụ như trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường, đòi ăn sữa liên tục và thời gian ngủ mỗi đợt dài hơn so với lúc trước. 

quá trình phát triển của trẻ sơ sinh

Ở tuần thứ 3 sau khi sinh, em bé đã có thể nhìn và theo dõi đồ vật ở khoảng cách 10 - 15 cm, đồng thời cử động hai tay và hai chân linh hoạt hơn. Đặc biệt là trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi còn thích thú nếu mẹ ôm ấp, vuốt ve, hôn, cũng như bế con vào lòng. 

Đối với trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi, giai đoạn này con tiếp tục phát triển tầm nhìn tốt hơn. Thêm vào đó, trẻ rất thích mút ngón tay cái nhưng để tránh vi khuẩn từ tay đi vào cơ thể, gây rối loạn tiêu hóa của trẻ, mẹ hãy cho con ngậm núm vú giả đã được tiệt trùng. 

Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tuần ở tháng đầu tiên vô cùng rõ rệt. Vì thế mẹ cần chú ý theo dõi bé để có cách chăm sóc phù hợp.

2. Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh từ 1 - 3 tháng tuổi

Vào tuần thứ 5 sau khi sinh (tức là sau 1 tháng chào đời), cân nặng của em bé tăng lên 140 - 250g mỗi tuần và chiều cao tăng lên 10cm. Cùng với đó, trẻ 1 tháng tuổi có thể dễ dàng xác định hương sữa mẹ; đồng thời thị giác - thính giác phát triển, giúp trẻ quan sát tốt trong khoảng cách 25 - 30cm. 

giai đoạn 2 tháng tuổi, trẻ có nhiều thay đổi rõ rệt. Cụ thể là trẻ tăng cân 150 - 200g mỗi tuần, thị giác “tinh” hơn, nhận biết được thay đổi xung quanh và theo dõi chuyển động của mọi thứ.

3 tháng sau khi sinh, cân nặng và chiều cao của bé đã phát triển hơn trước. Thế giới của em bé cũng trở nên rực rỡ hơn vì giờ đây bé có thể phân biệt được màu sắc, nhất là màu đậm. Trẻ 3 tháng tuổi ít khóc so với giai đoạn đầu. Thay vào đó, trẻ cười nhiều hơn, phản ứng tích cực mỗi khi tương tác với bố mẹ. 

Một số hành động trẻ 1 - 3 tháng tuổi có thể làm được:

   • Giật, quơ tay, nắm chặt bàn tay hoặc đưa tay lên miệng.

   • Có biểu hiện trên gương mặt như mím môi, nhướng chân mày.

   • Tự nhấc đầu lên và nâng ngực bằng cánh tay, bàn tay và cổ tay. 

   • Mút tay, giữ chân hoặc thậm chí mút ngón chân như một trò tiêu khiển.

các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh

3. Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng: Từ 4 - 6 tháng tuổi con biết làm gì?

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi chủ yếu tập trung ở khía cạnh thể chất, cảm xúc và hành vi. Cụ thể, chiều cao - cân nặng trung bình của bé trai là 63,8cm và 7kg, đối với bé gái là 62cm và 6,4kg. Ở giai đoạn này, thị giác của bé đã hoàn thiện, có thể nhìn xa và quan sát ba chiều tốt hơn.

Em bé 5 tháng tuổi có thể phân biệt cảm xúc với giọng điệu của bố mẹ. Ví dụ như sợ hãi nếu bố mẹ trò chuyện lớn tiếng hoặc vui vẻ nếu bạn trò chuyện với giọng điệu nhẹ nhàng. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp của bé đã tiến bộ so với giai đoạn 4 tháng. Bằng chứng là bé phản ứng khi nghe ai đó gọi tên, mấp máy miệng và lưỡi tạo ra âm thanh khác nhau.

cột mốc phát triển 6 tháng, bé có thể ước tính khoảng cách, phân biệt màu sắc và giữ đồ vật trong tay cẩn thận. Bé thích ê a, trò chuyện với bố mẹ. Song, nếu phải tiếp xúc với người lạ thì bé trở nên nhút nhát và quấy khóc. 

Trẻ sơ sinh 4 - 6 tháng tuổi đã phát triển một số kỹ năng vận động như: 

   • Bé có thể ngồi thẳng lưng khi được bố mẹ hỗ trợ.

   • Nhiều bé đã lật người từ ngửa thành sấp và ngược lại.

   • Nhoài người, nâng ngực khỏi mặt sàn bằng tay khi được cho nằm úp.

   • Thực hiện động tác nhún nhảy, bằng cách co duỗi đầu gối.

   • Ăn được trái cây và rau quả (có kết cấu mềm, trơn, dễ nuốt).

   • Khi nằm, bé có thể lăn sang trái hoặc phải.

sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng

4. Trẻ sơ sinh từ 7 - 9 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Đối với các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh vào 7 tháng là thời điểm não bộ của bé hoàn thiện nhanh hơn so với cơ thể để thích nghi với môi trường xung quanh. Theo đó, em bé bắt đầu có ký ức và ghi nhớ giọng nói khác nhau; hiểu được từ “không” hoặc nhận ra tên gọi trong các cuộc trò chuyện. 

Trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi tiếp tục tăng trưởng thể chất tốt hơn. Cụ thể là bé trai có chiều cao - cân nặng 8,6kg và 70,5cm; trong khi bé gái thì nặng 7,7kg và cao 68,58cm. Ở giai đoạn này, em bé có phản ứng rất nhanh khi được gọi tên, trở nên hiếu động và tò mò khám phá thế giới xung quanh.

Bước vào giai đoạn 9 tháng tuổi, em bé đã có thể bập bẹ được những từ đơn giản như “mama, baba”, nhìn thấy toàn bộ màu sắc, ghi nhớ vị trí của đồ vật và bày tỏ lo lắng khi phải rời xa bố mẹ. Ở giai đoạn này, kỹ năng cầm - nắm cũng được hoàn thiện. Bé đã biết sử dụng ngón trỏ và ngón cái để giữ lấy đồ vật nhỏ, tập bốc thức ăn bằng tay và tự đút cho bản thân. 

Trẻ 7 - 9 tháng tuổi có thể làm được một vài hoạt động sau:

   • Định vị được đồ vật bị giấu.

   • Bắt đầu di chuyển cơ hàm để nhai thức ăn và khép miệng khi được cho ăn bằng thìa.

   • Nhai và nuốt thành thục.

   • Lăn tròn sang trái hoặc sang phải và có thể bò.

   • Bi bô tập nói, vẫy tay chào tạm biệt.

   • Chỉ hoặc ra hiệu cho bố mẹ là bé đang hứng thú với đồ vật nào đó.

trẻ sơ sinh phát triển như thế nào

5. Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh từ 10 - 12 tháng tuổi

Khi tìm hiểu sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng, nhiều mẹ không khỏi bất ngờ khi ở giai đoạn 10 tháng tuổi, khả năng nhận thức của bé đã phát triển tốt hơn so với lúc trước. Bằng chứng là bé hứng thú với âm nhạc (nhất là âm nhạc có giai điệu vui tươi, sôi động), bắt đầu phát triển sở thích cụ thể cho món ăn hoặc liên kết ý nghĩa của hành động, ví dụ như khi bố mẹ mặc quần áo mới, mang giày thì em bé hiểu được là bạn sắp đi ra ngoài. 

Một trong những thay đổi lớn nhất ở trẻ 11 tháng tuổi là cơ bắp săn chắc lại. Vì thế, trẻ có thể không còn vẻ ngoài mũm mĩm, đáng yêu như ban đầu. Ở giai đoạn này, bé bắt đầu chập chững những bước đi đầu tiên, chức năng não phát triển vượt bậc nên biết lắng nghe, làm theo những gì bố mẹ nói. Một số trẻ cũng biết giận hờn, buồn bã hoặc thích trêu chọc, đùa giỡn với người thân. 

Bước vào giai đoạn thôi nôi (12 tháng tuổi), cân nặng của bé tăng lên gấp 3 lần so với khi chào đời, đồng thời chiều cao tăng 50% và não bộ đạt 60% so với kích thước não của người trưởng thành. Cùng với đó, trẻ 12 tháng tuổi đã diễn đạt được nhu cầu cho bố mẹ, thông qua cử chỉ lắc đầu hoặc vươn tay và các kỹ năng vận động của trẻ gần như cũng được hoàn thiện.

Trẻ 10 - 12 tháng tuổi làm được các hoạt động như: 

   • Đứng lên khi được bố mẹ hỗ trợ hoặc có chỗ vịn.

   • Có thể sắp xếp đồ chơi, cốc hoặc bát.

   • Bé đã biết chỉ vào món đồ vật và di chuyển đến gần để lấy.

   • Tập đứng không cần bố mẹ hỗ trợ.

   • Tự bốc đồ ăn và dùng cốc uống nước.

   • Nhún nhảy theo bài hát quen thuộc, yêu thích.

quá trình trẻ sơ sinh phát triển

6. Phương pháp giúp trẻ sơ sinh phát triển tốt trong năm đầu tiên 

Ngoài nắm rõ quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng thì để trẻ tăng trưởng tốt hơn về kỹ năng vận động, ngôn ngữ, nhận thức và giao tiếp xã hội, bố mẹ hãy tham khảo một số phương pháp sau đây:

6.1. Tương tác với trẻ thường xuyên

Thông thường, trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ bằng cách lặp lại âm thanh đã được nghe mỗi ngày. Do đó, chuyên gia khuyến khích trong các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh, bố mẹ hãy luôn luôn tương tác, trò chuyện với con càng nhiều càng tốt, để trẻ biết giao tiếp một cách nhanh chóng.

6.2. Kể chuyện cho con nghe

Phụ huynh hãy kể chuyện hoặc thuật lại cho con sinh hoạt mỗi ngày của cả nhà. Đây cũng là bí quyết giúp trẻ tăng thêm vốn từ vựng và phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn. 

6.3. Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc

Nhiều nghiên cứu cho thấy, âm nhạc là một trong những phương tiện giúp trẻ sơ sinh phát triển não bộ, kích thích khả năng ghi nhớ và sáng tạo hiệu quả. Mẹ có thể lựa chọn các loại nhạc êm dịu, vui tươi như nhạc cổ điển, nhạc không lời hoặc những bài hát ru để giúp trẻ vừa ngủ ngon, vừa tăng cường tư duy. 

6.4. Cùng trẻ đọc sách

Đây cũng là một cách tăng cường tư duy và nhận thức của trẻ. Mẹ có thể lựa chọn các quyển sách ít chữ, nhiều hình ảnh và màu sắc bắt mắt, vừa thu hút hứng thú, vừa kích thích thị giác của trẻ phát triển. 

các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh

6.5. Chơi cùng con mỗi ngày

Bố mẹ có thể tổ chức một vài trò chơi để trẻ được khám phá và tương tác với thế giới xung quanh. Ngoài ra, trải nghiệm trò chơi giúp trẻ tăng sức mạnh cơ bắp, tăng khả năng vận động thể chất.

6.6. Khuyến khích trẻ vận động

Tùy vào sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng, trẻ có thể đạt được cột mốc vận động khác nhau như lật, lẫy, bò, trườn, ngồi, đứng, chạy, nhảy. Nhiệm vụ của bố mẹ là hãy khuyến khích trẻ luyện tập thường xuyên, đồng thời theo dõi, quan sát và hỗ trợ con khi cần thiết, để trẻ phát triển kỹ năng vận động, tăng cường sức khỏe tốt hơn. 

6.7. Đưa trẻ ra ngoài

Phụ huynh hãy thường xuyên đưa con đi dạo phố, công viên, sở thú hoặc bất cứ nơi nào yêu thích. Điều này vừa kích thích thị giác, vừa mở mang kiến thức và nhận thức của con về cuộc sống. 

7. Một vài lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên

Cuối cùng, để các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh được thuận lợi, con khôn lớn khỏe mạnh và tăng trưởng tốt thì đừng bỏ qua 4 lưu ý quan trọng sau đây:

7.1. Nuôi con bằng sữa mẹ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ sau sinh nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Sau đó tùy theo nhu cầu mà mẹ có thể kết hợp thêm sữa công thức cho trẻ.

Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên rất dễ bị tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,... Do đó mẹ hãy ưu tiên lựa chọn sữa công thức dễ tiêu hóa, có bổ sung các dưỡng chất giúp tăng đề kháng tự nhiên để con có thể phát triển toàn diện. 

7.2. Cẩn thận trong việc quấn tã

Trẻ sơ sinh tiểu tiện thường xuyên nên bố mẹ cần lưu ý thay tã cho bé từ 2 - 3 tiếng. Cách quấn tã phải đặc biệt cẩn thận. Không nên quấn chặt vì điều này khiến trẻ bị nóng, khó chịu và bí bách. Đồng thời, khiến khớp háng bị duỗi thẳng, ảnh hưởng đến sự phát triển chân sau này. 

bé sơ sinh phát triển qua từng tháng

7.3. Chú ý giữ ấm cho trẻ

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh là bố mẹ nên giữ ấm cho bé thường xuyên, tránh tình trạng con bị hạ thân nhiệt, ảnh hưởng đến sức đề kháng. Thông thường, ngoài quấn khăn và đắp chăn đầy đủ thì mẹ với bé nên nằm với nhau, để vừa truyền hơi ấm từ mẹ sang con, vừa giúp mẹ dễ dàng quan sát, chăm sóc con mọi lúc.

7.4. Cho trẻ tiêm phòng đúng lịch 

Tiêm phòng định kỳ là bí quyết đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng. Theo đó, trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi phải được tiêm các loại vắc xin phòng bệnh như viêm gan B, thủy đậu, bại liệt (IPV), phế cầu khuẩn liên hợp (PCV), cúm hoặc tiêu chảy do virus rota (RV). Lịch tiêm ở mỗi bệnh lý như thế nào dựa vào độ tuổi phát triển của mỗi trẻ. Hoặc, tốt hơn là hãy đưa con đi gặp bác sĩ để có đề xuất về lịch tiêm phòng phù hợp.

7.5. Theo dõi sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ

Sự tăng trưởng cân nặng và chiều cao ổn định, đạt chuẩn là một trong những yếu tố cho thấy trẻ đang phát triển ổn định. Mẹ có thể tham khảo bảng theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh TẠI ĐÂY

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong độ tuổi đầu tiên. Đối với mỗi giai đoạn, trẻ đều có thay đổi khác nhau về thể chất, não bộ và kỹ năng vận động.Vì thế, bố mẹ nên theo dõi, nắm rõ từng cột mốc phát triển, cũng như lưu ý cách chăm sóc phù hợp để bé yêu được khôn lớn khỏe mạnh.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
phương pháp steam là gì

Phương pháp STEAM là gì? Lợi ích với sự phát triển của trẻ

Phương pháp STEAM ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết phương pháp STEAM là gì và lợi ích của STEAM đối với sự phát triển trí não trẻ nhỏ. Ngay bây giờ, hãy cùng Friso tìm hiểu rõ hơn về phương pháp giáo dục STEAM nhé!