Nhảy đến nội dung
trẻ sơ sinh 11 tuần tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 11 tuần tuổi và cách chăm sóc

11 tuần tuổi tức là em bé của mẹ đã gần được 3 tháng rồi đấy. Trong giai đoạn này, con có nhiều sự thay đổi bất ngờ về cả thể chất, trí tuệ, cảm xúc và ngôn ngữ. Hãy cùng Friso tìm hiểu các mốc phát triển của trẻ sơ sinh 11 tuần tuổi, xem thử con đã biết làm những gì trong bài viết dưới đây nhé!

1. Sự phát triển thể chất của trẻ 11 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh 11 tuần tuổi có tốc độ phát triển khá nhanh, chân tay con duỗi thẳng và trở nên chắc khỏe hơn nhờ sự tăng lên của cơ bắp, mỡ. Lúc này, trẻ đạt được mức chiều cao, cân nặng như sau:

   • Với bé gái: Nặng khoảng 5.1 - 5.8kg, cao khoảng 57.1 - 59.8cm.

   • Với bé trai: Nặng khoảng 5.6 - 6.4kg, cao khoảng 56.4 - 59.3cm. 

Xem thêm: Bảng chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chuẩn WHO

2. Khám phá các cột mốc phát triển của trẻ 11 tuần tuổi

Em bé 11 tuần tuổi biết làm gì? Dưới đây là sự phát triển của trẻ sơ sinh 11 tuần tuổi mà mẹ cần biết.

   • Tay chân cử động tốt hơn, có sự kiểm soát ở cơ bắp.

   • Có thể giữ đầu vững ở tư thế thẳng người.

   • Chống tay nâng ngực khi nằm sấp.

   • Dùng tay với lấy các đồ vật và cho vào miệng.

   • Có sự tập trung vào các đồ vật nhỏ.

   • Bé có thể nhận ra giọng nói của người thân và có phản ứng như cười, đập tay liên tục.

   • Hình thành các nét tính cách thông qua biểu hiện trên gương mặt và cách trẻ tương tác với mọi người. 

sự phát triển của trẻ sơ sinh 11 tuần tuổi

3. Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh 11 tuần khỏe mạnh

Sau khi đã nắm được các mốc phát triển của trẻ 11 tuần tuổi, mẹ sẽ dễ dàng quan sát và có cách chăm sóc trẻ phù hợp để con luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Sau đây là 5 yếu tố mẹ cần chú ý khi chăm sóc con yêu. 

3.1. Chế độ dinh dưỡng

Vào tuần tuổi thứ 11, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh 11 tuần tuổi uống bao nhiêu sữa? Giai đoạn này trẻ bắt đầu bú sữa nhiều hơn, khoảng 120ml/cữ, trung bình 6 - 7 cữ/ngày. Hơn nữa, đôi khi trẻ sẽ hơi khó tính, vừa bú xong lại đòi bú tiếp hoặc ngậm ti mẹ ngay cả khi đã no bụng.

Bài viết tham khảo: Nhận biết những dấu hiệu bé bú không đủ sữa mẹ

3.2. Giấc ngủ

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 11 tuần tuổi ngắn hơn so với trước đây, khoảng 15 giờ/ngày. Theo đó, vào ban đêm trẻ sẽ ngủ khoảng 8 - 9 giờ, thời gian còn lại là các giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Lúc này, mẹ đã đỡ vất vả hơn khi trẻ có thể ngủ được xuyên đêm, ít khi thức dậy giữa chừng. 

Ngoài ra, mẹ có thể nhận biết trẻ buồn ngủ dựa vào các dấu hiệu như dụi mắt, ngáp, quấy khóc và nên ru trẻ ngủ ngay, nếu qua cơn buồn ngủ thì trẻ sẽ rất khó ngủ và trở nên gắt gỏng hơn. Thêm nữa, khi trẻ ngủ, mẹ cũng cần giữ cho không gian xung quanh yên tĩnh, không quá sáng để con ngủ được sâu giấc. 

3.3. Các hoạt động kích thích phát triển

Ngoài việc ăn ngủ, mẹ cũng nên thường xuyên nói chuyện với bé 11 tuần tuổi, chơi ú òa, nghe nhạc, để con chơi đồ chơi khi nằm sấp. Điều này giúp tăng khả năng giao tiếp của trẻ, kích thích con nói tốt hơn; tăng khả năng nhận thức, phản ứng với âm thanh và kích thích con tập bò. 

Gợi ý: Những hoạt động giúp trẻ phát triển kỹ năng sống ngay khi vừa chào đời

3.4. Tiêm ngừa đầy đủ

Mẹ đừng quên theo dõi lịch tiêm phòng từ Bộ Y tế để đưa trẻ đi tiêm ngừa đúng thời gian và đủ số mũi, bảo vệ con khỏi các tác nhân xấu và ngăn ngừa mắc các bệnh uốn ván, ho gà, bạch hầu, bại liệt, Rotavirus. 

3.5. Một số vấn đề khác của trẻ

Hội chứng đầu phẳng

Nếu trẻ nằm ngửa quá nhiều, phần đầu tiếp xúc với mặt phẳng trong thời gian dài có thể khiến đầu trẻ bị bẹp, không cân xứng. Với tình trạng đầu phẳng nhẹ sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, nhưng nếu đầu phẳng ở mức trung bình và nặng có thể gây chậm phát triển, khó nói, vẹo cột sống, loạn thị…

Cách để cải thiện và ngăn ngừa hội chứng đầu phẳng là mẹ nên tăng thời gian nằm sấp cho trẻ khi thức, ít nhất 3 lần/ngày, mỗi lần từ 10 - 15 phút. Nếu trẻ đã bị đầu bẹp thì phương pháp vật lý trị liệu, gồm các bài tập cho chứng vẹo cổ và thay đổi tư thế nằm ngủ sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Khóc có mục đích

Giờ đây tiếng khóc của trẻ 11 tuần tuổi đã có sự thay đổi, con nhận thức được việc có thể có thứ mình muốn bằng việc khóc, khóc thật to. Chính vì thế mà mẹ cũng sẽ phân biệt được là con đang khóc thật hay khóc mè nheo.

Dành cho mẹ: Trẻ sơ sinh khóc nhiều do đâu và cách khắc phục

trẻ sơ sinh 11 tuần tuổi khóc có mục đích

Tuần khủng hoảng (wonder week 3)

Tuần khủng hoảng thứ 3 bắt đầu từ giữa tuần 11 đến giữa tuần 12, lúc này trẻ sẽ rất khó chịu, khóc nhiều, cáu kỉnh với mọi người, ngủ ít và lười bú. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng đâu vì đây là giai đoạn cần thiết cho sự phát triển của con. Khi vượt qua khoảng thời gian này, trẻ sẽ có nhiều sự thay đổi mới như biết lật ngửa, lật sấp, lẫy, ngóc đầu, xoay đầu theo nhiều hướng và cười nhiều hơn.

4. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, mẹ không cần quá lo lắng nếu con mình chưa đạt được một cột mốc nào đó. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp mẹ cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường như trẻ không phản ứng với âm thanh, không có sự tương tác với đồ vật, không nâng đầu được, sốt cao, tiểu nhỏ giọt hoặc ít, khóc kéo dài,...

Qua bài viết trên, hẳn là mẹ đã nắm được sự phát triển của trẻ sơ sinh 11 tuần tuổi rồi. Bên cạnh đó, đừng quên cho trẻ bú đủ lượng sữa, ngủ đủ giấc, thực hiện các hoạt động thúc đẩy sự phát triển, tiêm phòng và chú ý các vấn đề bất thường ở con yêu mẹ nhé. 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ 2 tuổi quấy khóc không rõ nguyên nhân

Trẻ 2 tuổi quấy khóc không rõ nguyên nhân: Mẹ nên làm gì?

Trẻ 2 tuổi quấy khóc không rõ nguyên nhân, nhiều nhất vào ban đêm khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Bởi lẽ, nếu tình trạng kéo dài, con thường mệt mỏi, cáu gắt, khó ngủ sâu giấc và biếng ăn, về lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường. Vậy phụ huynh nên làm gì để khắc phục hiệu quả vấn đề này? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau nhé!