7 yếu tố ảnh hưởng sự phát triển của trẻ mà mẹ nên biết
Từ khi mang thai đến khi con chào đời, điều mong mỏi lớn nhất của cha .... read more
Cân nặng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bác sĩ có thể xác định xem trẻ sơ sinh có đang phát triển tốt hay không. Điều này có ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển thể chất và tinh thần sau này của trẻ. Vậy, trẻ sơ sinh tháng đầu tăng bao nhiêu kg thì đủ?
Theo WHO - Tổ chức Y tế thế giới, tiêu chuẩn của quá trình tăng cân của trẻ sơ sinh như sau:
Đây là tiêu chuẩn tăng cân ở trẻ sơ sinh chung. Mỗi trẻ sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau và có thể sẽ khác so với tiêu chuẩn trên.
> Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cân nặng của trẻ sơ sinh được quyết định dựa trên các yếu tố sau:
Có những trường hợp tăng cân ở trẻ sơ sinh quá nhanh hoặc quá chậm, cả hai điều này đều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ.
Trẻ tăng cân quá nhanh, đặc biệt khi bắt đầu chế độ ăn dặm, chỉ số cân nặng tăng nhanh trong 2 năm đầu đời dễ dẫn đến tình trạng béo phì khi trưởng thành. Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường loại 2.
Trẻ tăng cân chậm có thể gây suy dinh dưỡng, cấu trúc cơ yếu, vấn đề tim mạch, tăng trưởng cơ thể kém, sức đề kháng suy giảm và không đủ năng lượng để hoạt động. Trẻ sơ sinh tăng cân chậm có thể do bú mẹ không đúng cách, mẹ không có nhiều sữa, thời gian bú ít hoặc trẻ không khỏe.
Để trẻ sơ sinh tăng cân đều, mẹ nên áp dụng những cách sau:
Trẻ sơ sinh cần được ngủ từ 15 - 16 giờ mỗi ngày. Đây là thời điểm mà tuyến yên sẽ tiết hormone để trẻ phát triển cân nặng và chiều cao. Vì thế, mẹ cần tạo không gian yên tĩnh để trẻ ngủ sâu và đủ giấc hơn.
Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn vào 2 - 3 giờ/lần hoặc nhiều hơn khi trẻ đòi bú mẹ.
Thường xuyên massage nhẹ nhàng cho con, vừa giúp trẻ thư giãn, ngủ ngon giấc vừa tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, để trẻ hấp thụ dưỡng chất tốt và tăng cân.
Mẹ cần nạp nhiều dinh dưỡng hơn để có sữa cho con bú. Một số loại thực phẩm mà mẹ nên ăn như rau xanh, thịt cá, trứng, sữa, chuối, bơ, các loại đậu, các loại hạt…
Không nên cho trẻ sơ sinh sử dụng núm vú giả trong 4 - 6 tuần sau khi sinh. Ngậm núm vú giả sớm có thể khiến con không muốn bú mẹ.
Nếu tình trạng cân nặng của trẻ sơ sinh không cải thiện, mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời.
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về tăng cân ở trẻ sơ sinh và lời giải dành cho các mẹ
Tăng cân có thể là dấu hiệu con bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt. Lúc này, không chỉ cân nặng mà chiều dài và chu vi vòng đầu của con cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Sự tăng trưởng ở trẻ sơ sinh này thường xảy ra khi con được 2 tuần, 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi.
Trẻ tăng cân quá nhanh không tốt bởi dễ dẫn đến tình trạng béo phì. Trong khi đó, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường loại 2.
Nguyên nhân khiến trẻ bị tăng cân trong tháng đầu có thể do con không ngậm vú mẹ đúng cách, thời gian bú không hợp lý, bé đang mắc bệnh, mẹ ít sữa,...
Qua bài viết trên, chắc hẳn mẹ đã hiểu rõ về vấn đề tăng cân ở trẻ sơ sinh. Ở mỗi trẻ sẽ có những nhịp tăng trưởng khác nhau, có trẻ tăng cân nhanh, có trẻ lại tăng cân chậm so với các bạn đồng trang lứa. Mẹ nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất, theo dõi cân nặng của trẻ và tham vấn bác sĩ nếu cần nhé.