Các loại vitamin tăng đề kháng cho bé và cách bổ sung hiệu quả
Đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể trước quá trình xâm nhập và t.... read more
Ăn dặm được xem là bước ngoặt quan trọng trong những năm đầu đời của bé, đánh dấu thời điểm bé dần chuyển từ tiêu thụ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang những thức ăn rắn hơn. Giai đoạn này vô cùng cần thiết bởi:
• Cung cấp sắt và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho sự tăng trưởng và phát triển của bé khi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ.
• Giúp trẻ tập ăn, cho trẻ trải nghiệm mùi vị và kết cấu mới từ nhiều loại thực phẩm.
• Hỗ trợ phát triển răng, hàm và kỹ năng nhai của bé.
• Ngoài ra, đây cũng là nền tảng để bé có thể phát triển ngôn ngữ về sau.
Tuy nhiên bố mẹ cần cho trẻ ăn đúng thời điểm và chọn đúng loại thực phẩm cho bé ăn dặm để đảm bảo cho trẻ có thể hấp thụ tốt các dưỡng chất mà không gặp trở ngại hay nguy hiểm nào.
>> Xem thêm: Có nên cho bé 4 tháng tuổi ăn dặm?
Có không ít bố mẹ nhầm tưởng rằng việc cho con ăn dặm sớm sẽ giúp bé có đủ chất dinh dưỡng và cứng cáp hơn. Vì vậy, không quá khó hiểu khi có rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc bột ăn dặm cho trẻ dưới 5 tháng tuổi nào tốt.
Tuy nhiên, việc tập cho bé ăn dặm ở giai đoạn này là quá sớm do:
• Cơ thể bé chưa có đủ men amylase để tiêu hóa tinh bột nên dễ bị dị ứng thực phẩm.
• Việc sử dụng các loại bột ăn dặm cho bé dưới 5 tháng tuổi còn khiến bé no bụng, bú ít đi, dẫn đến thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng từ sữa mẹ.
• Nguy cơ, giảm sức đề kháng, rối loạn chuyển hóa và dễ bị còi xương chậm lớn.
Vì vậy, bố mẹ đừng nôn nóng lựa chọn các loại bột ăn dặm cho bé 3 tháng tuổi hoặc 4, 5 tháng tuổi để cho con ăn dặm sớm. Vậy đâu sẽ là thời điểm nên cho bé ăn dặm là tốt nhất?
Các tổ chức y tế hàng đầu trên thế giới như WHO, CDC, UNICEF,... khuyến cáo chỉ nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi. Nguyên nhân là vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc này mới có đầy đủ các men để tiêu hóa thức ăn.
Ngoài ra, trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé bắt đầu tăng lên khoảng gần 700 kcal/ngày, trong khi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày. Do vậy, nếu cho bé từ 6 tháng tuổi ăn dặm đúng cách sẽ bù đắp được khoảng cách thiếu hụt năng lượng, hỗ trợ bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
Trong khi đó, nếu cho bé ăn dặm muộn (sau 6 tháng tuổi), nhiều khả năng trẻ sẽ bị đứng cân và còi cọc vì lúc này sữa mẹ không còn cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, thời điểm ăn dặm của các bé có thể khác nhau nên bố mẹ có thể nhận biết trẻ đã sẵn sàng ăn dặm bằng các dấu hiệu như:
• Cân nặng bé tăng gấp đôi so với khi sinh.
• Bé có thể giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi cân bằng.
• Bé tỏ ra thích thú với thức ăn khi người lớn đưa cho.
• Bé biết cách tự lấy thức ăn và đưa vào miệng.
• Bé biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
• Bé ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.
• Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ ra ngoài.
Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên, bố mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Tốt nhất, bố mẹ hãy thử những loại thức ăn mềm trước để tránh trường hợp bé bị nghẹn. Lưu ý nếu thấy bé đẩy thức ăn ra khỏi miệng thì đừng ép con vì có thể bé chưa sẵn sàng. Thay vào đó bố mẹ cần kiên trì thử lại ở những lần sau bởi thường phải sau 6-10 lần trẻ mới chấp nhận thức ăn mới và thích thú chúng sau 12-15 lần tiếp theo.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bố mẹ đã biết được khi nào nên cho trẻ ăn dặm để tốt cho sức khỏe. Vì vậy, thay vì tìm kiếm các loại bột cho bé dưới 5 tháng tuổi, bố mẹ nên tìm hiểu các tiêu chí chọn bột ăn dặm cho con cũng như các kiến thức dinh dưỡng cần thiết để đồng hành cùng bé trong giai đoạn ăn dặm khi đã đủ 6 tháng tuổi (theo khuyến cáo của WHO).
Theo đó, khi chọn bột ăn dặm cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý 5 tiêu chí sau:
Sau đây là giải đáp về một số vấn đề bố mẹ thường gặp khi cho bé ăn dặm.
Nếu có đủ thời gian, bố mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo để tập cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, khi nấu cháo, bố mẹ cũng cần tuân theo nguyên tắc “loãng - đặc”. Điều này có nghĩa thời gian đầu, bố mẹ nên nấu cháo thật loãng hoặc nghiền cháo, sau đó mới chuyển sang cho trẻ ăn cháo đặc hơn.
>>> Xem ngay: Cách làm cháo cá hồi bổ dưỡng dành cho bé ăn dặm
Để đảm bảo bé phát triển cân nặng và thể chất đầy đủ, bố mẹ cần thiết lập thực đơn cho bé ăn dặm một cách khoa học, có sự thay đổi theo từng tháng. Dưới đây là gợi ý biểu đồ ăn dặm (food chart) cho bé theo từng tháng.
Ăn dặm là bước khởi đầu cho bé tập làm quen với thức ăn rắn hơn sữa mẹ, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, nên tuân thủ theo các khuyến cáo của Bộ Y Tế, tuyệt đối không vì tâm lý nôn nóng mà sử dụng các loại bột ăn dặm cho bé dưới 5 tháng tuổi.