Nhảy đến nội dung
thực đơn cho bé bị táo bón

Thực đơn cho bé bị táo bón nhanh khỏi, đi ngoài dễ dàng

Cải thiện chứng táo bón cho trẻ không quá khó, nếu phụ huynh biết cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung các thực phẩm giàu chất nhuận tràng tự nhiên. Trong bài viết hôm nay, Friso sẽ mách mẹ thực đơn cho bé bị táo bón chuẩn khoa học, giúp con dễ tiêu hóa và đi ngoài hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!

1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé bị táo bón

Trước khi lên thực đơn mẹ cần “ghi nhớ” một số nguyên tắc, nhằm giúp trẻ vừa cải thiện được tình trạng táo bón vừa đảm bảo hấp thu đầy đủ dinh dưỡng:

1.1. Tăng cường chất xơ

Đối với trẻ bị táo bón khi ăn dặm, nguyên tắc cần lưu ý là nên bổ sung đủ các thực phẩm giàu chất xơ vào khẩu phần ăn của con. Đây là một dưỡng chất có lợi cho đường ruột, hỗ trợ làm mềm phân và tăng khối lượng phân để dễ đào thải ra ngoài.

thực đơn cho bé bị táo bón 2

 

1.2. Cho trẻ uống nước đầy đủ

Đi cùng với việc tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn, mẹ đừng quên cho con uống nước đầy đủ. Việc này có tác dụng hỗ trợ đẩy chất xơ qua ruột tốt hơn, nhờ đó phân không bị khô cứng, trẻ đi ngoài dễ dàng. Theo đó, tùy theo lứa tuổi mà lượng nước bổ sung sẽ khác nhau.

  • Trẻ dưới 6 tháng không cần bù nước, vì con đã hấp thu đủ qua sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Trẻ 6 - 12 tháng: 200 - 300ml/ngày.
  • Trẻ 1 - 3 tuổi: 500 - 600ml/ngày.
  • Trẻ 3 - 5 tuổi: 1000ml/ngày.
  • Trẻ từ 10 tuổi: 1,5 - 2l/ngày. Nước có thể ở các dạng nước lọc, nước hoa quả, nước canh, nước sinh tố…

1.3. Chọn sữa tốt cho tiêu hóa, giàu chất xơ

Một trong những sai lầm khi chăm sóc khiến trẻ bị táo bón nặng, là chọn loại sữa chứa hàm lượng đạm cao và khó tiêu hóa. Do đó, bên cạnh chú trọng dinh dưỡng hàng ngày, mẹ nên tìm hiểu các loại sữa mát cho trẻ. Ưu tiên sữa công thức chứa đạm nhỏ, mềm, tự nhiên và bổ sung chất xơ cho quá trình tiêu hóa của bé tốt hơn.

1.4. Các nguyên tắc khác

Trong quá trình xây dựng thực đơn cho bé bị táo bón, các mẹ cũng cần lưu ý:

  • Với trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón, mẹ nên bổ sung các loại rau, trái cây giàu nước và chất xơ, đồng thời tránh tiêu thụ thực phẩm cay, nóng.
  • Nên cho trẻ lớn (trẻ 3 tuổi trở lên) ăn rau nguyên lá, không cần cắt nhỏ giúp con tập phản xạ nhai để kích thích bài tiết các men tiêu hóa.
  • Thịt trong thực đơn cho trẻ 6 tháng bị táo bón trở lên được khuyến khích khoảng 1 lần/tuần. Những ngày còn lại, mẹ nên ưu tiên chế biến các loại cá ít chất béo ở dạng luộc, hấp hoặc nướng.

2. Thực đơn cho trẻ táo bón: Nên và không nên có thực phẩm nào?

Bên cạnh bỏ túi những nguyên tắc xây dựng thực đơn cho con kể trên, mẹ cũng đừng bỏ qua những gợi ý thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ như sau:

2.1. Những thực phẩm nên ăn:

  • Các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu (đậu đen, đậu lăng, đậu gà), các loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng, hồ đào), rau xanh (mồng tơi, súp lơ, rau bina, rau diếp cá…), hoa quả (mận khô, cam, bưởi, đu đủ, chuối tiêu, lê, táo…).
  • Các loại củ như khoai lang, củ cải đường.
  • Bánh mì làm từ bột mì nguyên cám, lúa mạch đen hoặc lúa mì.
  • Thực phẩm giàu Kẽm và Magie giúp tăng cường hoạt động của ống tiêu hóa và đại tràng, thường có nhiều trong vừng đen, hạt lanh, hạt hướng dương, tôm, cua, thịt bò, hàu…
thực đơn cho bé bị táo bón 5

 

2.2. Những thực phẩm cần tránh:

  • Các món ăn từ ngũ cốc tinh chế như gạo xay trắng, bột mì, bột gạo. Bởi loại thực phẩm này đã trải qua quá trình tinh luyện, xử lý để loại bỏ cám và mầm nên chứa rất ít chất xơ.
  • Đồ chiên rán, thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn chứa nhiều chất béo xấu, chất bảo quản… có thể gây khó khăn cho quá trình đại tiện, khiến tình trạng táo bón ở trẻ nghiêm trọng hơn.
  • Cà rốt chứa lượng chất xơ lớn không hòa tan, nếu ăn quá nhiều sẽ làm trẻ đi ngoài phân cứng.

Xem thêm: Thực phẩm cần tránh để không làm trẻ bị táo bón

3. Tham khảo thực đơn cho bé bị táo bón đơn giản mà hiệu quả

Dưới đây là thực đơn dành cho trẻ bị táo bón mẹ có thể tham khảo:

3.1. Thực đơn cho trẻ trong bữa sáng

Một bữa sáng dinh dưỡng sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cả ngày dài của trẻ. Nhưng cần lưu ý, mẹ chỉ nên cho con ăn vừa sức, không nên ép ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Một số món ăn mẹ nên nấu vào bữa sáng như:

  • Cháo gà, cháo thịt lợn.
  • Bột yến mạch chưng cách thủy, bánh kếp bí hoặc bí đỏ.
  • Cháo kê, pho mát, hỗn hợp mận khô và nho khô
  • Trứng bác.
  • Cháo kê nấu cùng mật ong, cá nướng.
thực đơn cho bé bị táo bón 6

 

3.2. Thực đơn bữa trưa của bé

Tương tự, vào bữa trưa mẹ cũng không nên cho bé ăn quá no. Điều này nhằm giúp hệ tiêu hóa của bé có đủ thời gian để kịp tiêu hóa hết lượng thức ăn cho những bữa sau.

  • Cá kho tộ, canh rau ngót nấu thịt, cơm.
  • Súp rau, gà luộc với súp lơ, món ăn từ trái cây sấy khô.
  • Thịt bò xào rau củ, canh mồng tơi, cơm.
  • Súp-xay nhuyễn từ bí đỏ, gà tây hầm với rau, rau diếp.
  • Đậu phụ nhồi thịt sốt, canh tôm nấu bí, cơm.
  • Trứng thịt xào cà chua, canh cải xoong nấu thịt, cơm.

3.3. Thực đơn cho bé bị táo bón bữa tối

Thực đơn ăn uống lành mạnh của con nên được kết thúc bằng một bữa tối đơn giản, nhẹ bụng nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng. Một số gợi ý thực đơn cho trẻ bị táo bón vào bữa tối hợp lý như:

  • Rau cải luộc, một miếng cá nướng không dầu hoặc hấp, cơm.
  • Súp gà có nấm, ngô non, bí ngô luộc, thịt kho nhạt.
  • Thịt hầm phô mai, sữa chua, trà xanh.
  • Mì sốt thịt bằm, súp lơ xanh luộc, tráng miệng hoa quả.
  • Cháo kiều mạch với sữa chua ăn kèm nho khô.

3.4. Thực đơn ăn nhẹ trong ngày

Bên cạnh các bữa ăn chính, mẹ cũng nên cho trẻ ăn nhẹ để cung cấp năng lượng cho cơ thể, hạn chế cơn đói giữa các bữa ăn. Trong đó, các món ăn vặt tốt cho trẻ gồm có sữa, trái cây kết hợp sữa chua, phô mai. Hoặc mẹ có thể tham khảo thêm một số cách chế biến lạ miệng, dễ làm khác như bánh flan, rau câu, bắp xào… giúp con ăn ngon hơn.

thực đơn cho bé bị táo bón 7

 

4. Gợi ý các món ăn dặm dễ nấu cho bé bị táo bón mọi độ tuổi

Mẹ hãy lưu ngay một vài món ăn sau đây để thay đổi khẩu vị, giúp bé vượt qua nỗi ám ảnh táo bón nhanh chóng:

- Cháo mồng tơi nấu ngao: Bé bị táo bón nên ăn cháo gì? Mẹ hãy nấu cháo ngao với rau mồng tơi để hỗ trợ tăng cường chuyển hóa thức ăn, qua đó đẩy lùi chứng táo bón ở trẻ. Bằng cách đem ngao đi rửa sạch, luộc chín và xay nhuyễn phần thịt. Thêm nước luộc ngao, thịt ngao, rau mồng tơi đã rửa sạch, xay nhuyễn và bột ăn dặm vào nồi. Khuấy đều cho đến khi cháo chín thì tắt bếp.

-  Cháo đậu bắp: Cháo đậu bắp là một gợi ý tốt nếu bố mẹ không biết bổ sung món gì vào thực đơn cho bé bị táo bón. Không chỉ chứa nhiều chất xơ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón, đậu bắp còn cung cấp các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Canxi, Kali, vitamin K, vitamin C… Cách làm như sau: Rửa sạch tôm, bóc vỏ, băm nhuyễn rồi thái lát mỏng đậu bắp đã sơ chế sạch sẽ. Cho tôm và bột ăn dặm vào nồi, khuấy đều, nêm gia vị vừa ăn. Cuối cùng cho đậu bắp vào đợi chín thì tắt bếp, cho bé dùng lúc cháo còn ấm.

- Sinh tố bơ chuối: Kết hợp bơ và chuối chín giàu vitamin, chất xơ là thức uống rất tốt cho hệ tiêu hóa và cải thiện chứng táo bón ở trẻ. Theo đó, mẹ nghiền nhuyễn bơ và chuối, sau đó thêm 2-3 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức vào là hoàn thành.

- Khoai lang trộn sữa: Rửa sạch khoai lang, sau đó thái miếng và hấp chín. Tiếp đến mẹ nghiền khoai lang thành hỗn hợp mịn, rồi thêm sữa bột hoặc sữa mẹ vào. Đây là món ăn cho trẻ 7 tháng bị táo bón giàu chất xơ, hỗ trợ làm phân mềm xốp và giúp bé đi ngoài suôn sẻ.

thực đơn cho bé bị táo bón 8

 

5. Một số lưu ý khi chăm sóc giúp cải thiện táo bón ở trẻ

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, mẹ cũng nên giúp trẻ táo bón thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh hơn bằng cách:

  • Tập cho con thói quen đi ngoài đúng giờ, nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột tăng.
  • Khuyến khích con tập thể dục thể thao thường xuyên, giúp tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn để kích thích đi ngoài.
  • Thường xuyên massage bụng cho trẻ bị táo bón khi ngủ dậy vào buổi sáng, sau khi tắm xong hoặc trước khi đi ngủ. Tránh mát xa khi con vừa ăn no vì có thể khiến bé mệt mỏi, nôn trớ.
  • Tránh tự ý sử dụng men vi sinh trị táo bón khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu dùng lâu dài có thể tác động xấu đến khả năng cân bằng đường ruột của cơ thể bé.
  • Không lạm dụng thuốc thụt hậu môn có thể gây trầy xước, chảy máu hậu môn của trẻ.

Có thể mẹ quan tâm: Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không? Liệu có an toàn cho trẻ?

Trên đây bài viết đã chia sẻ cho mẹ cách xây dựng thực đơn cho bé bị táo bón đơn giản tại nhà. Hy vọng qua đó mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích để bổ sung dinh dưỡng, đẩy lùi tình trạng táo bón ở trẻ hiệu quả.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
hậu quả của táo bón ở trẻ em

Cẩn trọng với 10 hậu quả của táo bón ở trẻ em

Tình trạng táo bón ở trẻ em khá phổ biến với ít nhất 30% trẻ mắc bệnh cần được chăm sóc và điều trị tích cực. Đặc biệt, cha mẹ cần cẩn trọng với 10 hậu quả của táo bón ở trẻ em sau đây để có cách phòng tránh căn bệnh tưởng chừng là thông thường này. Cùng Friso tìm hiểu ngay nhé!