Nhảy đến nội dung
trẻ 14 tháng biết làm gì

Trẻ 14 tháng biết làm gì? Mách mẹ cách chăm sóc con phù hợp

Ở giai đoạn biết đi, bắt đầu thích thú khám phá thế giới xung quanh, trẻ 14 tháng biết làm gì và cần được chăm sóc thế nào để phát triển ổn định và toàn diện? Nếu mẹ cũng đang có con trong độ tuổi này thì cùng tham khảo bài viết sau đây để có thêm kiến thức bổ ích, đồng hành cùng con khôn lớn khỏe mạnh nhé!

1. Sự phát triển của trẻ 14 tháng tuổi

Chạm ngưỡng 14 tháng tuổi, trẻ đạt những cột mốc phát triển nhất định, bao gồm:

1.1. Phát triển về thể chất

Không ít mẹ băn khoăn trẻ 14 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Theo tiêu chuẩn cân nặng của trẻ nhỏ từ WHO, cân nặng trung bình của bé gái trong khoảng 7,5kg đến 12,2 kg, bé trai có thể nặng từ 8,2kg-12,4kg. Về chiều cao, bé gái có thể đạt 71cm-81,7cm, trong khi bé trai cao từ 73,4cm-78cm. 

Cùng với sự phát triển về cân nặng và chiều cao, khả năng vận động của trẻ cũng có những thay đổi nhất định. Cụ thể, con có thể tự di chuyển với những bước đi chập chững nhưng còn yếu ớt, cũng như muốn leo trèo tìm hiểu thế giới xung quanh. Trẻ cũng bắt đầu thích khám phá ngăn tủ, hộc bàn để tìm kiếm, cầm nắm và chơi với đồ vật. Do đó đây cũng là lúc cha mẹ nên quan sát trẻ kỹ hơn để tránh con yêu bị ngã hoặc vô ý làm hư hỏng vật dụng trong nhà.

Sự phát triển của trẻ 14 tháng tuổi

 

1.2. Phát triển về ngôn ngữ

14 tháng là độ tuổi trẻ có xu hướng bắt chước các hành động của người lớn, đồng thời có thể hiểu nhiều hơn những gì cha mẹ nói. Dù lúc này vẫn chưa biết nói nhưng con vẫn bập bẹ “ê a” khi nghe cha mẹ nói chuyện. Vì thế, cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện cùng con để kích thích khả năng ngôn ngữ của con

Trẻ 14 tháng tuổi chưa biết nói: Vì sao và nên làm gì?

Quá trình tập nói của trẻ từ 1-3 tuổi diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc và thể trạng của trẻ và điều kiện tiếp xúc. Ngoài ra, khả năng ngôn ngữ của bé trai sẽ có phần chậm hơn bé gái. Vì thế, trẻ 14 tháng tuổi chưa biết nói, chỉ biết “bập bẹ” những từ đơn như “ba”, “ma”,... là hiện tượng bình thường. 

Lúc này, cha mẹ nên cung cấp nhiều vốn từ cho con, đặc biệt là những âm đơn có nghĩa, tránh nói những câu dài làm trẻ khó nghe và nói theo. Sau khi trẻ đã học được vốn từ kha khá, bạn có thể tập cho trẻ nói câu ngắn hai từ, rồi dần thành câu dài hoàn chỉnh. Đồng thời, phụ huynh cũng nên tập cho con cách bộc lộ nhu cầu bằng hoạt động phát ra âm thanh, thay vì dùng cử chỉ. Đặc biệt hơn, bạn cần để con thường xuyên tiếp xúc với mọi người, nhất là những bạn nhỏ bằng tuổi giúp con tự tin hơn khi giao tiếp.

 

1.3. Phát triển về cảm xúc

Trẻ 14 tháng tuổi tỏ vẻ thích thú khi gặp các bạn nhỏ cùng trang lứa, dù lúc này con vẫn chưa sẵn sàng để tương tác. Tuy nhiên, khi càng tiếp xúc với bạn bè và mọi người xung quanh, trẻ sẽ càng phát triển khả năng bộc lộ cảm xúc. Đồng thời, con cũng sẽ hiểu hành động của mình có sức tác động đến người khác.

2. Vậy trẻ 14 tháng biết làm gì? 

Không ít phụ huynh có con nhỏ thắc mắc trẻ 14 tháng biết làm gì? Theo các chuyên gia, ở độ tuổi này, con có những hành động như:

  • Uống nước bằng cốc. 
  • Phản ứng lại khi được gọi đúng tên.
  • Cầm nắm, nhặt, kéo và thả đồ vật.
  • Leo trèo với sự hỗ trợ từ cha mẹ.
  • Có thể tự đút thức ăn cho mình bằng ngón cái và ngón trỏ.
  • Lấy đồ chơi ra khỏi hộp và bỏ vào chỗ cũ.
  • Thể hiện sự yêu thích với một món đồ chơi.
  • Có thể rướn người lên bằng nửa thân sau. 
Chơi và tương tác với trẻ 14 tháng

 

3. Chăm sóc cho trẻ 14 tháng như thế nào để con khôn lớn khỏe mạnh?

Bên cạnh thắc mắc trẻ 14 tháng biết làm gì, mẹ cần có cách chăm sóc con phù hợp để trẻ phát triển toàn diện:

3.1. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con

Trẻ 14 tháng uống bao nhiêu sữa mỗi ngày? Câu trả lời là khoảng 473ml/ngày theo khuyến cáo từ các chuyên gia. Theo đó, mẹ nên cho con uống sữa từ 2-3 cữ mỗi ngày, với khẩu phần mỗi lần là 120ml. 

Đồng thời, mẹ cũng nên lưu ý một số điều khi cho con ăn uống, chẳng hạn như:

  • Các thực phẩm có thể cho trẻ ăn như thịt, trứng, đậu, ngũ cốc, trái cây và hoa quả.
  • Đa dạng thực đơn để kích thích con ăn nhiều hơn. 
  • Lựa chọn thực phẩm phù hợp, tránh những loại làm con bị dị ứng. 
  • Cho trẻ ăn cháo hạt (thay vì cháo xay nhuyễn) để kích thích khả năng nhai của con, đồng thời tuyến nước bọt tiết nhiều giúp con tiêu hóa dễ dàng và hấp thu hiệu quả.

3.2. Cho trẻ ngủ đủ giấc 

Theo nghiên cứu, tổng thời gian ngủ trong ngày của trẻ 14 tháng tuổi khoảng 14 giờ, trong đó 11 giờ cho ban đêm và 3 giờ cho ban ngày. Ngoài ra, mẹ có thể thực hiện những cách sau để giúp trẻ ngủ ngon hơn:

  • Tập cho con phân biệt ngày và đêm, tạo ra thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc.
  • Cho con bú vừa đủ trước khi ngủ, hạn chế bú đêm.
  • Dạy cho con cách tự ngủ bằng cách ngu ngủ hoặc dùng âm nhạc ru con vào giấc.
  • Để trẻ ngủ trong không gian yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng mờ.
  • Trước khi ngủ, mẹ vệ sinh sạch sẽ, giúp trẻ mặc đồ giữ ấm, đồng thời đừng quên vỗ về, âu yếm để trẻ dễ chìm vào giấc ngủ. 

Xem thêm: Nguyên nhân làm trẻ sơ sinh khó ngủ và cách khắc phục


3.3. Kích thích khả năng sáng tạo của con thông qua trò chơi

Đối với trẻ 14 tháng tuổi, mẹ cho con chơi những món xe đồ chơi, xếp khối, làm quen với giấy và bút màu,... Ngoài ra, tập cho trẻ đọc sách cũng là cách giúp con có thói quen tiếp thu kiến thức từ sách ngay từ nhỏ. Đặc biệt, phụ huynh nên ưu tiên chọn cho con những cuốn sách có màu sắc thu hút, hình ảnh minh họa đáng yêu, sinh động có sức thu hút với trẻ.

3.4. Luôn chú ý đến con

Trẻ ở giai đoạn này vô cùng hiếu động, vì thế mẹ hãy luôn quan sát, theo dõi con mọi lúc. Đặc biệt, mẹ cần để các vật dụng nguy hiểm, có thể gây tổn thương như dao, kéo, bút… tránh xa tầm tay của con.

Khi nào trẻ 14 tháng tuổi cần gặp bác sĩ?

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một trong những mối quan tâm chung của các bậc cha mẹ đối với trẻ giai đoạn mới biết đi. Theo đó, nếu trẻ có các biểu hiện như thờ ơ, không hứng thú với thế giới xung quanh như không chỉ tay vào đồ vật trẻ quan tâm, lảng tránh giao tiếp với người lớn, thích ở một mình,... thì mẹ nên đưa con đi thăm khám để kiểm tra và có hướng khắc phục kịp thời. 

 

Sau bài viết này, chắc hẳn mẹ đã phần nào trả lời được câu hỏi trẻ 14 tháng biết làm gì. Mẹ đừng quên chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chăm sóc khoa học, con chơi vui và ngủ đủ giấc để luôn phát triển khỏe mạnh, mẹ nhé!

 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
phương pháp steam là gì

Phương pháp STEAM là gì? Lợi ích với sự phát triển của trẻ

Phương pháp STEAM ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết phương pháp STEAM là gì và lợi ích của STEAM đối với sự phát triển trí não trẻ nhỏ. Ngay bây giờ, hãy cùng Friso tìm hiểu rõ hơn về phương pháp giáo dục STEAM nhé!