Nhảy đến nội dung
trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày

Trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày do đâu và cách khắc phục 

Khi trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng phát triển của con. Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan mà cần xác định nguyên nhân, cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời, giúp trẻ được đi ngoài bình thường và không còn cảm thấy khó chịu.

1. Trẻ 4 tuổi bị táo bón có biểu hiện gì?

Táo bón ở trẻ 4 tuổi dễ dàng được nhận biết thông qua 5 triệu chứng sau đây:

  • Tần suất đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần. 
  • Phân khô, cứng khiến trẻ phải rặn mạnh, quấy khóc khi đại tiện. 
  • Chướng bụng, đầy hơi và trẻ cảm thấy khó chịu khi cha mẹ sờ vào bụng. 
  • Trẻ bị chảy máu hậu môn. Mẹ có thể nhìn thấy máu trên giấy vệ sinh hoặc phân của con.
  • Táo bón lâu ngày khiến trẻ cáu kỉnh, chán ăn, bỏ bữa thường xuyên. 

So với giai đoạn đầu đời, trẻ 4 tuổi đã có thể bày tỏ nhu cầu và cảm xúc một cách rõ ràng. Vì vậy, không chỉ chú ý dấu hiệu trên đây, cha mẹ cũng phải thường xuyên quan sát, theo dõi trẻ mỗi khi đại tiện. Nếu nghe thấy con hay kêu đau bụng, khóc, né tránh việc đi vệ sinh thì có thể xác định trẻ đang bị táo bón. Lúc này, cần nhanh chóng đưa con đi khám để bác sĩ đưa ra cách điều trị kịp thời, giúp con sớm khỏi bệnh và sinh hoạt bình thường. 

trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày 1

 

2. Vì sao trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ 4 tuổi, bao gồm: 

2.1. Thiếu hụt chất xơ trong bữa ăn hằng ngày 

Ở giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi, trẻ đang dần dần thể hiện tính độc lập của bản thân trong việc lựa chọn thức ăn theo khẩu vị riêng. Vì vậy, phụ huynh có thể nhìn thấy trẻ thích ăn đồ vặt như bánh ngọt, khoai tây chiên, socola nhưng lại vô cùng ghét ăn rau. Nếu duy trì chế độ ăn này lâu dài, có thể khiến cơ thể thiếu hụt chất xơ. Khi ấy, phân của trẻ rắn lại, khó đào thải ra ngoài và hậu quả là dẫn đến táo bón. 

2.2. Trẻ ngồi xem tivi nhiều, ít vận động 

Chương trình thiếu nhi trên tivi, điện thoại, máy tính có thể thu hút trẻ ngồi xem đến hàng giờ. Và, điều này gây ra rất nhiều tác hại. Theo đó, trẻ ngồi liên tục không vận động khiến cường độ hoạt động của cơ thể bị hạn chế, đồng thời nhu động ruột và dịch tiết ruột - dạ dày có xu hướng giảm theo. Tình trạng này kéo dài khiến chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, dễ gây ra đầy hơi, chướng bụng, táo bón và chán ăn ở trẻ. 

trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày 2

 

2.3. Trẻ ham chơi, nhịn đại tiện

Nhiều trẻ có thói quen xấu là ham chơi, khi buồn đi ngoài thì lại nhịn để tiếp tục chơi. Thói quen này tái diễn nhiều lần cũng là nguyên nhân khiến cơ thể không còn phản xạ muốn đại tiện, từ đó càng tích tụ phân trong ruột và gây ra táo bón. 

2.4. Không uống đủ nước mỗi ngày

Trẻ 4 tuổi táo bón còn có thể là do trẻ mải chơi ít uống nước. Đồng thời, cha mẹ cũng không nhắc nhở con uống nước, dẫn đến phân của trẻ khô, rắn lại, lâu ngày hình thành bệnh táo bón. 

2.5. Ảnh hưởng của bệnh lý

Nhiều trường hợp, táo bón ở trẻ 4 tuổi là do ảnh hưởng của một số bệnh lý như thiếu máu, viêm đại tràng, cường giáp, phình đại tràng bẩm sinh hoặc rối loạn điện giải. 

2.6. Tác dụng phụ của thuốc

Một số trẻ bị cảm, cúm, sốt, ho được phụ huynh cho uống thuốc kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc khiến trẻ dễ bị chướng bụng, đầy hơi và gặp phải táo bón kéo dài. 

3. Trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày có nguy hiểm không?

Khi trẻ bị táo bón mà không có biện pháp can thiệp sớm, điều này gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khỏe của con, điển hình như:

  • Đại tiện máu với biểu hiện là máu lẫn trong phân hoặc máu nhỏ từng giọt khi trẻ đi ngoài. Tình trạng này kéo dài càng lâu, càng khiến trẻ mất máu nhiều và dẫn đến thiếu máu. 
  • Trẻ 4 tuổi táo bón lâu ngày dễ mắc thêm một số bệnh lý tiêu hóa như viêm ruột, viêm đại tràng, rối loạn nhu động ruột hoặc rối loạn tiêu hóa
  • Một hậu quả nữa khi trẻ dùng sức để rặn phân ra ngoài là bị trĩ nội, trĩ ngoại. Búi trĩ chủ yếu xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài hậu môn, gây ngứa, đau, chảy máu ở trẻ khi vệ sinh. 
  • Táo bón khiến trẻ biếng ăn bỏ bữa. Về lâu dài, làm cho cơ thể thiếu chất, suy dinh dưỡng và tăng nguy cơ chậm phát triển
  • Trẻ dễ bị tắc ruột, nứt hậu môn nếu phân ứ đọng quá nhiều và quá lâu trong trực tràng.

Trước hệ lụy nghiêm trọng trên đây, cha mẹ cần chủ động đưa con đi khám để bác sĩ kiểm tra và can thiệp kịp thời. Tránh kéo dài thêm nữa có thể khiến trẻ suy kiệt, ám ảnh về việc đi ngoài và thậm chí tăng nguy cơ ung thư trực tràng. Thông thường, bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị táo bón ở trẻ 4 tuổi, kết hợp một số biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà để vừa phòng ngừa, vừa cải thiện tình trạng này tốt hơn. Cụ thể là thực hiện như thế nào, mời cha mẹ tiếp tục tham khảo phần sau. 

trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày 3

 

4. Phụ huynh nên làm gì khi trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày?

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày là nguyên tắc được ưu tiên hàng đầu giúp cải thiện táo bón ở trẻ 4 tuổi , cụ thể: 

4.1. Thay đổi ngay chế độ ăn của trẻ 

Thay vì cho con ăn đồ vặt quá nhiều, cha mẹ nên khuyến khích trẻ ăn rau để bổ sung thêm chất xơ, giúp tăng cường hoạt động của nhu động ruột, làm mềm phân và thải phân ra ngoài nhanh chóng. Theo đó, phụ huynh có thể thiết kế bữa ăn với hình ảnh bắt mắt, chẳng hạn như tạo hình ngôi sao, động vật và bông hoa cho các loại củ. 

Hoặc, “tô màu” bát ăn với nhiều rau củ khác nhau, như là khoai lang (có màu vàng), súp lơ (có màu trắng), bắp cải (có màu xanh), ớt chuông (có màu đỏ). Như vậy, vừa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, vừa kích thích khẩu vị để trẻ hứng thú và ăn rau nhiều hơn. 

Ngoài ra, trẻ 4 tuổi bị táo bón nên ăn gì thêm nữa? Đáp án là hãy bổ sung thực phẩm nhuận tràng tốt như chuối, táo, dâu, các loại đậu, yến mạch, sữa chua; đồng thời hạn chế cho trẻ sử dụng đồ ăn nhanh, ngũ cốc tinh chế, thịt đỏ, ổi, chuối xanh để tránh tình trạng thêm nghiêm trọng. 

trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày 4

 

Một số trường hợp do táo bón lâu ngày nên trẻ 4 tuổi còn dễ bị chán ăn. Khi ấy, giải pháp giúp con hấp thu tốt, đảm bảo có nhiều năng lượng và hỗ trợ cải thiện táo bón là sử dụng sữa công thức.

Theo chuyên gia, phụ huynh nên ưu tiên sản phẩm có đạm mềm, nhỏ, tự nhiên cùng với chất xơ dồi dào giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa, cho con khỏe bụng, khỏe sức khôn lớn. 

Nổi bật trên thị trường hiện nay, Friso GoldFriso Gold Pro được nhiều phụ huynh ưa chuộng, lựa chọn đầu tư lâu dài cho con bởi công thức giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe đường ruột. 

Friso Gold ứng dụng công nghệ Xử Lý Nhiệt Một Lần (từ sữa tươi thành sữa bột) bảo toàn hơn 90% phân tử đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng, có khuôn phân mềm, không cứng, nhờ đó giảm tình trạng đau, ngứa hậu môn khi đại tiện. Ngoài ra, Friso Gold còn có chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides hỗ trợ bảo vệ đường ruột khỏe mạnh, làm mềm phân và giảm thời gian phân di chuyển trong ruột, qua đó ngăn ngừa táo bón hiệu quả. 

Friso Gold còn cung cấp nguồn sữa mát, êm dịu với đường tiêu hóa và khắc phục nóng trong người, nhờ vậy tần suất trẻ gặp phải táo bón giảm đi. Con cũng được êm bụng, ăn ngon, ngủ tốt và khôn lớn khỏe mạnh. 

trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày 5

 

Friso Gold Pro bổ sung chất xơ PureGOS có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nuôi dưỡng lợi khuẩn có lợi để kìm hãm vi khuẩn có hại, từ đó giảm nguy cơ táo bón ở trẻ. Sản phẩm còn có HMO hỗ trợ tăng cường miễn dịch, cho con phát triển mạnh mẽ tự nhiên từ bên trong để thỏa sức khám phá thế giới bên ngoài. 

Cả Friso Gold và Friso Gold Pro đều có vị thanh nhẹ, dịu mát, thơm nhạt tự nhiên, giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận và tạo thói quen uống ít ngọt, qua đó hạn chế béo phì, sâu răng hiệu quả. 

4.2. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước

Hãy tập thói quen cho con uống đủ nước mỗi ngày vì nước giúp đường ruột hoạt động hiệu quả, kích thích nhuận tràng, tăng tần suất đi ngoài và cải thiện vấn đề táo bón. Tùy vào độ tuổi mà có thể bổ sung nước ở hàm lượng khác nhau. Ví dụ, trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày nên uống 4 ly nước/ngày, mỗi ly 250ml để duy trì thói quen đi ngoài thường xuyên và tăng cường sức khỏe tổng thể. 

4.3. Luyện tập thể dục cùng con mỗi ngày 

Mỗi ngày, phụ huynh nên dành ra 30 phút cùng với trẻ thực hiện một số hoạt động thể chất như đi bộ, đạp xe, tập aerobic hoặc bơi lội. Như vậy, vừa cải thiện thể lực cho con, vừa kích thích hoạt động tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón xảy ra.

trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày 6

 

4.4. Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ

Mẹ nên giải thích cho trẻ về tầm quan trọng khi vệ sinh đúng giờ, không nên nhịn nhiều lần để tránh dẫn đến táo bón. Ngoài ra, hãy khen ngợi hoặc mua cho con một phần quà nhỏ khi thấy trẻ tự giác đại tiện. Nhờ vậy trẻ có thêm động lực, ghi nhớ và chủ động đi ngoài đúng thời điểm vào những lần sau. 

4.5. Cho trẻ dùng men vi sinh

Sử dụng men vi sinh cũng là một trong những cách trị táo bón cho trẻ 4 tuổi. Theo đó, men vi sinh giúp cân bằng đường ruột, bảo vệ ruột già khỏi tấn công của vi khuẩn có hại, từ đó phòng ngừa rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi. Mặc dù vậy, phụ huynh chỉ nên bổ sung men vi sinh cho con khi đã có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ. Tránh tùy tiện sử dụng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. 

4.6. Cách làm cho trẻ dễ đi cầu khác

Ngoài 5 biện pháp trên đây, để cải thiện tiêu hóa cho trẻ bị táo bón lâu ngày thì phụ huynh có thể tham khảo thêm một vài bí quyết sau: 

  • Thực hiện massage bụng cho trẻ. Cụ thể, hãy chụm ba ngón tay với nhau và đặt lên phần rốn của trẻ. Xoa nhẹ theo chuyển động tròn tại đây khoảng 3 phút. Động tác này có thể giảm chướng bụng, giúp trẻ dễ chịu và sớm đi ngoài hơn. 
  • Cho trẻ tắm nước ấm hoặc ngâm vùng hậu môn trong nước ấm khoảng 5 - 10 phút, thực hiện 1 - 2 lần/ngày để kích thích cơ vòng hậu môn, cho trẻ đi tiêu dễ dàng. 

Trẻ bị táo bón nặng có nên dùng thuốc, thụt hậu môn không?

Trẻ táo bón kéo dài khiến cha mẹ vô cùng lo lắng vì những lúc thế này, con cứ mãi quấy khóc, bỏ bữa, ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Để khắc phục, nhiều phụ huynh đã cho trẻ uống thuốc hoặc thụt hậu môn mà chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Điều này là rất nguy hiểm vì khiến trẻ tổn thương thành hậu môn, chảy máu hậu môn, mất phản xạ đi ngoài tự nhiên và dễ bị phụ thuộc vào thuốc. Vì thế, tốt nhất là phụ huynh không nên tự ý áp dụng các phương pháp này. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có giải pháp khắc phục an toàn, bảo vệ sức khỏe của trẻ táo bón. 

 

5. Táo bón ở trẻ 4 tuổi: Khi nào nên đưa con đi gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng táo bón kéo dài hơn 2 tuần, đi kèm dấu hiệu bất thường sau đây, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp:

  • Trẻ biếng ăn, dẫn đến sụt cân, còi cọc, suy dinh dưỡng. 
  • Bụng sưng lên, khó chịu khi chạm vào. 
  • Sốt cao. 
  • Nôn mửa. 
  • Đau bụng dữ dội, nhất là khi vận động. 
  • Tiêu phân có nhiều máu
trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày 7

 

6. Lưu ý khi chăm sóc trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày

Em bé của mẹ chỉ là một đứa trẻ 4 tuổi và đối với nhiều vấn đề sức khỏe như táo bón, trẻ chưa thể nhận biết hay tự kiểm soát được. Vì vậy, phụ huynh hãy lưu ý một vài điều dưới đây khi muốn ngăn ngừa hoặc điều trị táo bón cho trẻ:

  • Nếu trẻ vô ý đại tiện dính quần, cha mẹ nên bình tĩnh, đưa con vào phòng tắm, vệ sinh sạch sẽ và hướng dẫn lần tới muốn đi đại tiện thì trẻ nên làm gì. Tuyệt đối không la mắng, tức giận vì có thể ảnh hưởng đến tâm lý, khiến con sợ đi tiêu và tăng nguy cơ táo bón. 
  • Quá trình thải phân chỉ diễn ra khi cơ thể đã sẵn sàng. Do đó, thay vì để con ngồi trên bồn cầu và ép con cố gắng đi ngoài, phụ huynh nên lưu ý một vài dấu hiệu trẻ muốn đại tiện và có thể đưa con đến nhà vệ sinh để trẻ cảm thấy thoải mái. 
  • Chỉ nên cho trẻ uống thuốc trị bệnh khi có chỉ định của bác sĩ và tuân theo tuyệt đối hướng dẫn sử dụng. 
  • Xây dựng bữa ăn khoa học cho trẻ, bao gồm tăng cường chất xơ, uống đủ nước và hạn chế thực phẩm gây táo bón như ổi, đồ ăn nhiều đường, carb tinh chế (bánh mì trắng, mì ống). 
  • Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ và đủ giấc mỗi ngày. 

Cuối cùng, điều quan trọng nhất khi trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày là phụ huynh nên kịp thời đưa con đi khám, để bác sĩ chẩn đoán và đề xuất cách điều trị phù hợp. Qua đó, giúp trẻ sớm khỏi bệnh, khôn lớn khỏe mạnh, cũng như phát triển ổn định về lâu dài. 

Ở chuyên mục kinh nghiệm hay, Friso còn có nhiều bài viết liên quan đến táo bón ở trẻ. Cha mẹ hãy theo dõi và liên tục cập nhật để có thêm kiến thức trong việc chăm sóc con!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
bé mấy tháng biết lật

[Giải đáp] Bé mấy tháng biết lật và các lưu ý mẹ nên biết

Nhiều cha mẹ không khỏi ngóng trông cú lật người đầu tiên trong đời của con yêu bé bỏng - đánh dấu cột mốc biết di chuyển quan trọng. Vậy bé mấy tháng biết lật và phụ huynh cần lưu ý gì để đồng hành và hỗ trợ con tốt hơn? Hãy cùng Friso tìm hiểu thêm về kiến thức nuôi con hữu ích này qua bài viết sau đây nhé!