Nhảy đến nội dung
trẻ bị đau bụng quanh rốn từng cơn

Trẻ bị đau bụng quanh rốn từng cơn: Nguyên nhân và giải pháp

Khi đồng hành cùng bé yêu khôn lớn, phụ huynh luôn chú ý đến từng biểu hiện bất thường trên cơ thể con. Trong đó, trẻ bị đau bụng quanh rốn từng cơn là một trong những vấn đề phổ biến khiến nhiều mẹ lo lắng. Vậy tình trạng này do đâu và có nguy hiểm không? Mời mẹ cùng tìm hiểu lời giải đáp!

1. Nguyên nhân trẻ đau bụng từng cơn quanh rốn

Trẻ bị đau bụng từng cơn quanh rốn có thể do các nguyên nhân sau đây: 

1.1 Táo bón hoặc khó tiêu 

Nếu trẻ xuất hiện các cơn đau bụng quanh rốn kèm theo dấu hiệu đi ngoài khó khăn, ít hơn 2 lần trong tuần thì có thể con đang bị táo bón. Ngoài ra, tình trạng khó tiêu cũng khiến trẻ gặp phải những cơn đau bụng quanh rốn, cứng bụng. 

1.2 Nhiễm giun

Nhiễm giun cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ thường xuyên bị đau quặn bụng quanh rốn. Để chẩn đoán chính xác, mẹ nên đưa trẻ thăm khám, tiến hành làm xét nghiệm phân hoặc siêu âm để phát hiện trứng giun.

1.3 Ngộ độc thức ăn

Khi gặp tình trạng ngộ độc thức ăn, trẻ đau bụng từng cơn và nôn, kèm theo đó là các triệu chứng như sốt, đi ngoài phân lỏng,... Lúc này, mẹ nên đưa trẻ thăm khám ngay để tránh ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của con.

trẻ bị đau bụng quanh rốn từng cơn

1.4 Thoát vị rốn 

Thoát vị rốn là hiện tượng mô bụng bị phình ra thông qua một vị trí ở cơ bụng quanh rốn. Khi trẻ bị thoát vị rốn, con bị đau bụng quanh rốn (hoặc tại vị trí thoát vị) kèm theo dấu hiệu sưng tấy. 

1.5 Do các bệnh lý 

Ngoài ra, tình trạng đau bụng quanh rốn từng cơn ở trẻ cũng có thể do các bệnh lý như viêm ruột thừa, viêm loét dạ dày, viêm tụy cấp, tắc ruột non,... Để xác định chuẩn xác bệnh lý, mẹ nên đưa trẻ thăm khám để được bác sĩ kiểm tra nhé.

2. Cách chăm sóc trẻ bị đau bụng quanh rốn từng cơn tại nhà

Khi trẻ bị đau quặn bụng từng cơn quanh rốn, mẹ có thể áp dụng các cách chăm sóc tại nhà sau đây:

  • Dỗ dành, cho con nghỉ ngơi đầy đủ và theo dõi sức khỏe của con để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.
  • Khuyến khích trẻ uống đủ nước (nước lọc, nước trái cây hoặc dung dịch bù nước) nhằm tránh tình trạng bị mất nước. 
  • Cho trẻ thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cho con ăn những món lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp,... 
  • Để tránh táo bón hay khó tiêu gây ra những cơn đau bụng quanh rốn, với trẻ uống sữa công thức, mẹ nên ưu tiên chọn loại sữa có thành phần dễ tiêu hóa, ít bị gia nhiệt nhiều lần. Bởi đạm sữa khi trải qua xử lý nhiệt nhiều lần sẽ bị biến tính, trở nên vón cục dẫn đến khó tiêu và táo bón. 

Bật mí cho mẹ sữa Friso® Gold giúp trẻ tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh, hạn chế các vấn đề về tiêu hóa (táo bón, chướng bụng, đầy hơi,...) nhờ sở hữu Quy Trình Xử Lý nhiệt 1 lần duy nhất giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên. Đồng thời, khi có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ sẽ êm bụng và ngủ ngon giấc mỗi đêm, hạn chế quấy khóc

trẻ đau bụng từng cơn

Không chỉ vậy, sữa Friso® Gold còn có hương vị sữa thanh nhạt, dễ hạp vị trẻ nhờ sản phẩm không chứa đường sucrose.

>> Mẹ tìm mua ngay sữa Friso® Gold cho bé yêu TẠI ĐÂY nhé.

Khi nào cần đưa trẻ bị đau bụng từng cơn đến gặp bác sĩ?

Mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám nếu cơn đau bụng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc xuất hiện các dấu hiệu:

  • Cơn đau bụng trở nên trầm trọng hơn.
  • Sốt hoặc ớn lạnh.
  • Nôn mửa hơn 24 giờ.
  • Có lẫn máu trong phân.
  • Chán ăn, bỏ bữa.
  • Da bị phát ban.

3. Cách phòng ngừa đau bụng quanh rốn từng cơn ở trẻ em

Để phòng tránh tình trạng trẻ bị đau bụng quanh rốn, mẹ nên:

  • Cho trẻ uống đủ sữa, với trẻ dặm thêm sữa công thức nên chọn sản phẩm có đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên để giúp con dễ dàng tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất.
  • Nên pha sữa công thức đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng sữa, đồng thời tránh sữa bị vón cục gây khó tiêu cho trẻ.
  • Với trẻ ăn dặm, nên cho con làm quen với thực phẩm dễ tiêu hóa, đồ ăn mềm để tránh làm tổn thương hệ tiêu hóa.
  • Đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi, hạn chế đồ chiên, thức ăn nhanh,... giúp con tiêu hóa thuận lợi hơn.
  • Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh bình sữa, đồ chơi của con kỹ lưỡng để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa.

Bài viết trên giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng trẻ bị đau bụng quanh rốn từng cơn và các cách khắc phục, phòng tránh hiệu quả. Hy vọng qua đây có thể giúp mẹ có chế độ chăm sóc con tốt hơn, đồng hành cùng bé yêu phát triển khỏe mạnh nhé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có sao không? Xử lý như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt khiến mẹ lo lắng vì không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm đến sức khỏe không. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân làm trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và cách khắc phục trong bài viết sau nhé.