Nhảy đến nội dung
trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì

Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi bệnh?

Kiết lỵ khiến cho trẻ mệt mỏi, biếng ăn, hấp thụ dinh dưỡng kém… Vì vậy, nhiều cha mẹ sẽ rất quan tâm đến chủ đề trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì để xây dựng thực đơn phù hợp, hỗ trợ giảm nhanh tình trạng này. Trong bài viết sau, mời các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu các thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng, thực phẩm nên ăn và kiêng ăn khi trẻ bị kiết lỵ nhé.

1. Trẻ bị kiết lỵ do đâu?

Nguyên nhân khiến trẻ bị kiết lỵ thường do nhiễm vi khuẩn Shigella ở ruột già, lây nhiễm mầm bệnh từ thực phẩm/ vật nuôi/ ruồi, cha mẹ vệ sinh cho bé chưa sạch,... Cha mẹ có thể phát hiện được bé đang bị kiết lỵ khi bé đi đại tiện nhiều, phân lỏng có lẫn với dịch nhầy, bọt hơi và máu tươi, trẻ mót rặn và đau quặn bụng, quấy khóc khó chịu trước khi đại tiện…

trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì

 

2. Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì?

Sau đây là các nhóm thực phẩm có tác dụng cải thiện bệnh kiết lỵ để cha mẹ có thêm thông tin tham khảo.

2.1. Nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa

Nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa của bé không cần làm việc quá nhiều nhưng vẫn hấp thu dinh dưỡng tốt. Đồng thời loại bỏ chất thải tốt hơn, từ đó làm giảm đáng kể tình trạng tiêu chảy, táo bón, kiết lỵ ở trẻ.

  • Hạt sen: Hạt sen là một trong những thực phẩm có tác dụng hạn chế lỏng lỵ, dễ tiêu và lành tính. Trong thời gian bé bị kiết lỵ, mẹ có thể nấu cháo hạt sen tươi với gạo nếp hoặc gạo tẻ để bé ăn trong các bữa chính. Cha mẹ lưu ý không nên nấu cháo kết hợp với nhiều nguyên liệu (thịt gà, thịt bồ câu, thịt heo, hải sản…) cùng lúc vì như vậy có thể khiến cho hệ tiêu hóa của bé làm việc “vất vả” hơn.
  • Đậu xanh: Đậu xanh có tính thanh mát và giàu chất xơ sẽ tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn, giúp cho trẻ giảm được triệu chứng kiết lỵ khó chịu. Vì thế, cha mẹ có thể chế biến món cháo đậu xanh nhừ thanh đạm cho bé ăn trong bữa chính để nhanh khỏi bệnh nhé.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt nhất định phải có trong thực đơn của bé bị kiết lỵ. Thực phẩm này có khả năng bổ sung một lượng chất xơ lớn, nhờ đó sẽ làm giảm tình trạng táo bón. Cha mẹ có thể ngũ cốc nguyên hạt có thể chế biến theo nhiều cách như mix với sữa tươi và sữa chua không đường, các loại trái cây, sinh tố, smoothie... để hợp với khẩu vị của con hơn. 

 

2.2. Nhóm thực phẩm giảm tiêu chảy

Bé bị kiết lỵ sẽ thường đi kèm triệu chứng tiêu chảy nên rất nhanh mệt mỏi. Để giảm bớt tình trạng tiêu chảy và bổ sung năng lượng cho bé, cha mẹ có thể bổ sung những thực phẩm sau:

  • Chuối: Quả chuối có tác dụng làm dịu bao tử hiệu quả. Đặc biệt hơn nữa là quả chuối có thể cung cấp lượng Kali lớn giúp cân bằng các chất điện phân và chất xơ Pectin để hấp thu các chất lỏng trong bao tử. Vì vậy, cha mẹ nên cho bé ăn chuối nhiều hơn để làm giảm tình trạng tiêu chảy của con.
  • Táo: Bên trong thành phần của quả táo chứa nhiều chất xơ Pectin, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa kích thích đường ruột và hấp thu chất lỏng dư thừa trong bao tử tương tự chuối, nhờ đó sẽ làm thuyên giảm tình trạng tiêu chảy mà trẻ đang gặp. Quả táo cũng có hương vị thơm ngon nên hợp với khẩu vị của các bé. Mẹ có thể gọt vỏ, cắt nhỏ để bé ăn tráng miệng sau khi ăn nhé.
  • Sữa chua: Đối với câu hỏi trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì, sữa chua là gợi ý không thể bỏ qua. Sữa chua chứa các lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi đường ruột của bé được khỏe mạnh và cân bằng, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và chứng kiết lỵ nói riêng sẽ được cải thiện nhanh chóng.
thực phẩm cho trẻ kiết lỵ

 

2.3. Nhóm thực phẩm hỗ trợ diệt khuẩn

Bổ sung thêm các nhóm thực phẩm có khả năng tiêu diệt và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh là điều cần thiết khi trẻ bị kiết lỵ.

  • Cam: Cam hỗ trợ tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe tiêu hóa rất tốt nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và bổ sung hàng loạt dưỡng chất cần thiết. Cha mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nước ép cam nguyên chất cho bé uống sau mỗi bữa ăn để cải thiện hệ tiêu hóa nhé.
  • Ngó sen: Ngó sen cũng là một thực phẩm có tác dụng làm khỏe dạ dày tuyệt vời. Tuy nhiên, để tránh các loại ký sinh trùng còn sót lại gây hại cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên lưu ý là không cho trẻ ăn ngó sen tươi mà phải chế biến thành món chín.
  • Ổi: Tiếp theo trong danh sách trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì chính là quả ổi. Loại quả này chứa chất chống oxy hóa, vitamin C sẽ rất tốt để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch của trẻ. Đặc biệt là đặc tính kháng khuẩn của quả ổi cũng giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn xấu, bảo vệ tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ.
trẻ bị kiết lỵ ăn gì nhanh khỏi

 

3. Trẻ bị kiết lỵ nên kiêng ăn gì?

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì thì cha mẹ cũng hãy chú ý đến các thực phẩm cần tránh và kiêng ăn nữa nhé:

  • Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ

Các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa và dạ dày của trẻ. Khi trẻ ăn các món này có thể khiến cho tình trạng kiết lỵ thêm lâu khỏi hơn. 

  • Thực phẩm chế biến sẵn

Các thực phẩm chế biến sẵn như bơ đậu phộng, đồ hộp, snack... thường chứa chất bảo quản, hương liệu và một số thành phần gây kích ứng ruột sẽ khiến bệnh kiết lỵ thêm nghiêm trọng. 

Các loại hạt, đậu bắp, phô mai... cũng gây nguy cơ chướng bụng, hoàn toàn không phù hợp để ăn khi trẻ đang bị kiết lỵ.

  • Thực phẩm nhiều đường như kẹo, bánh ngọt

Tiếp theo trong danh sách thực phẩm cần tránh đó chính là các loại thực phẩm nhiều đường. Bởi vì chúng sẽ ngăn cản hấp thụ dinh dưỡng và khiến cho kiết lỵ thêm nặng hơn .

  • Đồ uống có gas

Đồ uống có gas là một món khá khoái khẩu với các bé, nhưng cha mẹ nên kiêng khi con đang bị táo bón. Đồ uống có gas có chứa nhiều đường sẽ khiến hệ tiêu hóa mệt mỏi, dễ đầy hơi chướng bụng nên sẽ làm kiết lỵ lâu khỏi.

4. Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn phù hợp với trẻ bị kiết lỵ 

Khi trẻ bị kiết lỵ, cha mẹ nên lưu ý một vài vấn đề này để có thể xây dựng được chế độ ăn phù hợp cho tình trạng của bé: 

  • Ưu tiên thực phẩm dễ ăn, dễ hấp thụ như cháo, súp, canh. 
  • Rửa tay thật sạch trước khi chế biến thức ăn cho trẻ. 
  • Cân bằng và đảm bảo 4 dưỡng chất thiết yếu. 
  • Không thúc ép trẻ ăn mà nên chia nhỏ bữa ăn, động viên để trẻ ăn được nhiều hơn. 
  • Đồ ăn cho trẻ bị kiết lỵ phải được nấu chín. 
trẻ bị kiết lỵ không nên ăn gì

 

Như vậy là cha mẹ đã biết được thêm nhiều thông tin hữu ích về việc trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì và kiêng ăn gì rồi đúng không nào. Hy vọng cha mẹ sẽ áp dụng thành công và giải quyết hiệu quả triệu chứng kiết lỵ khó chịu đang ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa và cách xử trí hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là hiện tượng thường gặp trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều lần trong ngày thì bố mẹ đặc biệt lưu ý, quan sát con và đưa đi thăm khám kịp thời. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ sữa, ọc liên tục là gì và làm sao để khắc phục nhanh chóng? Mời các bậc phụ huynh cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau!