Bé không chịu ăn dặm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bé không chịu ăn dặm có thể do trẻ tiêu hóa không tốt, món ăn không ph.... read more
Mụn sữa (hay còn gọi là mụn hạt kê, nang kê) là một bệnh lý ngoài da phổ biến, có dấu hiệu dễ nhận thấy là những nốt mụn li ti màu trắng sữa trên da.
Thông thường, mụn sữa không có nhân mụn đầu đen hay nhân mụn hở, mà sẽ xuất hiện dưới dạng mụn đỏ hoặc mụn nhọt nhỏ. Tình trạng mụn sữa có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng chủ yếu trẻ bị mụn sữa ở mặt, nhất là vùng má, mũi, cằm hoặc trên da đầu.
Phân biệt mụn sữa và chàm sữa ở trẻ
Nhiều phụ huynh thường nhầm lẫn giữa mụn sữa với các bệnh lý ngoài da khác, điển hình là bệnh chàm. Tuy nhiên, mụn sữa thường có dạng mụn trắng hoặc đốm đỏ, còn vết chàm sẽ có màu đỏ và chảy nước. Nếu bị nhiễm trùng, bệnh chàm sữa có thể xuất hiện lớp vảy màu vàng hoặc nốt mụn mủ khiến trẻ đau nhức, khó chịu.
Trẻ bị mụn sữa có thể do các nguyên nhân liên quan đến hormone của mẹ hoặc của trẻ như:
Trong thời gian mang thai, nếu mẹ gặp vấn đề sức khỏe và phải dùng thuốc điều trị có thể dẫn đến tình trạng mụn sữa ở trẻ do các tác dụng phụ từ thuốc. Hoặc trường hợp trẻ đau ốm và dùng thuốc điều trị cũng có thể bị mọc mụn sữa.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ thiếu cân đối và lành mạnh cũng có thể gây mụn sữa cho trẻ. Theo đó, nếu mẹ ăn nhiều đồ ăn cay nóng sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn sữa. Khi trẻ bú sữa có thể bị nổi nhiều mụn sữa sưng đỏ hơn.
Trong giai đoạn mang thai, hormone của mẹ có thể truyền qua bánh nhau vào cơ thể trẻ. Điều này gây kích thích tuyến dầu phát triển, bã nhờn tăng lên gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến mụn sữa ở trẻ.
Làn da của trẻ nhỏ khá non nớt, do đó rất dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với vải thô, bột giặt còn sót lại trên quần áo hay xà phòng chứa thành phần tẩy rửa mạnh. Chưa kể, các mụn sữa này sẽ đỏ hơn khi cơ thể trẻ nóng lên do thời tiết hoặc trẻ quấy khóc nhiều.
Khói bụi, vi khuẩn, nấm mốc… từ môi trường bên ngoài cũng là nguyên nhân gây mụn hạt kê ở trẻ. Nếu trẻ cào tay lên da để gãi ngứa có thể gây kích ứng, viêm da và bị lây nhiễm các bệnh ngoài da.
Mụn sữa là một bệnh lý lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên việc mụn sữa ở trẻ khi nào hết còn tùy thuộc vào cách chăm sóc.
Tình trạng nổi mụn thường tự biến mất sau vài tuần, song, cũng có trường hợp trẻ bị mụn sữa kéo dài đến vài tháng, đi kèm là dấu hiệu mưng mủ, sưng đỏ, gây đau và khó chịu. Lúc này, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị đúng cách.
Cách trị mụn sữa ở trẻ tốt nhất là nên đưa con đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào tình trạng mụn sữa, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp. Cha mẹ lưu ý, làn da của trẻ rất nhạy cảm, vì thế không nên sử dụng bất cứ loại thuốc bôi ngoài da nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ nhé.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có thể áp dụng một số cách sau để giảm bớt sự khó chịu của mụn sữa ở trẻ như:
Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể trẻ hàng ngày với nước ấm hoặc sữa tắm chuyên dụng. Đối với da mặt, cha mẹ nên dùng nước ấm hoặc sản phẩm làm sạch dịu nhẹ cho da em bé để rửa mặt cho con. Không nên chọn sản phẩm có mùi quá thơm, nhiều hương hiệu dễ gây kích ứng da, khiến tình trạng mụn sữa nặng hơn.
Giữ gìn không gian sống sạch sẽ, trong lành là bí quyết giúp giữ cho làn da bé luôn khỏe mạnh. Cha mẹ có thể kết hợp sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong nhà và phòng ngủ của trẻ, tránh để không khí khô sẽ khiến mụn sữa trở nên nghiêm trọng.
Mặc quần áo quá chật có thể khiến các nốt mụn sữa chà xát vào bề mặt vải, tăng nguy cơ nhiễm trùng, mụn sữa lan rộng hơn. Do đó, phụ huynh nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, vải mềm và thấm hút mồ hôi tốt, tránh các sản phẩm vải thô như len hoặc vải tổng hợp.
Mẹ nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh, các loại hạt và hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, chế biến sẵn… để đảm bảo nguồn sữa mát lành, ít gây nóng cho trẻ.
Bên cạnh các cách trị mụn sữa cho trẻ kể trên, cha mẹ cũng đừng quên lưu ý một số điều dưới đây để hạn chế làm tình trạng mụn sữa ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn nhé.
Để hạn chế con bị mụn sữa, mẹ nên vệ sinh thân thể của bé và môi trường sống xung quanh thường xuyên. Đặc biệt, việc tăng cường đề kháng tự nhiên cho con vô cùng quan trọng để bé khỏe mạnh từ bên trong, chống lại sự tấn công của các tác nhân gây ra mụn sữa.
Bật mí cho mẹ, có đến 70% cơ quan miễn dịch nằm ở hệ tiêu hoá. Một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh sẽ giúp bé yêu tăng cường sức đề kháng tự nhiên.
Đối với trẻ, sữa là một trong những nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào. Để đảm bảo con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mẹ nên ưu tiên chọn những sản phẩm sữa có công thức êm dịu đường ruột.
Friso Gold “ghi điểm” với công thức dinh dưỡng khoa học và nguồn sữa được nhập khẩu 100% từ Hà Lan. Sản phẩm hỗ trợ trẻ êm dịu đường ruột và hạn chế các vấn đề tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, chướng bụng,... nhờ quy trình Xử Lý Nhiệt Chỉ 1 Lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm nhỏ tự nhiên. Đồng thời, sữa có hương vị thanh nhạt, dễ uống, không gây béo phì hay sâu răng ở trẻ bởi thành phần không chứa đường sucrose.
Với Friso Gold Pro, ngoài kế thừa đặc điểm nổi bật của Friso Gold là dễ tiêu hóa và hương vị thanh nhạt thì còn đặc biệt bổ sung thêm BioPro+. Hệ dưỡng chất này bao gồm HMO, GOS và Probiotic, giúp tăng số lượng lợi khuẩn, nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột cân bằng, từ đó giúp tăng đề kháng tự nhiên, giúp con yêu khỏe mạnh từ bên trong.
> Mua sữa Friso Gold và Friso Gold Pro chính hãng ngay!
Mụn sữa ở trẻ dù không nguy hiểm, nhưng cần phát hiện sớm và khắc phục kịp thời để không gây khó chịu cho trẻ. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết đã giúp cha mẹ nắm được cách trị mụn sữa cho trẻ khoa học và hiệu quả.1