Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì và kiêng gì?
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì và kiêng gì là câu hỏi được nhiều.... read more
Nôn ói liên tục ở trẻ đôi khi chỉ là biểu hiện bình thường, vì hệ tiêu hóa còn khá non nớt, các van ở dạ dày hoạt động chưa ổn định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng nôn liên tục ở trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề bệnh lý. Cụ thể như sau:
Trào ngược là hiện tượng các chất trong dạ dày trào lên thực quản, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Trẻ bị trào ngược dạ dày có thể là bệnh lý hoặc do sinh lý, trong đó trào ngược do bệnh lý là một tình trạng nguy hiểm, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản như trẻ ói liên tục, ra nhiều sữa hoặc các chất lỏng, thức ăn thông qua đường mũi và miệng. Ngoài ra, trẻ biếng ăn, thường xuyên quấy khóc, ngủ không sâu giấc, chậm tăng cân, có dấu hiệu suy dinh dưỡng.
Bé bị nôn liên tục là bị sao? - Đó có thể là do mắc bệnh viêm dạ dày ruột. Bệnh lý này có thể xảy ra do bé bị nhiễm virus hoặc ngộ độc thức ăn. Cụ thể, khi bị viêm dạ dày ruột trẻ sẽ nôn trớ nhiều (khoảng 10 - 30 phút/lần trong 1 - 12 giờ) đi kèm sốt cao, đau bụng và tiêu chảy.
Lồng ruột là bệnh lý tiêu hóa thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Đây là hiện tượng một đoạn ruột chui vào trong lòng một đoạn ruột kế cận. Từ đó, gây ứ trệ, cản trở hoạt động tiêu hóa và tắc nghẽn mạch máu. Biến chứng nguy hiểm của lồng ruột có thể là nhiễm trùng, ruột bị hoại tử, thậm chí là thủng ruột. Khi bị lồng ruột, trẻ sẽ nôn trớ, bỏ bú, đau bụng mà không đi ngoài được.
Tắc ruột là tình trạng các chất bên trong ruột bị tắc nghẽn, ứ đọng lại. Có khá nhiều nguyên nhân gây tắc ruột, nhưng được chia thành 2 nhóm chính là tắc ruột cơ năng (suy giảm nhu động ruột, dây thần kinh bị tổn thương) và tắc ruột cơ học (dính ruột, xoắn ruột,...). Khi bị tắc ruột, ngoài buồn nôn và nôn, trẻ còn có thể cảm thấy đầy bụng, sưng bụng, đau thắt ở vùng bụng trên, chán ăn, bị táo bón hoặc tiêu chảy,...
>> Tìm hiểu thêm: Những thực phẩm gây táo bón cho trẻ
Nguyên nhân trẻ bị nôn liên tục có thể là do con bị hẹp môn vị phì đại. Đây là một bệnh lý bẩm sinh ở đường tiêu hóa, xảy ra khi các lớp cơ (đặc biệt là cơ vòng của môn vị) bị phì đại lên và làm cho ống môn vị bị hẹp lại. Nguyên nhân gây hẹp môn vị vẫn chưa được xác định, khi mắc bệnh, trẻ thường nôn ói nhiều, chậm tăng cân, có dấu hiệu mất nước, mắt trũng,...
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, trẻ cũng có thể xuất hiện biểu hiện nôn ói nhiều lần. Đi kèm với đó là sốt cao, tiểu rắt, nước tiểu có mùi khiến con mệt mỏi, khó chịu.
Việc cần làm ngay là nghiêng đầu trẻ sang một bên, rồi làm sạch chất nôn trong mũi và miệng trẻ bằng cách dùng khăn lau hoặc hút chất nôn (thực hiện ở miệng trước, mũi sau).
Tiếp theo, cha mẹ nên thay quần áo sạch sẽ cho trẻ.
Các bậc phụ huynh cũng nên vỗ nhẹ hai bên lưng từ trên xuống để con không bị nôn tiếp. Mẹ cũng có thể trò chuyện nhẹ nhàng để trấn an tình thần bé, giúp con đỡ sợ hơn.
> Xem thêm: Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại không?
Nôn ói liên tục, nhiều lần trong ngày là một tình trạng nguy hiểm vì rất dễ gây mất nước và các chất điện giải quan trọng. Lúc này, cha mẹ cần theo dõi kỹ càng tình trạng sức khỏe của trẻ, xem xét con có biểu hiện mất nước không và mất nước ở cấp độ nào.
Nếu nhận thấy trẻ bị mất nước nghiêm trọng, xuất hiện một trong các dấu hiệu như môi khô nhiều và mắt trũng, tiểu ít hoặc không đi tiểu, khóc không ra nước mắt, tay chân lạnh, người lừ đừ, mạch đập nhanh thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để điều trị kịp thời.
Các trường hợp khác cần đưa trẻ đi thăm khám ngay:
• Trẻ nôn nhiều lần kèm bú kém, bỏ bú.
• Trẻ nôn liên tục kéo dài hơn 24 giờ.
• Dịch nôn có màu bất thường như mùa đỏ/nâu (do lẫn máu) hoặc màu vàng xanh (do dịch mật).
• Trẻ bị nôn ói liên tục kèm theo dấu hiệu đau bụng, đi tiêu ra máu.
• Bé sốt cao hơn 38,5 độ C trong 3 ngày hoặc sốt cao hơn 39 độ C.
• Con ngủ li bì, lừ đừ hoặc quấy khóc bất thường, co giật.
Nếu trẻ có biểu hiện mất nước nhẹ, cha mẹ chưa cần đưa con đi thăm khám ngay. Nhưng phải theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ và có thể áp dụng một vài cách chăm sóc tại nhà như:
• Bù nước, bù dịch cho trẻ bằng đường uống: Có thể cho trẻ uống oresol theo từng ngụm nhỏ để bù nước và các chất điện giải (natri, kalim clorua,...) đã mất khi trẻ nôn ói. Lưu ý, cần tham vấn ý kiến dược sĩ trước khi cho trẻ dùng oresol. Ngoài ra, tuyệt đối không dùng các loại nước trái cây, nước ngọt, nước có ga,... để bù nước cho trẻ.
• Điều chỉnh tư thế cho trẻ bú: Sau khi nôn, nếu trẻ đã khỏe hơn mẹ có thể cho con bú sữa để không bị đói. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý cho con bú đúng tư thế để tránh nuốt nhiều khí gây đầy bụng, nôn trớ. Đồng thời vỗ ợ hơi để đẩy bớt khi trong bụng ra ngoài trước khi cho trẻ nằm nhé.
• Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp: Với trẻ ăn dặm và trẻ lớn, mẹ không nên ép trẻ ăn khi nôn ói. Thay vào đó, nên khuyến khích con uống nước bù dịch, đồng thời bổ sung các món cháo, súp, canh,... để con dễ ăn, dễ tiêu hóa.
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về tình trạng trẻ nôn ói nhiều lần trong ngày:
Bé bị nôn liên tục trong ngày và mức độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào những triệu chứng kèm theo. Nếu bé vẫn khỏe mạnh và ăn uống bình thường, thì không đáng lo ngại, mẹ có thể theo dõi và bù dịch cho trẻ tại nhà. Nhưng nếu xuất hiện một số tình trạng như đau bụng, bỏ ăn, sốt cao,... cần đưa bé đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các thuốc chống nôn có thể uống khi nôn ói quá nhiều gây nguy cơ mất nước, hoặc để giảm say tàu xe. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần dựa trên chỉ định của bác sĩ, phụ huynh không nên tự ý cho trẻ uống nhằm tránh gây hại đến sức khỏe.
Tình trạng trẻ bị nôn ói liên tục có thể dẫn đến mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của con. Bên cạnh việc nắm rõ cách xử lý, mẹ cũng cần theo dõi sát sao các triệu chứng trẻ bị nôn liên tục và đưa trẻ đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Sữa Friso Gold hỗ trợ bé tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh dưỡng chất
Sở hữu nguồn sữa mát 100% nhập khẩu, được chắt chiu từ giống bò thuần chủng Hà Lan, Friso mang đến nguồn dinh dưỡng mát lành, xoa dịu sự khó chịu ở đường ruột để con êm bụng, êm giấc và giảm tình trạng nôn trớ.
Không chỉ vậy, Friso Gold còn giúp bé dễ tiêu, đi phân đều và hạn chế táo bón cùng nhiều vấn đề tiêu hóa khác nhờ quy trình Xử Lý 1 Lần (từ sữa tươi thành sữa bột), bảo toàn hơn 90% cấu trúc đạm nhỏ, mềm, tự nhiên.
Friso Gold với hương vị sữa thanh nhạt tự nhiên, quen thuộc - là lựa chọn giúp bé yêu uống sữa ngon miệng mỗi ngày. Tìm hiểu thêm về sữa Friso Gold ngay!
Nhìn chung, tình trạng trẻ bị nôn liên tục có thể không quá nguy hiểm nếu là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên chủ quan, mà cần theo dõi sát sao sức khỏe của con. Nếu nhận thấy trẻ nôn kèm theo các dấu hiệu bất thường như sốt, bỏ bú, đau bụng, tiêu chảy, chậm tăng cân,... thì nên đưa con đến gặp bác sĩ, vì đây có thể là biểu hiện của vấn đề bệnh lý.