Nhảy đến nội dung
trẻ chậm phát triển

Trẻ chậm phát triển: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Tình trạng chậm phát triển ở trẻ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra trở ngại trong việc vận động, giao tiếp và nhận thức sau này của con. Vì thế, bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ sớm để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị cho trẻ chậm phát triển. Nhờ vậy con mới có thể khôn lớn ổn định và bắt kịp so với các đứa trẻ khác. 

1. Thế nào là chậm phát triển ở trẻ?

Chậm phát triển là tình trạng trẻ không bắt kịp đà tăng trưởng ổn định, bị tụt lại đằng sau so với các bạn đồng trang lứa. Hiện tại, có nhiều dạng chậm phát triển ở trẻ bao gồm:

   • Chậm phát triển về thể chất và tinh thần.

   • Phát triển chậm về ngôn ngữ.

   • Trẻ phát triển kém về trí tuệ, tư duy. 

   • Chậm phát triển về kỹ năng vận động. 

   • Phát triển chậm về kỹ năng xã hội, tình cảm. 

Nhìn chung, trẻ có thể chậm phát triển ở hai hoặc nhiều lĩnh vực trên đây. Điều này gọi là chậm phát triển toàn diện (GDD), chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo đến 5 tuổi đã có dấu hiệu chậm lớn ít nhất 6 tháng. 

Chậm phát triển hoàn toàn khác biệt so với khuyết tật phát triển - một tình trạng có xu hướng kéo dài suốt đời và bao gồm nhiều vấn đề như khiếm thính, bại não hoặc rối loạn phổ tự kỷ.  

2. Các dạng chậm phát triển ở trẻ và dấu hiệu nhận biết

Trẻ em có thể chậm phát triển ở nhiều khía cạnh khác nhau và đối với mỗi khía cạnh, phụ huynh nên nắm rõ dấu hiệu để có biện pháp can thiệp sớm nhất. 

2.1. Chậm phát triển thể chất

Tình trạng chậm phát triển thể chất biểu hiện qua việc chiều cao và cân nặng của trẻ không tăng lên đạt chuẩn, dẫn đến trẻ lớn lên còi cọc, yếu ớt so với các bạn đồng trang lứa. 

Ngoài ra, triệu chứng trẻ chậm phát triển thể chất còn phụ thuộc vào nguyên nhân. Chẳng hạn như mất cân bằng hormone, nhất là hormone thyroxine gây ra bất thường về kích thước cơ thể, đồng thời khiến trẻ thiếu năng lượng, khô da, khô tóc, cũng như cảm thấy ớn lạnh thường xuyên. Hoặc một số trẻ mắc phải bệnh lý tiêu hóa dễ bị nôn mửa, đầy bụng, táo bón, từ đó dẫn đến khó hấp thu và phát triển thể chất kém

dấu hiệu trẻ chậm phát triển

 

2.2. Chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm phát triển ngôn ngữ là một loại chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ, chủ yếu đến từ nguyên nhân như rối loạn cảm xúc, rối loạn phổ tự kỷ, mất thính lực hoặc có vấn đề ở não. Thông thường, bố mẹ nhận biết trẻ chậm phát triển ngôn ngữ dựa trên một số dấu hiệu sau đây:

   • Từ 2 đến 6 tháng tuổi: Trẻ không có phản ứng với tiếng cười của mọi người xung quanh, cũng như không biết cười. 

   • Từ 6 đến 12 tháng tuổi: Trẻ chưa bập bẹ được âm thanh đơn giản như “ê”, “a”; không phản ứng với âm thanh, cũng như không hiểu được các từ “có”, “không”, “tạm biệt”, “xin chào”. 

   • Từ 12 đến 24 tháng tuổi: Trẻ không tìm cách biểu đạt suy nghĩ của bản thân khi có điều gì muốn nói. Ngoài ra, trẻ cũng không nói được câu dài, cũng như không học thêm hay bắt chước ngôn ngữ từ bố mẹ. 

   • Từ 24 đến 25 tháng tuổi: Trẻ không làm được hướng dẫn đơn giản, khả năng ghép từ kém và không nói được một câu dài quá 4 từ. 

   • Đến 3 tuổi: Trẻ không có hứng thú tương tác với các đứa trẻ khác. Khi giao tiếp thì thường xuyên nói lắp, không rõ ràng và có biểu hiện nhăn nhó trên khuôn mặt. 

   • Đến 4 tuổi: Không sử dụng đại từ “tôi” và “bạn” đúng cách, đồng thời trẻ không hiểu được khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”. 

2.3. Chậm phát triển trí tuệ

Đây là tình trạng khiếm khuyết trong việc phát triển trí não, dẫn đến não bộ bị giới hạn một số chức năng (giao tiếp, hành vi, học tập, vận động) và khiến trẻ có chỉ số thông minh thấp. Theo đó, bố mẹ có thể nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ thông qua dấu hiệu sau đây:

   • Không thể ghi nhớ hoặc hiểu được những điều đơn giản. 

   • Không thể suy nghĩ logic. 

   • Cư xử như một đứa trẻ dù cho đã lớn. 

   • Khó khăn trong việc thực hiện kỹ năng cơ bản như mặc quần áo, dùng thìa, đũa và cầm cốc. 

   • Học tập kém do chỉ số IQ thấp. 

   • Không thể giao tiếp rõ ràng. 

   • Có hành vi hung hăng, bướng bỉnh hoặc tự gây thương tích cho bản thân. 

   • Khả năng chịu đựng thấp. 

Ngoài ra, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ cũng được chia thành nhiều cấp độ từ nhẹ, trung bình đến nặng và rất nặng. Lúc này, vai trò của cha mẹ vô cùng quan trọng, khi phải kịp thời đưa con đi khám với bác sĩ, để xác định mức độ chậm phát triển, cũng như có biện pháp điều trị phù hợp, giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh, bình thường. 

>>> Xem thêm: Trẻ chậm phát triển trí tuệ - Dấu hiệu sớm và cách khắc phục

2.4. Chậm phát triển kỹ năng vận động

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chậm phát triển vận động ở trẻ. Trước hết là do khiếm khuyết từ hệ thần kinh trung ương như bại não, teo não; sau đó là do yếu tố dinh dưỡng kém, trẻ sinh non hoặc nhiễm trùng ngay từ trong bụng mẹ. 

Để can thiệp kịp thời vấn đề này, khuyến khích phụ huynh cần theo dõi khả năng vận động của con theo từng giai đoạn. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường sau đây thì hãy đưa con đi khám sớm, giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân và điều trị nhanh chóng:

   • Đối với trẻ mới sinh đến 2 tháng tuổi: Trẻ không thể tự ngẩng đầu khi mẹ bế trẻ bằng tư thế nằm ngửa, đồng thời cổ của trẻ đặc biệt cứng hoặc mềm. 

   • Đối với trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi: Trẻ không thể cầm, nắm đồ chơi; không thể tự ngồi khi đến tuổi và chưa điều khiển đầu linh hoạt. 

   • Đối với trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi: Ở tư thế ngồi, trẻ chưa thể ngồi độc lập và kiểm soát đầu kém. Bên cạnh đó, trẻ không thể tiếp cận đến đồ chơi yêu thích hoặc đưa đồ vật vào miệng. 

   • Đối với trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi: Trẻ không biết bò hoặc bò theo tư thế chệch choạc, một tay chống đẩy trong khi tay còn lại kéo chân để di chuyển. Ngoài ra, trẻ chưa thể đứng kể cả khi có bố mẹ hỗ trợ. 

   • Đối với trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: Trẻ không thể đi lại hoặc nếu đi được thì bước đi không tự tin, thường xuyên đi kiễng chân. 

   • Đối với trẻ 36 tháng tuổi: Trẻ không thể nhảy, ném bóng. Mỗi khi di chuyển thì dễ bị mất thăng bằng và không leo được cầu thang như các trẻ khác. 

chậm phát triển ở trẻ

 

2.5. Chậm phát triển kỹ năng xã hội

Chậm phát triển kỹ năng xã hội là tình trạng trẻ không thể giao tiếp, chơi và xây dựng mối quan hệ với người khác. Điều này được thể hiện thông qua:

   • Trẻ không mỉm cười và khó cảm thấy thoải mái trong nhiều tình huống xã hội. 

   • Đỏ mặt, đỏ cổ khi giao tiếp với người khác. 

   • Từ chối được âu yếm, kể cả đó là bố mẹ. 

   • Không thích hoặc không quan tâm đến trò chơi (nhất là trò ú òa). 

   • Khóc nhiều hơn bình thường khi được bố mẹ đưa đến nơi lạ lẫm hoặc tiếp xúc với người lạ.  

   • Căng thẳng và nóng nảy khi ở cùng với người khác. 

   • Không thể duy trì tiếp xúc mắt với mọi người. 

3. Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển 

Sau đây là 6 nguyên nhân khiến trẻ tăng trưởng chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa: 

3.1. Do chế độ ăn uống thiếu chất

Dinh dưỡng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất, tác động đến quá trình phát triển của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ khôn lớn khỏe mạnh, đạt chuẩn về mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ, cũng như kỹ năng vận động. Ngược lại, khi bữa ăn quá “nghèo nàn”, không có đầy đủ dưỡng chất thì điều này khiến trẻ suy dinh dưỡng, đi kèm là dấu hiệu chậm tăng trưởng. 

3.2. Do thiếu hormone tăng trưởng

Hormone tăng trưởng giữ vai trò thúc đẩy hoạt động của các mô trong cơ thể, duy trì tốc độ phát triển bình thường cho trẻ. Trường hợp bị thiếu hụt hormone tăng trưởng do chế độ ăn và sinh hoạt không lành mạnh, có thể khiến trẻ chậm lớn, dễ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe. 

3.3. Do vấn đề trong quá trình mang thai

Khi mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh thì có thể sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh. Ngược lại, nếu xảy ra vấn đề bất thường khi mang thai, điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ

Cụ thể, nhiều trường hợp mẹ bị nhiễm virus, huyết áp cao, rối loạn tuyến sữa đã dẫn đến thai nhi chậm tăng trưởng trí não. Hoặc, nếu mẹ ăn uống thiếu chất, lạm dụng thuốc, chất kích thích như rượu bia - thuốc lá thì đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển, đồng thời có nguy cơ dị tật bẩm sinh. 

nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển

 

3.4. Do ảnh hưởng của môi trường sống

Căng thẳng gia đình hoặc bị bỏ rơi từ nhỏ khiến trẻ không được chăm sóc và yêu thương đầy đủ, dẫn đến khi trưởng thành trẻ có tâm lý bất ổn, khó hòa nhập với cộng đồng, cũng như chậm tăng trưởng trí tuệ. 

3.5. Do di truyền

Nếu thành viên trong gia đình có tầm vóc thấp bé thì nguy cơ trẻ bị chậm phát triển so với các bạn đồng trang lứa rất cao. Ngoài ra, một số rối loạn di truyền như hội chứng Down, hội chứng Turner với nhiễm sắc thể bất thường cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó hấp thu dinh dưỡng, từ đó chậm tăng trưởng ở khía cạnh vận động, tâm thần. 

3.6. Do bệnh lý

Thiếu hormone tăng trưởng, tuyến giáp hoạt động kém hoặc bất thường về xương đều là bệnh lý ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Ngoài ra, nếu trẻ gặp phải rối loạn tiêu hóa kéo dài, không được điều trị sớm có thể phát triển thành bệnh mãn tính, từ đó gây ra chậm phát triển, còi cọc hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ. 

4. Trẻ chậm phát triển phải làm sao? Mách mẹ bí quyết giúp con tăng trưởng toàn diện

Chậm tăng trưởng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, chẳng hạn như làm cho tay, chân, khuôn mặt phát triển bất thường; trẻ dễ bị táo bón, suy dinh dưỡng; giảm khối lượng xương khi trưởng thành, cũng như khó giao tiếp xã hội. 

Vì vậy, bố mẹ nên sớm phát hiện dấu hiệu con chậm lớn để kịp thời đưa trẻ đi khám và có biện pháp khắc phục tốt nhất. Thêm vào đó, trong cuộc sống thường ngày, phụ huynh có thể áp dụng một số bí quyết sau đây, nhằm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

4.1. Đối với trẻ chậm phát triển thể chất

Sau đây là một số lời khuyên giúp trẻ khắc phục chậm phát triển thể chất: 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Chế độ ăn của trẻ kém phát triển thể chất phải có đầy đủ chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin - khoáng chất đến từ các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, dầu thực vật và rau củ quả. Bên cạnh đó, mẹ cũng phải cho trẻ dùng sữa mỗi ngày để cung cấp nguồn dinh dưỡng đủ đầy, giúp con tăng trưởng chiều cao, cân nặng tối ưu. 

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ bú đúng cách để đảm bảo trẻ khôn lớn khỏe mạnh. 

Trường hợp mẹ không có sữa nuôi con thì sữa công thức là lựa chọn thay thế phù hợp. Đa phần, trẻ bị chậm phát triển thể chất là do hệ tiêu hóa - hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Điều này dẫn đến trẻ dễ mắc bệnh và cản trở khả năng hấp thu. Vì thế, nếu muốn con phát triển thể chất bình thường thì mẹ cần tác động từ hai yếu tố này. 

Đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc: Ngủ là thời điểm hormone tăng trưởng được sản xuất nhiều nhất, giúp trẻ mau lớn, khỏe mạnh và tránh nguy cơ chậm phát triển. Phụ huynh nên cho con ngủ đúng giờ - đủ giấc để trẻ nhận được lợi ích này. Ngoài ra, bố mẹ có thể giúp con ngủ ngon và sâu hơn, bằng cách hát ru, kể chuyện, giữ ấm, thay tã, giảm tiếng ồn xung quanh. Nếu trẻ khó ngủ vì ảnh hưởng của vấn đề tiêu hóa, mẹ nên cho con bú sữa có nguồn sữa mát, dịu nhẹ, giúp trẻ êm bụng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

Khuyến khích trẻ vận động: Thói quen vận động giúp trẻ phát triển mật độ xương cao nhất, từ đó tránh nguy cơ còi cọc trong tương lai. Ngoài ra, vận động thường xuyên thúc đẩy trao đổi chất thuận lợi, tăng cường máu và oxy nuôi dưỡng cơ quan trong cơ thể, qua đó đảm bảo trẻ được tăng trưởng thể chất. Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia một số hoạt động như đạp xe, bơi lội, đánh cầu lông hoặc tự do chạy, nhảy ở công viên để vừa hít thở không khí trong lành, vừa cải thiện thể lực tối ưu. 

Đưa con đi khám sức khỏe định kỳ: Để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển của trẻ, phụ huynh nên đưa con đi khám sức khỏe định kỳ. Vào thời điểm thăm khám, bác sĩ còn đề xuất biện pháp can thiệp, hỗ trợ trẻ tăng trưởng ổn định, cũng như khuyến khích tiêm vắc xin phù hợp, để phòng ngừa bệnh tật ở trẻ. 

4.2. Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ

Dưới đây cũng là phương pháp hữu ích giúp trẻ tăng cường tư duy và nhận thức:

Tập trung thực phẩm tốt cho não bộ: Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm như trái cây, rau lá xanh, trứng, các loại hạt, cá béo là cách tốt để trẻ phát triển trí tuệ. Bên cạnh đó, mẹ hãy duy trì cho con bú sữa đến khi trẻ được 2 tuổi hoặc dùng sữa công thức tốt cho não bộ, điển hình như Friso Prestige. 

Friso Prestige là sản phẩm dinh dưỡng có công thức đầu tiên chắt chiu từ lớp sữa vàng tinh túy. Theo đó, lớp sữa vàng chứa nhiều Phospholipids, giúp tăng hấp thu DHA - AA cho não bộ, tăng dẫn truyền thần kinh, qua đó kích thích trí não và tư duy thông minh.

Lớp sữa vàng của Friso Prestige còn có chất béo tự nhiên (SN-2 Palmitate) hỗ trợ trẻ hấp thu nhanh, tiêu hóa dễ dàng; MCFA - SCFA khi kết hợp cùng với HMO và Alpha-Lactalbumin mang lại cơ chế miễn dịch ba lớp, giúp trẻ khôn lớn khỏe mạnh và tăng trưởng toàn diện trong giai đoạn đầu đời. Phụ huynh có thể tham khảo chi tiết về Friso Prestige TẠI ĐÂY

sữa cho trẻ chậm phát triển

 

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: Ngoài dinh dưỡng khoa học, bố mẹ cũng phải đảm bảo trẻ được ngủ ngon, không thức khuya quá nhiều. Khi ấy, điều này tăng sản xuất tế bào thần kinh, tăng khả năng tập trung và trí nhớ tốt cho trẻ. Cùng với giấc ngủ, phụ huynh nên cho con vận động thể chất một giờ một ngày, để thúc đẩy lưu thông máu đến não, từ đó phát triển não bộ, nhận thức. 

Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc: Tiếp xúc với giai điệu nhẹ nhàng từ âm nhạc có tác động tích cực đến thần kinh, giúp trẻ tăng cường tư duy, ghi nhớ lâu và ít gặp phải trầm cảm. 

Kể chuyện cho trẻ trước khi ngủ: Kể chuyện cho con nghe là cách kích thích chức năng não bộ, giảm nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Bố mẹ có thể lựa chọn thể loại truyện như truyện cổ tích, vừa khơi dậy trí tưởng tượng, vừa nuôi dưỡng tâm hồn và giá trị đạo đức ở trẻ. 

4.3. Đối với trẻ em chậm phát triển ngôn ngữ

Hãy cùng con thực hiện các hoạt động sau, để vấn đề trẻ chậm phát triển ngôn ngữ không còn là nỗi lo của mẹ: 

Trò chuyện với con thường xuyên: Khi bố mẹ nói chuyện với con thường xuyên, điều này giúp trẻ được cung cấp thêm từ vựng, cách diễn đạt và ngữ điệu. Qua đó, càng kích thích trẻ sớm nói, nói nhiều và rõ ràng hơn. 

Đọc sách cùng trẻ: Đây không chỉ là cơ hội tuyệt vời để phụ huynh gần gũi với trẻ, mà còn nâng cao kỹ năng nghe và giao tiếp của con sau này. Bên cạnh các loại sách chữ, bố mẹ có thể lựa chọn sách với nhiều hình ảnh minh họa bắt mắt. Sau đó, vừa chỉ vào hình, vừa cho trẻ biết đó là gì, như vậy có thể gia tăng vốn từ ở trẻ. 

cách chăm sóc trẻ chậm phát triển

 

Duy trì môi trường tích cực với trẻ, tránh thúc ép con: Phụ huynh không nên ép buộc trẻ nói vì điều này khiến trẻ căng thẳng, áp lực và cảm thấy sợ nói hơn. Thay vào đó, cần tạo ra môi trường tập nói thoải mái, kết hợp thêm trò chơi như ghép chữ, hoàn thành câu, tô màu chữ để trẻ cảm thấy hứng thú, về lâu dài có thể chủ động giao tiếp. 

Dạy con tập hát: Hát là hoạt động vui nhộn giúp trẻ thích sử dụng ngôn ngữ của mình, từ đó ngăn ngừa nguy cơ chậm nói. Mẹ có thể cùng trẻ ngân nga bài hát, bài vè, bài đồng dao để không chỉ cung cấp vốn từ, ngữ điệu, mà còn nuôi dưỡng tình cảm và tâm hồn của con. 

4.4. Đối với trẻ chậm phát triển kỹ năng vận động

Dưới đây là một số hoạt động hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng vận động:

   • Đi bộ với con mỗi ngày để trẻ thoải mái chạy, nhảy và sử dụng cơ bắp của mình. 

   • Khuyến khích trẻ tham gia trò chơi đá, ném bóng, nhảy dây, đạp xe hoặc vượt chướng ngại vật. 

   • Đưa con đi dạo công viên để trẻ chạm vào cây cỏ, hoa lá. Từ đó, giúp phát triển kỹ năng vận động thô và kỹ năng vận động tinh. 

   • Bật nhạc và nhảy cùng con. 

   • Dạy trẻ bắt chước cách mở hộp, rót nước vào ly, vặn nút chai, vẽ hình đơn giản để tăng sức mạnh cho bàn tay. 

   • Cho phép con giúp đỡ trong một số công việc thường ngày như xếp quần áo, đặt giày dép vào tủ, dọn chén bát. 

4.4. Đối với trẻ em chậm phát triển kỹ năng xã hội

Hoạt động sau đây cũng là bí quyết giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và cảm thấy thoải mái khi ở gần mọi người:

   • Hãy cho con ăn cơm với gia đình để trẻ có cơ hội gần gũi, tiếp xúc nhiều hơn với người thân. 

   • Khuyến khích trẻ chơi cùng với các bạn đồng trang lứa để cải thiện tinh thần, thể chất, cũng như tăng kỹ năng giao tiếp, hòa hợp cộng đồng. 

   • Giới thiệu cho trẻ nhiều tình huống xã hội khác nhau và mới mẻ, đồng thời phụ huynh cũng phải ở bên cạnh con thường xuyên để trẻ cảm thấy an tâm. 

   • Hãy chú ý phản ứng của trẻ trong từng tình huống xã hội và tìm hiểu rằng trẻ thích được an ủi như thế nào. Trường hợp mẹ phát hiện trẻ thụ động, lo lắng nhiều khi tiếp xúc xã hội, hãy đưa con đi gặp bác sĩ để kiểm tra. 

cách chăm sóc cho trẻ chậm phát triển

 

Chậm phát triển gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu trẻ chậm phát triển ở bất kỳ khía cạnh nào, phụ huynh cũng phải đưa con đi khám sớm, để bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Những phương pháp giúp bé chịu hợp tác, trở thành bạn đồng hành của mẹ mỗi ngày

Những phương pháp giúp bé chịu hợp tác trở thành bạn đồng hành của mẹ mõi ngày

Để bé yêu ngoan ngoãn, chịu hợp tác, nhiều cha mẹ sẵn sàng dùng “biện pháp mạnh” như dọa nạt con. Nhưng theo các chuyên gia, đây thực sự không phải là cách dạy con đúng đắn. Muốn con chịu hợp tác và trở thành “cộng sự” đắc lực của mẹ mỗi ngày, các bậc phụ huynh cần áp dụng một số phương pháp riêng.