Nhảy đến nội dung
trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh đen

Trẻ đi ngoài màu xanh đen có sao không và cách chăm sóc

Trẻ đi ngoài màu xanh đen là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh, vì không biết con có đang gặp vấn đề sức khỏe nào không. Để có cách khắc phục phù hợp, ba mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ đi phân xanh đen qua bài viết dưới đây.

1. Bé đi phân xanh đen là tình trạng gì?

Thông thường, phân xanh đen sẽ xuất hiện trong lần đi ngoài đầu tiên của bé. Đây gọi là phân su và cũng là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, nếu sau đó trẻ đột ngột đi ngoài màu xanh đen, mẹ nên tiếp tục theo dõi xem con có kèm theo các dấu hiệu bất thường không (sốt, sụt cân, biếng ăn,...) để có cách xử lý phù hợp.

Kiểm tra tình trạng phân của trẻ nhanh chóng cùng “BÁCH PHÂN TỪ ĐIỂN”

Thường xuyên theo dõi tình trạng phân của con là rất quan trọng để phát hiện sớm các bất thường ở trẻ. 

Với ”BÁCH PHÂN TỪ ĐIỂN”, mẹ có thể so sánh và đánh giá tình trạng phân của con ngay tại nhà. Hình ảnh trực quan, giao diện dễ sử dụng cho ra kết quả nhanh chóng, giúp mẹ nhận biết phân của con đang bình thường hay bất thường, từ đó có giải pháp phù hợp.

Bách phân từ điển

 

2. Nguyên nhân trẻ đi ngoài màu xanh đen

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng phân màu xanh đen ở trẻ. Cụ thể:

2.1. Không tiêu hóa được hết lượng sắt trong sữa công thức

Đa phần trẻ đi ngoài phân xanh là do uống sữa công thức có chứa đạm biến tính, khó tiêu, khiến con không thể tiêu hóa hết chất sắt có trong sữa. Theo đó, đạm sữa rất nhạy cảm với nhiệt độ nên nếu trong quá trình sản xuất bị gia nhiệt nhiều lần sẽ dễ bị biến đổi cấu trúc, trở thành đạm vón cục.

2.2. Pha sữa công thức không đúng cách

Trẻ dặm thêm sữa công thức thường đi ngoài phân màu nâu, vàng nâu, kết cấu nhão, mùi hơi nồng. Tuy nhiên, nếu nhận thấy phân bé màu xanh đen, bết dính và nặng mùi có thể mẹ đã cho lượng nước pha sữa ít hơn so với hướng dẫn.

trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh đen

 

2.3. Chế độ ăn của trẻ chứa nhiều thực phẩm màu xanh

Phân của trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm cũng thường bị thay đổi màu do thức ăn mà trẻ nạp vào. Vì thế, khi ăn quá nhiều thực phẩm có màu xanh như rau bina, rau diếp, cải xoăn… màu phân trẻ đôi khi sẽ có màu xanh, thậm chí là xuất hiện lợn cợn của rau.

2.4. Trẻ đang bổ sung thêm sắt

Nếu mẹ đang bổ sung thêm sắt cho trẻ, phân của con có thể trở thành màu xanh đen. Đây là hiện tượng bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng lưu ý, nếu thấy phân của bé chuyển màu đen mà không do bổ sung sắt thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra có máu trong phân không.

2.5. Dùng thuốc kháng sinh

Một số trường hợp bé đi ngoài phân có màu xanh là do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Vì thế, trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào, mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Xem thêm: Bé uống kháng sinh bị tiêu chảy

2.6. Bệnh lý tiêu hóa

Tình trạng trẻ đi phân xanh đen, cứng cũng có thể do bệnh lý xuất huyết tiêu hóa gây ra. Theo đó, máu chảy trong hệ tiêu hóa dưới tác động của dịch vị và thức ăn sẽ khiến hồng cầu biến đổi thành màu đen, làm phân cũng có màu tương tự.

Xem thêm: Lý do trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

3. Trẻ đi phân xanh đen có sao không?

Nếu trẻ đi phân xanh đen mà vẫn ăn ngủ bình thường, không quấy khóc thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, trẻ bỏ ăn, trẻ quấy khóc nhiều hoặc kèm theo vệt máu thì mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán và điều trị.

4. Cách chăm sóc khi trẻ đi ngoài phân xanh

Bên cạnh việc đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám, mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây trong quá trình chăm sóc để cải thiện tình trạng phân màu xanh đen cho con:

4.1. Chọn sữa công thức dễ tiêu hóa và hấp thu

Với trẻ đi ngoài phân xanh do không hợp sữa, mẹ nên xem xét và lựa chọn sữa công thức có đạm sữa dễ tiêu, nhằm hạn chế gây áp lực hệ tiêu hóa của con và hỗ trợ hấp thu trọn vẹn dưỡng chất thiết yếu.

Ngoài ra, mẹ cũng nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có các thành phần giúp nuôi dưỡng và gia tăng lợi khuẩn đường ruột như Probiotic, GOS, HMO,... Do khoảng 70% cơ quan miễn dịch nằm ở đường ruột nên khi tiêu hóa tốt, con không chỉ hấp thu dưỡng chất hiệu quả mà còn được tăng cường đề kháng tự nhiên.

4.2. Pha sữa đúng cách theo hướng dẫn trên bao bì

Bên cạnh việc chọn được dòng sữa công thức dễ tiêu hóa cho trẻ, khi pha sữa, mẹ cần đảm bảo tỷ lệ nước và sữa đúng theo hướng dẫn trên bao bì. Đồng thời, mẹ nên vệ sinh tay, dụng cụ sạch sẽ trước khi pha chế và nên tuân thủ đúng hướng dẫn pha và bảo quản sữa của nhà sản xuất.

4.3. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý

Để giúp trẻ đi ngoài ổn định mà vẫn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết, mẹ nên điều chỉnh thực đơn của trẻ với đa dạng thực phẩm. Trong đó, mỗi bữa ăn nên được thiết kế từ các loại thực phẩm có trong 4 nhóm chất cần thiết bao gồm: Chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), tinh bột (gạo, ngô, khoai lang…), chất béo (bơ, phô mai, dầu ô liu…), vitamin và khoáng chất (rau củ quả, trái cây…).

4.4. Cẩn thận khi dùng kháng sinh cho trẻ

Để ngăn ngừa trẻ dùng kháng sinh bị đi ngoài phân xanh đen, mẹ cần chia sẻ tình trạng của con cho bác sĩ để được hướng dẫn liều lượng hợp lý. Tuyệt đối không nên dùng thêm thuốc khác hoặc tự ý tăng giảm liều lượng cho trẻ khi chưa có sự chỉ định.

Xem thêm: Nhận thấy bé bị tiêu chảy vì uống kháng sinh

4.5. Theo dõi tình trạng phân của trẻ

Quan sát màu sắc và tính chất phân của trẻ là cách giúp mẹ nhận biết được tình trạng sức khỏe hiện tại của con. Nếu nhận thấy phân của bé có sự biến đổi bất thường, mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm:

  • Phân nhạt, màu hơi trắng, có thể là dấu hiệu của chứng tắc ống dẫn mật.
  • Phân vừa lẫn máu vừa có chất nhầy, đó có thể là biểu hiện của chứng viêm đại tràng hay viêm trực tràng.
  • Phân màu đỏ, sền sệt như thạch kèm đau bụng dữ dội, có thể là biểu hiện của chứng tắc ruột.

Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ đã biết cách khắc phục tình trạng trẻ đi ngoài màu xanh đen như thế nào. Quan trọng nhất để trẻ đi ngoài với tần suất đều đặn, màu sắc phân tốt và có kết cấu đẹp, mẹ cần cung cấp dinh dưỡng đa dạng, đủ chất và chọn sữa dễ tiêu hóa để trẻ tiêu hóa khỏe và hấp thu dưỡng chất tối đa.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có sao không? Xử lý như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt khiến mẹ lo lắng vì không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm đến sức khỏe không. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân làm trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và cách khắc phục trong bài viết sau nhé.