Nhảy đến nội dung
trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét

Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét do đâu, xử lý thế nào?

Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét là vấn đề khiến nhiều cha mẹ lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cả thể chất của con. Bài viết sau đây sẽ gợi ý cách xử lý khi trẻ gặp tình trạng này, mẹ cùng tìm hiểu để có thêm kiến thức chăm sóc bé yêu tốt hơn nhé!

1. Biểu hiện của trẻ khi ngủ giật mình khóc thét

Trẻ 3 tuổi ngủ khoảng 10 - 12 giờ mỗi ngày và đa phần các bé đã hình thành được thói ngủ và thức dậy đúng giờ. Việc ngủ đủ giấc rất quan trọng, bởi đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển trí não và thể chất của trẻ.

Khi quan sát giấc ngủ của con, nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu sau thì ba mẹ cần đặc biệt lưu ý:

  • Trẻ đang ngủ bỗng giật mình, giãy dụa, mắt nhắm, khóc nức nở.
  • Trẻ quẫy đạp mạnh, ưỡn cong người khi mẹ bế.
  • Trẻ bật dậy chạy ra khỏi giường với các biểu hiện như đổ mồ hôi, thở nhanh, lơ mơ,...

2. Nguyên nhân trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét

Tình trạng trẻ 3 tuổi thường giật mình khóc đêm có thể do các nguyên nhân sau đây:

2.1. Chế độ ăn không đủ chất

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc là do chế độ ăn uống của con thiếu các vi chất quan trọng. Chẳng hạn như, thiếu Canxi làm chậm quá trình dẫn truyền thần kinh trung ương, khiến con dễ giật mình khi ngủ. Trẻ thiếu kẽm cũng thường khóc về đêm, có giấc ngủ không yên. Không chỉ vậy, trẻ bị thiếu chất sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, biếng ăn, mệt mỏi khiến con ngủ không ngon, dễ quấy khóc. 

2.2. Các tác động từ môi trường

Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét cũng có thể do các tác động từ môi trường như âm thanh quá lớn, ánh sáng mạnh, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh,... Vì trẻ ở độ tuổi này khá nhạy cảm, dễ bị đánh thức bởi những thay đổi nhỏ từ không gian xung quanh.

trẻ 3 tuổi hay giật mình khóc đêm

2.3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến trẻ mệt mỏi, bụng khó chịu dẫn đến quấy khóc, dễ giật mình khi ngủ. Một trong những nguyên nhân mẹ không ngờ tới khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa là do sữa công thức con dúng có thể đang chứa đạm biến tính, bị vón cục do trải qua gia nhiệt nhiều lần trong quá trình sản xuất. Khi uống sữa có đạm biến tính, trẻ có thể bị khó tiêu, đầy hơi và khó chịu bụng, làm con ngủ không sâu giấc, thậm chí là quấy khóc đêm.

2.4. Tâm lý căng thẳng, hoảng sợ

Tâm lý căng thẳng, hoảng sợ cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của con. Đặc biệt, trẻ 3 tuổi thường thích vận động, giàu trí tưởng tượng nên về đêm dễ gặp ác mộng, gây ra tâm lý hoảng sợ khiến con giật mình tỉnh giấc.

2.5. Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng thường diễn ra khoảng 2 - 3 tiếng sau khi trẻ ngủ (trung bình tầm 90 phút sau khi trẻ ngủ). Đây là tình trạng xuất hiện vào giai đoạn thứ 3 và thứ 4 của giấc ngủ sóng chậm (NREM). Khi gặp hội chứng giấc ngủ kinh hoàng, trẻ 3 tuổi hay giật mình khóc đêm kèm theo các biểu hiện như hoảng hốt, toát mồ hôi, quấy khóc,...

>>> Đọc ngay: Top các mẹo dân gian chữa chứng khóc đêm ở trẻ hiệu quả

3. Mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng trẻ ngủ hay giật mình khóc?

Khi thấy con ngủ đêm hay giật mình khóc thét, mẹ có thể áp dụng một số gợi ý dưới đây để giúp con ngủ ngon và sâu giấc:

3.1. Chọn sữa công thức chứa đạm mềm dễ tiêu hóa

Mẹ đừng để sữa công thức có đạm biến tính ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé yêu. Với trẻ đang dặm thêm sữa công thức, mẹ nên ưu tiên sữa chứa đạm mềm nhỏ, êm dịu với hệ tiêu hóa, nhằm giúp trẻ êm bụng và ngủ ngon giấc hơn. Gợi ý đến mẹ sữa Friso® Gold dễ tiêu hóa và hấp thu. được nhiều phụ huynh tin chọn hiện nay.

Với Friso® Gold, trẻ êm bụng, tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh nhờ sữa sở hữu Quy trình Xử lý nhiệt 1 lần, giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm dễ tiêu. Nhờ đó, con êm bụng, êm giấc, ngủ ngon và ngủ sâu. Không chỉ vậy, nguồn đạm sữa mềm nhỏ, dễ tiêu này còn giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa và, hấp thu các dưỡng chất, từ đó giúp hạn chế táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác.

trẻ ngủ hay giật mình khóc thét

Sữa Friso Gold còn được đánh giá cao bởi hương vị sữa thanh nhạt, dễ hạp vị trẻ nhờ công thức không chứa đường sucrose.

>> Tìm mua Friso® Gold chính hãng TẠI ĐÂY.

3.2. Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất trong bữa ăn

Chế độ dinh dưỡng của trẻ 3 tuổi cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất (chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất) giúp con phát triển tốt về thể chất và trí tuệ. Đồng thời tránh thiếu hụt các vi chất thiết yếu, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của con. Không chỉ vậy, khi con có sức khỏe tốt, trẻ sẽ ngủ ngon và hạn chế quấy khóc về đêm.

3.3. Cho trẻ ngủ đúng giờ, tránh đùa nghịch trước khi ngủ 

Để tránh tình trạng trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét, mẹ nên tập con trẻ thói quen ngủ đúng giờ, khoảng từ 19 đến trễ nhất 21 giờ mỗi ngày. Vì nếu con ngủ quá khuya sẽ qua thời điểm vàng để vào giấc, dẫn đến tình trạng khó ngủ về đêm. Đồng thời, mẹ cũng hạn chế cho con đùa nghịch trước giờ ngủ để tránh tâm lý trẻ bị kích thích dễ bị giật mình khi ngủ đêm.

3.4. Tạo môi trường ngủ yên tĩnh, thoải mái 

Trẻ sẽ khó có giấc ngủ ngon nếu môi trường xung quanh quá ồn ào. Do đó, để con không giật mình khi ngủ, mẹ nên tạo môi trường ngủ yên tĩnh, có nhiệt độ khoảng 25 - 26 độ và ánh sáng vừa phải. Nhờ vậy, con sẽ dễ dàng đi vào giấc và ngủ xuyên đêm không quấy khóc.

3.5. Vỗ về trẻ để con thấy an toàn nếu gặp “giấc ngủ kinh hoàng”

Khi trẻ gặp “giấc ngủ kinh hoàng”, mẹ nên kiên trì vỗ về trẻ. Nhờ vậy, con sẽ bình tĩnh lại, dễ dàng vượt qua cảm giác sợ hãi và dễ dàng ngủ trở lại.

trẻ hay giật mình khóc đêm

4. Trẻ 3 tuổi giật mình khóc thét có sao không? Khi nào thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Trẻ giật mình, khóc đêm nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, cụ thể:

  • Chậm tăng cân: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp trẻ phục hồi năng lượng và phát triển toàn diện. Khi có giấc ngủ ngon, cơ thể con sẽ tiết hormone tăng trưởng cao gấp 4 - 5 lần so với bình thường. Vì thế, nếu thường xuyên giật mình giữa đêm, con sẽ có nguy cơ chậm tăng cân và kém phát triển chiều cao.
  • Giảm khả năng nhận thức: Thường xuyên bị giật mình bởi tiếng ồn hoặc các yếu tố ngoại cảnh có thể ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. Từ đó, có thể làm suy giảm khả năng nhận thức, học hỏi của con. 
  • Đề kháng giảm, dễ bị ốm vặt: Giấc ngủ đêm không được đảm bảo còn ảnh hưởng đến sức đề kháng của con. Từ đó khiến trẻ dễ ốm vặt và mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Ảnh hưởng đến khả năng hô hấp: Nếu trẻ thường xuyên giật mình khi ngủ sẽ khiến con khó chịu, quấy khóc nhiều. Tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể gây ức chế hệ hô hấp, khiến con bị khó thở.

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét. Nếu tình trạng này kéo dài, đi kèm theo biểu hiện bất thường như trẻ mệt mỏi, giãy giụa nhiều gây thương tích, ảnh hưởng đến sinh hoạt của con,... thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và có cách điều trị phù hợp.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có sao không? Xử lý như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt khiến mẹ lo lắng vì không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm đến sức khỏe không. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân làm trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và cách khắc phục trong bài viết sau nhé.