Nhảy đến nội dung
trẻ quấy khóc bất thường

Trẻ quấy khóc bất thường do đâu? Cha mẹ nên làm gì?

Trẻ quấy khóc bất thường khiến những người lần đầu làm bố mẹ bỡ ngỡ, không biết tại sao bé khóc thường xuyên và đâu là cách xử trí tốt nhất. Nếu bạn đang gặp phải điều này, hãy tham khảo bài viết dưới đây, để trang bị thêm kiến thức nhất định về cách chăm sóc trẻ em trong giai đoạn đầu đời.

1. Điểm danh nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc bất thường

Trẻ em khóc nhiều, đặc biệt ở giai đoạn nhũ nhi là tình trạng thường gặp và điều này khiến bố mẹ lo lắng, không biết tại sao trẻ quấy khóc bất thường. Theo nhận định của chuyên gia, nếu trẻ có biểu hiện khóc nhiều thường xuyên thì nguyên nhân chủ yếu là do: 

1.1 Trẻ gặp các vấn đề tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc bất thường. Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ rất non nớt. Nên nếu tiêu thụ thực phẩm không phù hợp, trẻ sẽ dễ dàng gặp phải các triệu chứng như đầy hơi chướng bụng, đau bụng, táo bón, tiêu chảy… Ví dụ uống sữa công thức chứa đạm biến tính do trải qua nhiều lần xử lý nhiệt sẽ gây khó tiêu, khiến con trẻ khó chịu, quấy khóc và ngủ không sâu giấc.

1.2. Trẻ đang đói bụng

Đói bụng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ hay quấy khóc. Không chỉ khóc toáng ầm ĩ, trẻ còn có phản xạ tìm kiếm ti mẹ, nhóp nhép và cử động miệng hoặc thực hiện mút tay nhiều hơn. Lúc này, phụ huynh nên cho trẻ uống sữa ngay và khi đã bú no, tình trạng quấy khóc có thể ngừng lại. 

1.3. Tã bị bẩn hoặc ướt

Nếu trẻ vừa khóc vừa ưỡn người thì đây là dấu hiệu cho thấy tã lót bị bẩn, ẩm ướt do phân và nước tiểu quá nhiều. Cách giải quyết là hãy kiểm tra và đổi tã cho con ngay lập tức. Hoặc, tốt nhất bố mẹ nên thay bỉm tã thường xuyên từ 2 - 3 giờ/lần để tránh tình trạng trẻ quấy khóc, cũng như hăm đỏ xảy ra. 

1.4. Trẻ buồn ngủ

Mỗi khi buồn ngủ, đa phần trẻ em đều có biểu hiện cáu kỉnh và quấy khóc. Ban đầu, tiếng khóc tương đối nhỏ. Song, nếu xung quanh ồn ào không thể ngủ được thì trẻ có thể khóc to và nhiều hơn. Lúc này, ngoài ôm ấp dỗ dành để con chìm vào giấc ngủ, bố mẹ nên chú ý lựa chọn không gian yên tĩnh, thoáng mát, ít ánh sáng và tiếng ồn để con yêu được ngủ sâu giấc. 


Xem thêm: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh mỗi ngày là bao nhiêu?


1.5. Muốn làm nũng

Một sự thật thú vị là đôi khi, trẻ quấy khóc bất thường không phải buồn ngủ, đói bụng hay tã ướt. Thay vào đó, đây là một cách làm nũng, muốn được ôm ấp của con. Phụ huynh có thể nhận biết dấu hiệu như trẻ khóc lúc cao lúc thấp, không có nước mắt, chân tay múa máy lung tung hoặc mắt nhìn sang trái sang phải. Lúc này, hãy nhẹ nhàng âu yếm, vỗ về để bé cảm nhận được giọng nói dịu dàng và yêu thương của cha mẹ nhé. 
 

bé quấy khóc liên tục

1.6. Trẻ quấy khóc bất thường khi mọc răng

Mọc răng là giai đoạn khiến trẻ cáu gắt, biếng ăn và quấy khóc thường xuyên. Điều này lý giải tại sao bố mẹ phải theo dõi dấu hiệu trẻ đang mọc răng, để kịp thời áp dụng biện pháp giảm đau. Thông thường, ngoài khóc thét ầm ĩ, còn có biểu hiện cho thấy bé khó chịu vì mọc răng, bao gồm: lấy tay sờ, cọ răng, gặm đồ, thích đưa tay hoặc đồ chơi vào miệng. 

1.7. Do mắc phải bệnh lý 

Nhiều trường hợp, trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân là do ảnh hưởng của bệnh lý trong cơ thể, bao gồm:

  • Viêm tai giữa khiến trẻ khóc lóc không yên, kèm theo sốt, lắc đầu hoặc dùng tay ép vào vành tai. 
  • Viêm phổi hoặc suy tim khiến trẻ khóc yếu ớt, thở khò khè.
  • Rạn nứt hậu môn dẫn đến trẻ khóc nhiều hơn sau khi đại tiện. 
  • Còi xương khiến trẻ quấy khóc đêm bất thường, sợ hãi, đổ mồ hôi nhiều trong giai đoạn đầu. 
nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc bất thường

 

1.8. Nguyên nhân khác

Trẻ quấy khóc bất thường còn có nguyên nhân là do:

  • Hoảng sợ với tiếng động lớn, ánh sáng hoặc đêm tối, dẫn đến trẻ khóc thét từng cơn, toàn thân dãy dụa lung tung. 
  • Khi cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ phản ứng bằng cách quấy khóc thường xuyên. 
  • Ngoài ra, trẻ có thể cảm thấy khó chịu vì những điều nhỏ nhặt, điển hình như tóc quấn vào đầu ngón tay hoặc ngón chân, cản trở lưu thông máu. Hoặc, một số bé nhạy cảm với mặc quần áo hoặc vải thừa ở trong quần áo. 

Như vậy, để thấu hiểu tại sao trẻ quấy khóc bất thường, bố mẹ nên nắm rõ toàn bộ nguyên nhân và dấu hiệu trên đây, cũng như đặt bản thân vào vị trí của con. 

2. Trẻ quấy khóc cả ngày: Cha mẹ nên làm gì để khắc phục? 

Tình trạng trẻ nhỏ thường xuyên quấy khóc vô cùng phổ biến. Vậy trẻ quấy khóc phải làm sao? 

Trước tiên cha mẹ cần bình tĩnh và duy trì thái độ tích cực trước tiếng khóc của con để tỉnh táo nhận ra “thông điệp” trẻ đang chuyển tải. Hãy quan sát biểu hiện của bé, liệu quấy khóc có phải đến từ nguyên nhân như đói bụng, tã ướt hay buồn ngủ hay không để nhanh chóng khắc phục. Hãy nhẹ nhàng thể hiện cử chỉ yêu thương, giọng nói ấm áp và trìu mến, kết hợp xoa bụng hoặc mở nhạc, giúp tạo cảm giác an toàn, giảm bớt căng thẳng cho con.

Ngoài ra, cha mẹ cũng đừng quên chú ý chế độ dinh dưỡng, đây là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ về mọi mặt.

Đối với trẻ uống sữa công thức, cha mẹ nên quan tâm đến chất lượng đạm trong sữa. Bởi đạm sữa rất nhạy cảm với nhiệt độ nên dễ bị biến tính trong khi trải qua quá trình sản xuất phải gia nhiệt nhiều lần. Từ đó, đạm trở nên vón cục và khó tiêu hóa. Khi trẻ uống sữa có chứa đạm biến tính, trẻ sẽ gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, dẫn đến quấy khóc và ảnh hưởng giấc ngủ. 

Hiện nay, nhiều cha mẹ tin chọn dòng sữa mát Friso Gold để hỗ trợ trẻ tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh nhờ quy trình khép kín Xử lý nhiệt 1 lần, giúp bảo toàn 90% đạm mềm tự nhiên. Nhờ đó, trẻ êm bụng, ngủ ngon, hạn chế quấy khóc và các vấn đề tiêu hóa. Friso Gold còn được yêu thích bởi vị sữa thanh nhạt do không chứa đường sucrose nên rất hợp vị với các bé.

khủng hoảng tuổi lên 3

 Trong trường hợp đã áp dụng các cách trên nhưng trẻ vẫn không ngừng khóc, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ khóc bất thường và có giải pháp khắc phục phù hợp.

vì sao bé quấy khóc bất thường

 

3. Lời khuyên giúp hạn chế trẻ quấy khóc khó chịu

Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia giúp ngăn ngừa tình trạng quấy khóc bất thường ở trẻ: 

3.1. Tạo không gian ngủ thoải mái

Theo nhận định của chuyên gia, trẻ em được ngủ trong môi trường êm ái và an toàn ít có biểu hiện quấy khóc vào ban đêm. Vì thế cha mẹ nên tạo không gian thoải mái, yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng mờ và nhiệt độ phù hợp để con hạn chế giật mình hoặc khóc thét vào giữa đêm.

3.2. Thiết lập thói quen ngủ đúng giờ

Nếu ngủ quá nhiều vào ban ngày thì ban đêm, trẻ dễ bị mất ngủ và quấy khóc. Do đó, cha mẹ cần thiết lập đồng hồ sinh học phù hợp, bằng cách cho con đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày, để con tự ngủ (thay vì dỗ dành). Nhờ vậy, trẻ sẽ ngủ ngoan, sâu giấc và hạn chế khóc đêm

3.3 Thường xuyên massage cho trẻ

Các động tác massage sẽ không chỉ giúp trẻ lưu thông tuần hoàn, tăng cường khả năng tiêu hóa mà còn tạo cảm giác thoải mái, gắn kết giữa trẻ và cha mẹ. Do đó đây cũng là cách xoa dịu căng thẳng và giảm quấy khóc ở trẻ.

Nhìn chung, trẻ quấy khóc bất thường là tình trạng thường gặp. Cha mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và có cách giải quyết phù hợp. Trường hợp bé khóc nhiều, liên tục trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của bệnh lý, hãy lập tức đưa bé đi khám bác sĩ để được kiểm tra và  điều trị kịp thời nhé. 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh

Tổng hợp 7 mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Một số mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh hiệu quả bằng các nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm như dùng gừng tươi, rau diếp cá, hạt sen, lá trầu không...