7 cách trị táo bón cho trẻ 3 tuổi và lưu ý mẹ nên biết
Táo bón ở trẻ 3 tuổi là một trong những vấn đề khiến không ít cha mẹ c.... read more
Khủng hoảng lên 3 (hay rối loạn tuổi lên 3) là tình trạng bé không nghe lời, thậm chí chống đối, làm ngược lại ý cha mẹ càng nhiều hơn. Bé trở nên lì lợm cứng đầu, chỉ muốn làm theo ý mình khiến các bậc phụ huynh cảm thấy bất lực, không thể kiểm soát nổi con.
Trẻ lên 3 có những phát triển rõ rệt về mặt thể chất, khả năng phát cảm ngôn ngữ, diễn đạt nhu cầu của bản thân. Đặc biệt, trẻ 3 tuổi cảm nhận bản thân đã “lớn” và dần trở nên tự lực, nhưng vì chưa thể làm mọi thứ thật thuần thục và không diễn đạt được ý muốn của mình nên khiến con rơi vào khủng hoảng.
Xem thêm: Cách phát triển cân nặng và chiều cao trẻ 3 tuổi
Ngoài ra, khủng hoảng tuổi lên 3 còn đến từ việc sức khỏe thể chất của con không tốt như bụng đầy hơi, khó tiêu, táo bón hay tiêu chảy. Điều này khiến con khó chịu, ngủ không ngon, ăn uống kém. Tâm lý của trẻ vì thế mà cũng bị ảnh hưởng, làm cho con bắt đầu cáu gắt, la hét và khóc lóc.
Để cùng con vượt qua giai đoạn này, mẹ rất cần nắm rõ những biểu hiện thường gặp khi trẻ rơi vào giai đoạn “rối loạn tuổi lên 3”:
Khủng hoảng tuổi lên 3 khác với khủng hoảng tuổi lên 2 như thế nào? Phản ứng khủng hoảng của trẻ 3 tuổi có phần “nhỉnh” hơn so với trẻ 2 tuổi. Con trở nên bướng bỉnh, chống đối và ăn vạ nhiều hơn. Trẻ luôn muốn tự mình làm mọi thứ, nếu cha mẹ làm giúp thì sẽ tỏ vẻ khó chịu và khóc lóc. Đôi khi còn làm ngược lại với lời cha mẹ nói, càng cấm trẻ lại càng muốn làm. Điều này khiến không ít bậc phụ huynh mệt mỏi, thậm chí là gắt gỏng. |
Thông thường, cha mẹ phát hiện con gặp khủng hoảng lên 3 ở nửa đầu tuổi lên 3 và kéo dài đến nửa đầu tuổi lên 4. Trong nhiều trường hợp, trẻ có thể gặp tình trạng này sớm hơn khi mới hơn 2 tuổi.
Để đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3, cha mẹ nên:
Quan trọng nhất trong quá trình dạy con là học cách lắng nghe con nói, đáp ứng nhu cầu được bày tỏ của con. Sau đó, thay vì từ chối con một cách cứng rắn, phụ huynh thể nói nhẹ nhàng: “Cha/mẹ hiểu con muốn điều đó”, kèm theo một lý do thuyết phục để trẻ cảm thấy được thấu hiểu, đồng cảm.
Vì sẽ gây ra phản ứng ngược, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Thay vì vậy, cha mẹ nên áp dụng “hình phạt” time-out bằng cách tách trẻ ra một không gian riêng, cho con thời gian suy nghĩ và tự rút ra bài học khi phạm lỗi.
Cha mẹ hãy giúp trẻ biết vì sao con không nên và phải ngừng những hành động tiêu cực (như đập phá đồ đạc, đánh bạn,...). Vì nhiều trẻ ở độ tuổi này không hiểu vì sao bản thân bị cha mẹ ngăn cấm, la mắng, chưa hiểu tính tiêu cực từ hành động bộc phát của con.
Khi trẻ bắt đầu quan sát sẽ bắt chước các hành động mà cha mẹ làm. Do đó, dù con khiến bạn tức giận thế nào thì bạn vẫn phải giữ bình tĩnh để trở thành tấm gương hành xử đúng mực giúp con học tập và noi theo.
Tham khảo: Trẻ 3 tuổi nên học gì để thông minh và khỏe mạnh?
Dạy trẻ nghe lời bằng cách cho con những lời khen từ mọi người, giúp con cảm thấy vui vẻ, tự hào hơn. Điều này giúp trẻ được đáp ứng nhu cầu chứng tỏ bản thân một cách tích cực, thay vì làm trái lời cha mẹ.
Điều này sẽ giúp con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ. Đồng thời đừng quên nhắc nhở trẻ “cha mẹ yêu con” để xoa dịu cảm giác tiêu cực trong con.
Đưa ra các sự lựa chọn khi con không chịu hoặc khăng khăng làm một hành động nào đó. Cách này thể hiện thái độ cứng rắn của cha mẹ, kiểm soát trạng thái “ăn vạ”, bướng bỉnh của trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tạo điều kiện cho con tự lập bằng cách cho trẻ làm những việc vừa sức, chẳng hạn như để con tự dùng thìa, thay đồ mỗi ngày, tự xếp đồ vào balo đi học, vệ sinh cá nhân, chải đầu,... Đồng thời, thường xuyên cho con gặp bạn bè, tham gia các hoạt động cộng đồng, xã hội, từ đó phát triển các mặt về tinh thần, nhận thức.
Một ví dụ về khủng hoảng tuổi lên 3 thường gặp là trẻ không muốn đi học, con có thể gào khóc khi cha mẹ, ông bà hoặc người thân dẫn đến trường. Để xử lý tình huống khủng hoảng tuổi lên 3 này, người thân nên kiên trì giải thích cho trẻ hiểu những niềm vui và điều thú vị mà con sẽ nhận được khi đến trường. Tuyệt đối không đánh hoặc dọa con vì như vậy sẽ làm trẻ sợ và ác cảm với cô giáo, với trường lớp hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đừng quên bổ sung đủ chất dinh dưỡng để con phát triển thật khỏe mạnh nhé. Hãy ưu tiên sử dụng sữa công thức có cấu trúc đạm nhỏ mềm cùng các dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa và đề kháng tự nhiên, giúp nâng cao thể chất, hỗ trợ trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn khi lên 3.
Friso Gold được sản xuất từ nguồn sữa chất lượng cao nhập khẩu 100% Hà Lan từ giống bò thuần chủng Holstein Friesian cùng quy trình Xử lý nhiệt 1 lần, giúp các phân tử đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên không bị biến tính. Nhờ đó, sữa êm dịu với hệ tiêu hóa, con nhẹ bụng, tránh táo bón hay đầy hơi chướng bụng, ngủ ngon và giảm quấy khóc, khó chịu. Đi cùng với hương vị thanh nhạt tự nhiên, thơm mát hợp khẩu vị giúp bé uống sữa ngoan và ăn ngon miệng hơn. Ngoài kế thừa đặc tính tiêu hóa dễ - hấp thu nhanh của Friso Gold, sữa Friso Gold Pro còn chứa hệ dưỡng chất BioPro+ (bao gồm HMO, Probiotic, và GOS), giúp bổ sung và nuôi dưỡng lợi khuẩn, tạo sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nhờ đó bé tăng cường đề kháng tự nhiên, ít ốm vặt. Friso Gold Pro ghi điểm với các mẹ bởi chất lượng đạt chuẩn, được nhập khẩu 100% nguyên lon từ châu Âu và hương vị thanh nhạt thơm ngon, không đường, không hương liệu tốt cho sức khỏe. |
Nếu tình trạng khủng hoảng lên 3 của trẻ có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có cách giải quyết phù hợp.
Trên đây là những dấu hiệu và cách dạy con khủng hoảng tuổi lên 3. Nhìn chung, đây là giai đoạn phát triển tự nhiên của trẻ, đánh dấu cột mốc con bắt đầu có nhận thức về sự độc lập, thể hiện bản thân. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp phụ huynh tìm được phương pháp thích hợp, vững tinh thần hơn để đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn “khó ở” này.