Mẹ bầu 3 tháng cuối ăn gì để vào con, mẹ khỏe mạnh?
Mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để vào con, lại không khiến mẹ t.... read more
Mẹ nên kiêng một số thực phẩm để có hành trình mang thai khỏe mạnh, an toàn:
Khi phụ nữ mang thai có thể sẽ cảm thấy thèm ăn các loại đồ ngọt như kem, bánh ngọt, socola. Đây đều là biểu hiện bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn đồ ngọt quá nhiều có thể giảm dung nạp các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác. Điều này sẽ làm thai nhi mất đi một lượng dưỡng chất cần thiết để phát triển, đồng thời tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ.
>> Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu có ăn kem được không? Những điều cần lưu ý
Chính vì vậy, đồ ngọt là thực phẩm hàng đầu nằm trong danh sách không nên ăn gì khi mang thai mà mẹ cần lưu ý. Tốt nhất, mẹ chỉ nên ăn một lượng nhỏ đường để giữ cho chỉ số đường huyết luôn được ổn định.
Sự thay đổi hormone mạnh mẽ trong thời gian thai nghén (3 tháng đầu) khiến hầu hết các mẹ bầu luôn cảm thấy nhạt miệng và thèm ăn muối nhiều hơn. Thế nhưng, mẹ cần phải lưu ý rằng việc ăn mặn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị phù, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật,…
Do đó, mẹ bầu có thể chọn bổ sung muối từ các thực phẩm như rau củ, sữa, cá, thịt gà,... để kiểm soát được lượng muối đưa vào cơ thể mà vẫn có thai kỳ khỏe mạnh.
Những thức ăn kiêng cho bà bầu tiếp theo mà mẹ cần lưu ý là đồ ăn nhiều dầu mỡ. Theo đó, hấp thụ nhiều thức ăn có lượng mỡ cao (đồ chiên, nướng, thịt mỡ) có thể dẫn đến tổng hợp kích thích tuyến vú, tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé.
Thịt tái hoặc chưa nấu chín là môi trường lý tưởng cho ký sinh trùng toxoplasmosis hình thành và phát triển. Vì thế, khi tiêu thụ loại thịt này, bà bầu có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm như sảy thai hoặc thai chết lưu.
Khi mang thai, mẹ nên hạn chế ăn trứng sống hoặc các loại thực phẩm như mayonnaise tự làm, custards vì tăng nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella. Đây là vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, có thể lây lan từ ruột vào máu và các nơi khác trong cơ thể, thậm chí là đi qua nhau thai. Trong vòng 12–72 giờ sau khi bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn/nôn, sụt cân, mất nước, nhức đầu hoặc sốt.
>> Tin liên quan: Bà bầu có thể ăn trứng vào tháng thứ mấy? Những lưu ý cần ghi nhớ
Khi mang thai, cơ thể của mẹ đã hấp thu vitamin A từ trái cây, rau củ quả hoặc thuốc bổ sung. Nếu tiêu thụ thêm gan động vật chứa hàm lượng vitamin A và chất sắt cao, điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Không chỉ vậy, gan cũng là nơi tích tụ chất độc hại trong cơ thể động vật, do đó khi mẹ ăn nhiều, có thể khiến thai nhi bị nhiễm độc, dẫn đến dị tật bẩm sinh.
Cá là loại thực phẩm chứa nhiều Omega-3 rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Tuy nhiên, có một số loại cá mà mẹ bầu cần tránh như cá thu, cá đuối, cá ngừ, cá mũi kiếm… Những loại cá này chứa hàm lượng thủy ngân lớn, khi đi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của thai nhi.
Nhiều loại vi khuẩn như E.coli, Salmonella tồn tại trên rau sống, có thể gây ra ngộ độc cho bà bầu. Ngay cả khi đã trụng qua nước sôi thì những vi khuẩn này vẫn có khả năng sống sót. Vì thế, mẹ nên hạn chế ăn rau sống khi mang thai.
>> Xem thêm: Mẹ bầu nên ăn rau gì để khỏe mạnh?
Có thai không nên ăn gì? Câu trả lời chính là rau củ quả muối chua. Đây là thực phẩm được chế biến từ quá trình lên men nhờ hoạt động của vi sinh vật. Ở những ngày đầu sau khi muối chua, rau củ quả có vị đắng và chứa nhiều nitrate không tốt cho sức khỏe của mẹ.
Các loại củ mọc mầm, đặc biệt là khoai tây có chứa độc tố solanine, làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa và hệ thần kinh ở mẹ, cũng như khiến em bé bị dị tật nguy hiểm.
Ngoài ra, nhiều mẹ cũng thắc mắc bầu có nên kiêng ăn dứa và đu đủ không? Theo đó, đu đủ xanh và dứa mẹ nhé! Trong khi đu đủ xanh chứa nhiều enzyme gây ra co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai. Còn quả dứa với hàm lượng cao bromelain có thể khiến tử cung bị kích thích liên tục, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
>> Xem thêm: 7 loại quả bà bầu không nên ăn để tránh ảnh hưởng thai nhi
Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội hoặc giăm bông chứa nhiều vi khuẩn Listeria. Dù đây là loại vi khuẩn không nguy hiểm với người bình thường, nhưng là mối hiểm họa có thể gây ra sảy thai với bà bầu.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc bà bầu kiêng ăn gì nữa thì câu trả lời là cần lưu ý thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh. Không chỉ tồn tại trong thực phẩm chế biến sẵn, vi khuẩn Listeria có thể phát triển trong môi trường nhiệt độ thấp như tủ lạnh. Vì thế, thực phẩm bảo quản lâu trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Không thể phủ nhận trong sữa có hàm lượng canxi và vitamin D giúp trẻ có hệ xương, răng chắc khỏe. Nhưng sữa và chế phẩm từ sữa không tiệt trùng lại là ngoại lệ, đây là môi trường phát triển vi khuẩn Listeria - tác nhân gây ra sẩy thai.
Khổ qua là giải đáp cho câu hỏi có bầu nên kiêng ăn gì, do thực phẩm này có chứa Quinine, Monodicine là các chất gây ra co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai. Ngoài khổ qua, mẹ cũng phải hạn chế các loại rau củ kích thích tử cung như cũng cần tránh rau ngót, rau sam.
Ngoài nắm rõ có thai không nên ăn gì, bà bầu cũng phải hạn chế các loại đồ uống kích thích như cà phê, bia, rượu, các loại trà thảo mộc. Đồng thời, chú ý xây dựng chế độ ăn khoa học theo nguyên tắc sau đây, để mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt.
Có bầu nên kiêng gì? Đó là rau củ quả chưa được rửa kỹ. Việc ăn các loại rau củ quả chưa được làm sạch cẩn thận làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho mẹ bầu và lây truyền sang thai nhi. Do vậy, trước khi chế biến thức ăn, mẹ hãy rửa rau củ quả dưới vòi nước và ngâm nước muối loãng nhé.
Măng tươi là thức ăn kiêng cho bà bầu trong 3 tháng đầu. Nếu ăn măng trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể bị khó tiêu, đầy hơi và làm giảm sự chuyển hóa sắt. Việc thiếu sắt không chỉ làm mẹ bầu mệt mỏi, tăng nguy cơ tiền sản giật mà còn khiến thai nhi nhẹ cân, sinh non.
>> Xem thêm: Có bầu ăn măng được không: Lợi hay hại?
Rau ngót, ngải cứu nếu mẹ bầu ăn nhiều vào 3 tháng đầu có thể gây co thắt tử cung, làm chảy máu và nguy hiểm hơn là sảy thai. Vì thế, khi mang thai mẹ nên tránh ăn hai loại rau này nhé.
Có bầu không nên ăn gì? Trong thời gian đầu mang thai, mẹ nên hạn chế ăn nhiều hạt vừng, đồng thời không ăn hạt vừng cùng với mật ong vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi hay nghiêm trọng hơn là sảy thai.
Cỏ cà ri, Ferula assa-foetida, tỏi, bạch chỉ, bạc hà… có thể gây kích thích tử cung và co thắt, làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai. Do vậy, đây đều là những thực phẩm bà bầu nên tránh xa.
>> Thông tin thêm: Những quan điểm sai lầm về thực phẩm dành cho mẹ bầu bạn nên biết
Bên cạnh các loại thức ăn bà bầu nên tránh kể trên, trong thai kỳ mẹ cũng cần kiêng một số loại đồ uống.
Trà thảo mộc tuy rất tốt cho sức khỏe, nhưng khi mang thai mẹ cần cẩn thận hơn vì không phải loại thảo mộc nào cũng dùng được. Nếu dùng trà thảo mộc sai cách có thể dẫn đến kích thích co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai, cản trở sự phát triển phôi thai hay hạ huyết áp ở mẹ bầu. Một số loại trà thảo mộc mà mẹ bầu cần tránh như trà cây dâm bụt, trà ma hoàng, trà xanh, trà rễ cam thảo, trà sâm, trà đương quy…
Lượng cồn lớn trong bia rượu làm cản trở thai nhi hấp thu dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết khiến bé kém phát triển, có dị tật trên cơ thể đặc biệt là ở tim và cột sống. Hơn nữa, việc sử dụng bia rượu nhiều khi mang thai cũng làm tăng khả năng sảy thai, thai chết lưu.
Nước ngọt có gas chứa nhiều đường, hương liệu và không có nhiều dinh dưỡng. Nếu mẹ bầu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu chất, cơ thể mệt mỏi, dễ bị tiểu đường thai kỳ và có thể dẫn đến sinh non, sảy thai.
Cà phê có chứa caffeine, nếu cơ thể mẹ bầu nạp quá nhiều caffeine sẽ gây tăng huyết áp, căng thẳng, mất ngủ… Trong khi đó thai nhi có nguy cơ nhẹ cân, vàng da hoặc có thể dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chết lưu. Vì thế, mẹ bầu nếu muốn sử dụng cà phê thì nên chú ý liều lượng caffeine nhé.
Các loại nước ép hoa quả mua sẵn ngoài cửa hàng có thể không đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến, dễ khiến mẹ bầu và thai nhi bị nhiễm khuẩn Listeria, E.Coli. Khi bị nhiễm khuẩn, mẹ bầu có thể bị vỡ ối, chuyển dạ sớm, thai nhi sinh non. Do vậy, tốt nhất là mẹ nên tự ép nước hoa quả tại nhà hoặc dùng nước ép đã qua tiệt trùng để an tâm hơn.
Ngoài tìm hiểu phụ nữ mang thai không nên ăn gì, khi xây dựng dinh dưỡng cho mẹ bầu còn cần tuân thủ các nguyên tắc như:
Ăn chín uống sôi.
Chia nhỏ bữa ăn thành 5 - 6 bữa trong ngày, để giảm tình trạng buồn nôn, chán ăn trong thai kỳ. Đồng thời, nên chọn các loại thức ăn nhẹ vừa có lợi về mặt dinh dưỡng vừa không chứa quá nhiều calo.
Cân đối đầy đủ bốn nhóm chất thiết yếu, bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Tránh đồ uống không lành mạnh như nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê.
Uống nhiều nước, tối thiểu 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
Có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo sức khỏe.
Bên cạnh đó, mẹ đừng quên uống sữa bầu mỗi ngày để tăng cường năng lượng, giúp mẹ có thai kỳ thoải mái, cũng như cung cấp nền tảng dinh dưỡng tốt nhất cho thai nhi.
Frisomum Gold: Bí quyết giúp mẹ khỏe mạnh, con đủ chất! Frisomum Gold được nhiều mẹ đánh giá là “người bạn” đồng hành lý tưởng trong thời gian thai kỳ. Sản phẩm bổ sung Magie và vitamin nhóm B giúp mẹ dễ tiêu hóa, giảm căng thẳng và có giấc ngủ ngon hơn. Đồng thời bổ sung cho mẹ nhiều năng lượng để tận hưởng trọn vẹn hành trình mang thai khỏe mạnh. Song song đó, sữa Frisomum Gold cung cấp hệ dưỡng chất đầy đủ, dành riêng cho trẻ bao gồm choline, vitamin B12, vitamin B1, vitamin B6, DHA, Axit Folic, Iot, hỗ trợ thai nhi phát triển hoàn thiện từ thể chất đến trí não. Không chỉ có giá trị cao về mặt dinh dưỡng, Frisomum Gold còn có chỉ số đường huyết thấp (GI=25) giúp hạn chế nguy cơ béo phì, đái tháo đường thai kỳ. Thêm vào đó, vị sữa thanh nhạt với hương cam và vani tự nhiên hấp dẫn, giúp mẹ uống ngon miệng mà không sợ bị nghén. |
Sau đây là một số thắc mắc thường gặp về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu và lời giải:
“Mới bầu kiêng ăn gì?” hay “bầu tháng đầu kiêng gì?” là thắc mắc của nhiều người lần đầu đầu mang thai. Theo đó, trong 3 tháng đầu, mẹ nên hạn chế ăn rau ngót, rau răm, rau má, đu đủ sống, khóm (thơm, dứa), củ dền và rau mầm.
Việc lo lắng “bầu kiêng những gì?” dễ khiến mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng khi mang thai. Vì thế, mẹ bầu nên ăn đầy đủ và cân bằng các nhóm chất như chất bột đường, chất đạm, chất béo, các loại vitamin… để mẹ khỏe và thai nhi phát triển toàn diện.
Mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng,... và đặc biệt là tuân thủ lịch khám thai định kỳ để có hành trình mang thai khỏe mạnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi có thai không nên ăn gì. Ngoài chú ý chế độ ăn khoa học và nghỉ ngơi hợp lý, mẹ cũng phải uống sữa bầu mỗi ngày, để vừa cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, vừa nạp thêm năng lượng cho hành trình mang thai thoải mái, khỏe mạnh.