Nhảy đến nội dung
bé 16 tháng biết làm gì

Bé 16 tháng biết làm gì và những điều mẹ cần biết

Nhiều phụ huynh có con nhỏ tự hỏi không biết bé 16 tháng biết làm gì? Ở độ tuổi này, con dần có nhiều thay đổi nhất định cùng một số hành động đáng yêu, bộc lộ cá tính riêng. Để hiểu hơn về sự phát triển của bé 16 tháng tuổi và có cách chăm sóc con yêu phù hợp nhất, các mẹ cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

1. Khám phá những điều đặc biệt khi bé 16 tháng tuổi

Khi đến 16 tháng tuổi, bé có sự thay đổi về cả chiều cao và cân nặng. Về chiều cao, bé gái có thể đạt khoảng 73cm - 84,2cm. Trong khi bé trai có thể cao từ 75,4cm - 80,2cm. Về cân nặng, bé gái có trọng lượng từ 7,8kg-12,5kg, còn cân nặng của bé trai trong khoảng 8,5kg-12,9kg.


Xem thêm: Bảng cân nặng, chiều cao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chi tiết nhất


 16 tháng tuổi đã đi vững hơn so với những tháng trước đó. Thậm chí con còn leo, trèo, chạy… khiến mẹ mệt vì phải chạy theo “canh chừng” đấy. 

Ngoài ra, con yêu cũng tò mò nhiều hơn về những thứ xung quanh và thích tự mình khám phá. Tuy nhiên, ở giai đoạn này con khá thiếu kiên nhẫn nên thường tỏ ra cáu kỉnh. Vì thế, mẹ hãy bình tĩnh và hướng dẫn con một cách từ tốn nhé. 

2. Vậy bé 16 tháng biết làm gì?

Ở giai đoạn 16 tháng tuổi, con yêu đã biết làm nhiều việc, chẳng hạn như:

2.1. Nói nhiều từ hơn

Em bé 16 tháng đã có thể nói một câu có bảy từ trở lên nhưng vì phát âm chưa rõ nên cần kết hợp hành động chỉ trỏ để thể hiện mong muốn. So với lượng từ ít ỏi có thể nói, khả năng hiểu của con có phần vượt trội hơn. Chẳng hạn như khi được hỏi món đồ chơi để ở đâu, dù chưa thể trả lời nhưng bé có thể chỉ đúng vị trí cần tìm. 

Đồng thời, để kích thích hoàn thiện khả năng giao tiếp của con, mẹ nên nói rõ những từ đơn giản với tốc độ chậm để con kịp hiểu và ghi nhớ. Đặc biệt, phụ huynh nên chú ý đến độ chính xác khi sử dụng từ, để tránh bé học theo cách nói sai lệch. Ngoài ra, đừng quên lắng nghe con nói và phản ứng lại để bé học được cách tương tác khi giao tiếp.

bé 16 tháng tuổi biết làm những gì

 

2.2. Thể hiện cảm xúc (vui, buồn, giận dữ)

Sự tập trung của bé 16 tháng tuổi ở mức thấp và chỉ có thể duy trì trong một thời gian ngắn. Đây là lý do con dễ có cảm xúc tích cực như vui vẻ, hào hứng, nhưng cũng nhanh chóng chuyển sang trạng thái tiêu cực như giận dữ, khóc lóc. Những lúc con có cảm xúc không tốt, mẹ nên xoa dịu con bằng những cái ôm và câu nói thấu hiểu để bé cảm thấy nguôi ngoai hơn.

Bên cạnh đó, bé 16 tháng tuổi luôn có nỗi sợ bị bỏ rơi nên thường bám lấy cha mẹ khi đến nơi lạ, bị bệnh hoặc lo lắng điều gì đó. Dù vậy với trường hợp này, cha mẹ không nên trốn tránh con vì có thể để lại ảnh hưởng tiêu cực về mặt tâm lý, khiến bé càng bám nhiều hơn. 

Xem thêm: Tìm hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ

2.3. Đi vững hơn

Con đã có khả năng đi vững mà không cần sự trợ giúp của cha mẹ, thậm chí có thể đi giật lùi, chạy, leo trèo, nhảy theo nhạc,... Cùng với sự tò mò về thế giới xung quanh, con luôn thích thú tự mình di chuyển dù ở bất kỳ đâu. Đặc biệt, môi trường có nước như bồn tắm, bể bơi, sông suối,... thường tạo nên sức hút lớn với bé ở độ tuổi này. Vì thế, mẹ nên trông coi con đi đứng kỹ hơn trong giai đoạn này vì bé vẫn chưa có cảm giác gặp nguy hiểm và thiếu sót phản ứng tự vệ khi cần thiết.

khủng hoảng 16 tháng tuổi

 

2.4. Tập hát theo mẹ

Bé 16 tháng biết làm gì nữa? Câu trả lời tiếp theo có thể làm mẹ cảm thấy thích thú, đó là con sẽ tập hát theo mẹ. Hành động này xuất phát từ hành vi thích bắt chước cha mẹ của bé trong độ tuổi này. Lúc này, bé đã ít nhiều cảm nhận được giai điệu nhạc, đồng thời lặp lại không rõ lời theo tiếng hát của mẹ. Hơn nữa, con có thể ghi nhớ và thậm chí sáng tạo bài hát “ru ngủ” những con thú bông đồ chơi.

2.5. Xếp chồng đồ vật và tô màu

Ở độ tuổi 16 tháng, bé yêu của bạn bắt đầu có cử động tay thuần thục hơn. Con có khả năng xếp chồng khoảng 3 đồ vật lên thành tòa nhà và thích thú khi nó bị “sụp đổ” ngay sau đó. Đồng thời, con cũng biết vẽ nguệch ngoạc tô vẽ, kèm với hành động bẻ gãy phấn, chì kẻ màu. Chỉ cần bạn đưa cho con một cây bút màu, con có thể vẽ lên bất kỳ đâu, dù là sách vở, đồ vật, tường,... Vì thế, bạn có thể dạy con tô vẽ những đồ vật đơn giản để kích thích khả năng sáng tạo của bé.

3. Hướng dẫn mẹ chăm sóc bé 16 tháng tuổi

Bên cạnh tìm hiểu bé 16 tháng tuổi biết làm gì, mẹ nên có cách chăm sóc phù hợp để con phát triển ổn định và toàn diện.

3.1. Cung cấp cho con chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất 

Để hỗ trợ bé phát triển tốt, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, ở độ tuổi này, mẹ đã có thể cho con đi học mẫu giáo. Việc tiếp xúc với môi trường mới có thể khiến bé căng thẳng, dẫn đến dễ bị các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là táo bón. Lúc này, mẹ nên bổ sung chất xơ trong bữa ăn hàng ngày để con dễ đi tiêu hơn nhé.

3.2. Tập nề nếp cho bé

Phụ huynh có thể giúp con thực hiện một số hoạt động giúp rèn luyện tính nề nếp, kết hợp vui chơi. Chẳng hạn như:

  • Hướng dẫn con dọn dẹp đồ chơi của bản thân mình nhằm tạo cho con thói quen ngăn nắp.
  • Cho con cơ hội gặp gỡ và vui chơi với các bạn nhỏ con để phát triển kỹ năng tương tác. Đồng thời, mẹ có thể trò chuyện, chơi cùng con để gắn kết tình cảm gia đình.
  • Để bé nghe những loại nhạc êm dịu nhằm giảm bớt tâm trạng tiêu cực, giúp con có giấc ngủ ngon hơn.
  • Cho con tiếp xúc với ngôn ngữ, vần điệu câu từ bằng cách thường xuyên đọc truyện, thơ, bài đồng dao. 

3.3. Cùng con tham gia các trò chơi sáng tạo 

Tháng 16 vẫn là giai đoạn vàng để mẹ phát huy tối đa khả năng sáng tạo của con. Bên cạnh cùng con vẽ, kể chuyện cho con nghe, khuyến khích con tận dụng các vật dụng sẵn có để tạo ra những vật dụng mới… mẹ còn có thể hỏi con những câu hỏi mở và để con tự tìm cách giải quyết. Điều này không chỉ giúp con thêm sáng tạo và còn hỗ trợ con phát triển thêm kỹ năng xử lý tình huống nữa đấy. 

Có thể thấy, dù ở độ tuổi nào con cũng cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ và chăm sóc hợp lý. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã phần nào giúp mẹ biết được bé 16 tháng biết làm gì, cũng như nên chăm sóc con thế nào để bé phát triển tốt.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
cách tăng sức đề kháng cho bé

9 cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giảm ốm vặt hiệu quả

Trong giai đoạn đầu đời, tăng sức đề kháng cho bé là hành động vô cùng cần thiết. Sở hữu đề kháng mạnh mẽ là nền tảng để con yêu khôn lớn khỏe mạnh, phát triển tốt ở thể chất, tinh thần và trí tuệ. Song song đó, hệ miễn dịch vững vàng giúp cho bố mẹ an tâm với hành trình khám phá thế giới, vui chơi, cũng như học tập thoải mái của con.