Nhảy đến nội dung
khủng hoảng tuổi lên 2

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2: Dấu hiệu và cách khắc phục

Trẻ lên 2 bắt đầu phát triển nhanh về nhận thức, kỹ năng vận động, cũng như có thay đổi về cảm xúc. Cụ thể là trẻ đã tự đi một mình, nói được vài từ đơn giản, biết bắt chước hành vi của người khác. Ngoài ra, trẻ cũng trải qua một giai đoạn gọi là khủng hoảng tuổi lên 2, với hành vi thách thức, chỉ muốn làm theo ý mình và tâm trạng vui buồn thất thường. Đây cũng là “cơn ác mộng” của không ít bố mẹ ngày nay. Vậy làm sao để trẻ vượt qua thời điểm này dễ dàng? Bố mẹ hãy tham khảo ngay bí quyết trong bài viết dưới đây!

1. Tìm hiểu khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?

Khủng hoảng lên 2 ở trẻ đặc trưng bởi hành vi thách thức bố mẹ như đánh, đá, cắn, tự ý hành động, giận dỗi vô cớ và nói “không” với mọi tình huống.

Tuổi lên 2 là giai đoạn trẻ phát triển nhận thức về môi trường sống tự nhiên, tăng khả năng giao tiếp với mọi người và cách truyền đạt mong muốn của bản thân. Tuy nhiên, do bị giới hạn về khả năng ngôn ngữ nên trẻ khó diễn đạt suy nghĩ, dẫn đến khủng hoảng tuổi lên 2. Thêm nữa, đôi khi cơ thể con không khỏe, bụng khó chịu do các vấn đề tiêu hóa (táo bón, đầy hơi, căng tức bụng…) mà không biết phải nói thế nào cho bố mẹ hiểu cũng là nguyên nhân khiến trẻ trở nên cáu gắt, khóc lóc.

Xem thêm: Nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc bất thường

2. Nhận biết dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2 ở trẻ

Mỗi đứa trẻ đều có biểu hiện khủng hoảng khi 2 tuổi khác nhau, nhưng vẫn xuất hiện một số điểm chung như:

2.1. Bực tức khi người lớn không hiểu ý

Đây là nguyên nhân phổ biến trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, khiến trẻ trở nên tức giận và bật khóc. Tuy nhiên, đến khi trẻ có khả năng diễn đạt tốt hơn, cơn giận dữ bắt đầu giảm xuống.

2.2. Đá, đánh hoặc cắn những người xung quanh

Khi trẻ lên 2 tức giận, bé rất khó kiềm chế cảm xúc, dẫn đến hành động bộc phát như đá, đánh hoặc cắn người khác. Đây cũng là thái độ phải được uốn nắn kịp thời, để tránh hình thành thói quen xấu cho trẻ sau này.

2.3. Muốn làm theo ý mình

Mỗi ngày, trẻ được học thêm các kỹ năng mới và mong muốn thực hiện ngay, bất kể có được bố mẹ cho phép hay không.

2.4. Thay đổi cảm xúc

Trẻ có thể thay đổi cảm xúc nhanh chóng. Ví dụ như, giây trước vẫn còn cười khanh khách nhưng giây sau đã khóc òa lên. Điều này là do trẻ không được cho phép hoặc không có khả năng thực hiện những điều mình muốn. 

2.5. Nói “không” trong hầu hết tình huống

Việc trẻ trả lời “không” cho mọi lời đề nghị, nhắc nhở hoặc chúc bé ngủ ngon của bố mẹ là dấu hiệu thường gặp trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2.

2.6. Bảo vệ lãnh thổ

Ở giai đoạn 2 tuổi, trẻ đang tìm hiểu về khái niệm “sở hữu”. Vì vậy, trẻ có thể nhạy cảm với “lãnh thổ” của mình và sẵn sàng phản kháng mọi người nếu “lãnh thổ” bị xâm phạm.

2.7. Biếng ăn

Bé mệt mỏi, mọc răng làm mất cảm giác ngon miệng hoặc giận dỗi bố mẹ nên không chịu ăn.

trẻ khủng hoảng tuổi lên 2

 

3. Khủng hoảng khi 2 tuổi ở bé kéo dài bao lâu?

Khủng hoảng tuổi lên 2 bắt đầu từ giai đoạn 18 đến 30 tháng - đây cũng là độ tuổi trẻ đang phát triển về trí tuệ, cảm xúc và khả năng tự lập; và có thể kéo dài, trở thành khủng hoảng tuổi lên 3

Tuy nhiên, khi được 4 tuổi, trẻ đã thành thạo kỹ năng ngôn ngữ, vận động và biểu đạt được mong muốn nên tình trạng xuất hiện cơn giận vô cớ có thể ít hơn.

Tin liên quan: Trẻ 4 tuổi phát triển như thế nào về thể chất và trí tuệ?

4. Cách giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2 dễ dàng 

Để giúp trẻ (và đôi khi cả phụ huynh) vượt qua nỗi ám ảnh của khủng hoảng lên 2, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến khích: 

  • Khi trẻ cáu giận, bố mẹ nên kiên nhẫn, giải thích nhẹ nhàng để con hiểu ra đây không phải là hành vi đúng mực. 
  • Không nên có bất kỳ thỏa hiệp nào khi trẻ khóc. Bố mẹ chỉ nên khen ngợi những hành vi tốt và phớt lờ những hành vi xấu.
  • Đánh lạc hướng khi bé bắt đầu có hành vi không đúng. Ví dụ như, đưa cho con món đồ chơi yêu thích hoặc làm một điều gì đó vui nhộn. 
  • Cung cấp kiến thức và những lời giải thích ngắn gọn cho trẻ. Ví dụ, trẻ phải nắm tay mẹ khi qua đường để đảm bảo an toàn.
  • Cho trẻ quyền chủ động bằng những câu hỏi lựa chọn, ví dụ như “hôm nay con ăn bông cải xanh hay bông bí?”
  • Không đánh, quát mắng trẻ khi con ăn vạ vì điều này tăng cảm giác sợ hãi, tự ti ở trẻ, đồng thời làm gương xấu cho con sau này.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thiết lập chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý cho trẻ. Điều này không chỉ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn mà còn giúp giảm các vấn đề về hệ tiêu hóa làm cho con khó chịu, quấy khóc và nhõng nhẽo với bố mẹ. 

Theo đó, bố mẹ đừng quên lựa chọn sữa êm dịu với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, với cấu trúc đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên. Hiện nay Friso Gold và Friso Gold Pro là bộ đôi sữa dinh dưỡng được nhiều mẹ đánh giá cao và lựa chọn cho bé yêu nhà mình.

Friso Gold được sản xuất từ nguồn sữa chất lượng cao nhập khẩu 100% từ Hà Lan êm dịu với hệ tiêu hóa, con nhẹ bụng, ngủ ngon và giảm quấy khóc, khó chịu. Với quy trình xử lý nhiệt 1 lần, từ sữa tươi thành sữa bột giúp các phân tử đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên không bị biến tính. Vì thế mà con dễ tiêu hóa, tránh táo bón hay đầy hơi chướng bụng. Kết hợp với chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột để con hấp thu dưỡng chất nhanh chóng. Đi cùng với hương vị thanh nhạt tự nhiên, thơm mát hợp khẩu vị giúp bé uống sữa ngoan và ăn ngon miệng hơn.

trẻ găp khủng hoảng tuổi lên 2

 

Với Friso Gold Pro, sữa chứa chất xơ PureGOS giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn, tạo sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhờ đó bé tiêu hóa khỏe, giảm nguy cơ táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác. Dưỡng chất HMO (có trong sữa mẹ) hỗ trợ tăng cường miễn dịch, chống lại các tác nhân bám dính giúp trẻ khỏe mạnh, ít bị ốm vặt. Thêm nữa, Friso Gold Pro còn ghi điểm với các mẹ bởi chất lượng đạt chuẩn, được nhập khẩu 100% nguyên lon từ châu Âu và hương vị thanh nhạt thơm ngon, không đường, không hương liệu tốt cho sức khỏe.

khủng hoảng tuổi lên 2 bắt đầu khi nào

 

5. Trẻ khủng hoảng lên 2 khi nào cần đến gặp bác sĩ? 

Những cơn giận dữ đi kèm với hành vi chống đối và thách thức của trẻ trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 là điều thường gặp. Tuy nhiên, nếu hành vi đó vượt quá tầm kiểm soát, đi kèm dấu hiệu bất thường dưới đây, bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ sớm, để có biện pháp hỗ trợ: 

  • Không giao tiếp bằng mắt.
  • Né tránh hoặc không đòi hỏi được người khác chú ý. 
  • Đặc biệt kích động, hung hăng khi tranh luận.
  • Có khuynh hướng bạo lực, cố gắng gây thương tích cho bản thân hoặc những người xung quanh.

6. Những thắc mắc thường gặp 

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về khủng hoảng của trẻ khi lên 2 và lời giải:

6.1 Có phải dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2 là hay khóc đêm không?

Khủng hoảng tuổi lên 2 và khóc đêm có mối liên hệ với nhau bởi giai đoạn này trẻ thường khó chịu nên giấc ngủ thường bị chập chờn. Tuy nhiên, trẻ hay khóc đêm ở tuổi lên 2 còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác như bị thiếu vitamin D, tè dầm, đói bụng,...

6.2 Làm thế nào để xoa dịu tâm lý khi bé bị khủng hoảng lên 2?

Để ngăn chặn cơn tức giận do khủng hoảng lên 2, bố mẹ có thể nói trước cho con bản thân định làm gì trước khi hành động. Nhờ đó, bé có thể dần quen với các bước thực hiện và không bị bối rối hay khó chịu.

6.3 Khủng hoảng trẻ lên 2 và lên 3, khủng hoảng nào khó chịu hơn?

Nếu trẻ đang bị khủng hoảng 2 tuổi thì khi lên 3 tuổi, tình trạng này có thể trầm trọng hơn. Để vượt qua điều này, bố mẹ cần kiên nhẫn và có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia để nuôi dưỡng con tốt hơn.

Khủng hoảng tuổi lên 2 không phải là trẻ cố tình làm trái ý bố mẹ. Thay vào đó, điều này là do trẻ không biết làm sao để diễn tả cảm xúc và mong muốn của bản thân, nhất là những cảm xúc tiêu cực. Vì thế, bố mẹ cần có kiên nhẫn và thấu hiểu con, đưa ra biện pháp giáo dục đúng đắn để giúp trẻ hiểu chuyện, dũng cảm trình bày ý kiến và có nền tảng phát triển tốt hơn.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
phương pháp montessori là gì

Montessori là gì? Tổng hợp các đặc trưng chính của phương pháp Montessori

Montessori là một trong các phương pháp giáo dục cho trẻ độ tuổi mầm non hiệu quả với nhiều lợi ích nổi bật. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng hiểu rõ phương pháp Montessori là gì và làm thế nào để sử dụng Montessori đúng cách. Hãy cùng Friso khám phá chi tiết về Montessori nhé!