Bé 8 tháng ăn được gì? Mách mẹ 5 món ăn giàu dinh dưỡng cho bé
Trẻ sơ sinh sau 6 tháng đầu đời đang dần phát triển thể chất và nhận t.... read more
Thời điểm dậy thì giữ vai trò quan trọng trong việc xác định khi nào con gái ngừng tăng chiều cao. Theo đó, độ tuổi dậy thì trung bình ở nữ là từ 8 đến 13 tuổi. Giai đoạn này, mụn trứng cá bắt đầu xuất hiện, đồng thời hormone thay đổi, làm cho ngực to và chiều cao phát triển nhanh chóng.
Đến năm 14 tuổi - cũng là thời điểm có kinh nguyệt lần đầu, bé gái tiếp tục cao thêm khoảng 7cm (2,75 inch). Tuy nhiên, tốc độ tăng chiều cao lúc này chậm hơn so với lúc trước và nhiều trường hợp bé gái không còn cao lên sau 1 - 2 năm có kinh. Như vậy, đối với thắc mắc con gái bao nhiêu tuổi hết tăng chiều cao thì đáp án là khoảng 14 đến 15 tuổi. Đây cũng chỉ là con số trung bình, có thể dài hơn tùy vào thời điểm dậy thì và xuất hiện kinh nguyệt.
Nếu phát hiện trẻ đã 15 tuổi nhưng không có kinh hoặc chiều cao tăng lên chậm hơn so với cột mốc trung bình, cha mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ có thể tư vấn, đưa ra biện pháp cho vấn đề dậy thì muộn.
Phụ huynh có thể nhận biết khi nào bé gái không còn cao nữa thông qua 7 dấu hiệu sau đây:
• Tình trạng rối loạn sinh lý ở tuổi dậy thì (nổi mụn, rối loạn kinh nguyệt) trở nên ổn định.
• Quần áo của một vài năm trước vẫn còn vừa vặn với cơ thể, đồng thời kích cỡ giày không có thay đổi.
• Nhu cầu ăn uống và nghỉ ngơi của trẻ không còn cao giống như lúc trước.
• Ngực phát triển đến kích thước tối đa. Cảm giác đau nhức hay châm chích ở ngực cũng biến mất.
• Các tuyến lông phát triển đầy đủ. Các vùng lông mu, lông bên dưới cánh tay chuyển từ lông tơ sang lông cứng.
• Cơ quan sinh dục đã hoàn thiện, đồng thời chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn.
• Hông mở rộng, đùi và mông đạt kích thước như người trưởng thành.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC cho biết, tùy vào độ tuổi phát triển mà có thể đánh giá chiều cao trung bình của con gái như sau:
Tuổi | Chiều cao trung bình (inch và cm) |
8 | 50,2 inch (127,5 cm) |
9 | 52,4 inch (133 cm) |
10 | 54,3 inch (138 cm) |
11 | 56,7 inch (144 cm) |
12 | 59,4 inch (151 cm) |
13 | 61,8 inch (157 cm) |
14 | 63,2 inch (160,5 cm) |
15 | 63,8 inch (162 cm) |
16 | 64 inch (162,5 cm) |
17 | 64 inch (163 cm) |
18 | 64 inch (163 cm) |
Ngoài nắm rõ con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao, phụ huynh có thể tìm hiểu đâu là yếu tố tác động đến chiều cao của trẻ. Từ đó, điều này giúp cha mẹ thuận lợi trong việc tìm kiếm giải pháp phù hợp, để tăng trưởng chiều cao cho con:
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của trẻ. Cụ thể, nếu khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất thì điều này giúp hệ xương phát triển, cải thiện chỉ số chiều cao. Ngược lại, khi bữa ăn quá “nghèo nàn” - thiếu chất thì có thể tăng nguy cơ còi cọc, suy dinh dưỡng ở trẻ.
Mặt khác, ở giai đoạn đầu đời, bé trai cũng như bé gái đều có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dẫn đến thường gặp nhiều vấn đề và khó hấp thu dưỡng chất. Đây cũng là lý do vì sao nhiều trẻ vẫn mãi thấp lùn, dù cho mẹ đã bổ sung dinh dưỡng đúng cách.
Để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra với trẻ, phụ huynh cần phải xử lý từ gốc. Theo đó, mẹ nên cho con dùng thêm sữa công thức có thành phần dễ tiêu hóa. Điều này không chỉ hạn chế táo bón, nôn trớ và biếng ăn, mà còn giúp trẻ hấp thu tốt dưỡng chất hỗ trợ tăng chiều cao trong sữa, qua đó bắt kịp đà tăng trưởng ổn định.
Nếu trong gia đình, cha mẹ có chiều cao lý tưởng thì con cái cũng được phát triển tầm vóc và ngược lại. Mặc dù vậy, gen di truyền không quyết định quá lớn đến quá trình tăng chiều cao của bé gái nên phụ huynh không cần quá lo lắng. Chỉ cần tác động tốt đến yếu tố ảnh hưởng bên ngoài thì có thể giúp trẻ cải thiện chiều cao như mong muốn.
Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, suy giảm hormone tuyến giáp hoặc hormone tăng trưởng cũng là nguyên nhân làm chậm tốc độ phát triển, khiến bé gái có chiều cao thấp khi trưởng thành.
Một số vấn đề sức khỏe mạn tính như xơ nang, ung thư, bệnh thận, bệnh celiac, viêm khớp hoặc hen suyễn có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Ngoài ra, trẻ mắc hội chứng down hoặc hội chứng turner có khuynh hướng thấp hơn chiều cao trung bình hoặc thấp hơn so với thành viên trong gia đình.
Đối với trường hợp trẻ dùng thuốc như corticosteroid (prednisone, hydrocortisone) trong thời gian dài, tác dụng phụ của thuốc khiến trẻ chậm phát triển và thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Vấn đề con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao đã có giải đáp cụ thể trên đây. Ngoài ra, để bé gái phát triển chiều cao hiệu quả và an toàn, cha mẹ nên tham khảo - áp dụng một số bí quyết sau đây:
Ngoài bổ sung chất đạm, chất béo, tinh bột giúp trẻ tăng cân đều đặn, cha mẹ đừng bỏ qua nhóm vi chất giúp con tăng chiều cao tối ưu như vitamin A (khoai lang, cà rốt, rau chân vịt, ớt chuông); vitamin D (cá, dầu cá, ngũ cốc, lòng đỏ trứng) hoặc canxi (các loại hạt, các loại đậu, phô mai, sữa chua, rau có màu xanh đậm).
Bên cạnh đó, sữa cũng là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày khi cung cấp nguồn canxi dồi dào, hỗ trợ xương phát triển nhanh chóng, cứng cáp và cải thiện chiều cao ở trẻ. Theo khuyến nghị từ Viện dinh dưỡng Quốc gia, cha mẹ nên cho con uống sữa từ giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao (1000 ngày đầu đời) để trẻ có tầm vóc lý tưởng khi trưởng thành.
Đặc biệt, sữa bổ sung cho trẻ phải là sữa mẹ vì đây là thức ăn tốt nhất đối với sức khỏe và sự phát triển của con. Tuy nhiên, nếu như mẹ ít hoặc không có sữa cho con bú thì có thể thay thế bằng sữa công thức. Trong đó hãy ưu tiên sản phẩm có đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên để nâng niu hệ tiêu hoá, hỗ trợ trẻ hấp thu tốt và tăng trưởng chiều cao tối ưu.
Hiện nay, nổi bật trên thị trường có Friso Gold và Friso Gold Pro (thuộc thương hiệu Friso) được nhiều mẹ tin tưởng, lựa chọn đồng hành cùng trẻ trong giai đoạn phát triển đầu đời.
Với Friso Gold, sản phẩm được sản xuất theo quy trình hiện đại, chỉ qua Xử Lý Nhiệt Một Lần (từ sữa tươi thành sữa bột) nên bảo toàn hơn 90% phân tử đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên. Cấu trúc đạm không biến tính này khi được hấp thu vào cơ thể hoàn toàn không kích thích đường ruột, ngược lại vô cùng êm dịu với tiêu hóa, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng và giảm tình trạng táo bón.
Ngoài ra, đạm sữa chất lượng từ Friso giúp trẻ hấp thu tốt dưỡng chất trong sữa (bao gồm Canxi, vitamin D), qua đó tăng trưởng chiều cao tối ưu. Sản phẩm còn có chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng khả năng tiếp nhận dưỡng chất để phát triển cân nặng - tầm vóc lý tưởng cho trẻ.
Với Friso Gold Pro, sản phẩm bổ sung HMO - dưỡng chất quý trong sữa mẹ giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng hoặc mắc phải bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Thêm vào đó, chất xơ PureGOS trong sữa giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, cải thiện hoạt động tiêu hóa. Khi tiêu hóa khỏe mạnh, điều này giúp trẻ dễ hấp thu dưỡng chất từ bữa ăn hàng ngày, qua đó tăng cân, tăng chiều cao và tăng cường tư duy tốt hơn.
Đặc biệt, Friso Gold và Friso Gold Pro đều có công thức không thêm đường sucrose nên vị sữa thanh nhạt, thơm ngon, hạp vị, giúp trẻ dễ làm quen và thỏa thích uống mỗi ngày. Mặt khác, các dòng sản phẩm của Friso cũng được chia theo từng độ tuổi, đáp ứng nhu cầu phát triển chiều cao - cân nặng - trí não cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên, giúp tăng hấp thu Canxi trong cơ thể, qua đó phát triển xương và cải thiện chiều cao ở trẻ.
Theo đó, thời điểm lý tưởng để tiếp xúc với ánh nắng là từ 6 đến 8 giờ sáng. Đối với thời điểm khác trong ngày, cha mẹ không được cho con phơi nắng vì lúc này, hàm lượng tia cực tím rất cao, có thể nguy hại cho làn da của trẻ.
Thay vì ngồi nhiều, ít vận động làm cho chiều cao khó phát triển, phụ huynh nên khuyến khích trẻ vận động 30 phút mỗi ngày. Trong đó, đối với bé gái, các môn thể thao như bơi lội, quần vợt, yoga chính là gợi ý đáng cân nhắc vì phù hợp với thể lực, cũng như có nhiều tư thế bật cao, nhảy, uốn người giúp kéo dài xương khớp, qua đó tăng chiều cao hiệu quả.
Ngủ là thời điểm quan trọng để cơ thể tạo ra hormone tăng trưởng, giúp trẻ phát triển tầm vóc. Do đó, cha mẹ nên tạo thói quen cho trẻ ngủ sớm, không thức khuya và ngủ đủ giấc từ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, mỗi khi trẻ nằm ngủ, hãy chú ý tư thế đúng là nằm ngửa, duỗi thẳng chân để xương khớp thả lỏng và kéo dài hơn.
Khi cơ thể có trọng lượng quá khổ, điều này tăng áp lực nặng nề cho xương, dẫn đến xương khó phát triển và tăng nguy cơ thấp - lùn ở trẻ. Vì vậy, kiểm soát cân nặng cho con ngay từ giai đoạn đầu đời là hoàn toàn cần thiết. Nhất là trong chế độ ăn uống, phụ huynh cần loại bỏ thức ăn nhanh, chiên - rán nhiều dầu mỡ, đồng thời không được cho trẻ ăn đồ vặt quá nhiều để tránh tăng cân mất kiểm soát.
Cha mẹ không nên cho trẻ uống nhiều nước ngọt vì điều này khiến xương khó hấp thụ canxi, dẫn đến chiều cao chậm phát triển. Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể đào thải độc tố, hỗ trợ tiêu hoá và tăng hấp thu các chất dinh dưỡng, qua đó tăng chiều cao tối ưu.
Cha mẹ nên cho con tầm soát chiều cao định kỳ để bác sĩ sớm phát hiện dấu hiệu bất thường, từ đó đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời, giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng ổn định. Bên cạnh đó, nếu phát hiện bé gái chưa phát triển ngực ở tuổi 13 hoặc không có kinh nguyệt đầu tiên ở tuổi 15 thì cũng phải đưa trẻ đi khám ngay. Bởi lẽ, đây chính là dấu hiệu cho thấy trẻ đang dậy thì muộn, cần có giải pháp khắc phục sớm, để không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con.
Có thể thấy, để phát triển chiều cao lý tưởng, điều này đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Do đó, ngoài tìm hiểu con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao, cha mẹ cũng phải khuyến khích trẻ vận động, sinh hoạt hợp lý; đồng thời xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung sữa công thức giàu dinh dưỡng để giúp trẻ hấp thu đủ chất, từ đó khôn lớn khỏe mạnh, thông minh và sở hữu chiều cao vượt trội.