Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa và cách sử dụng cho hiệu quả?
Váng sữa cung cấp nguồn năng lượng cao hỗ trợ trẻ suy dinh dưỡng tăng .... read more
Câu trả lời là NÊN nhé mẹ. Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết trong cơ thể, tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của cơ thể.
“Anh bạn" kẽm này mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ như:
• Hỗ trợ tiêu hóa cho bé: Kẽm giúp cơ quan tiêu hóa phát triển, hỗ trợ bé đi ngoài tốt hơn và cải thiện tình trạng tiêu chảy. Cụ thể, các nghiên cứu chứng minh, khi trẻ bị tiêu chảy được bổ sung kẽm đầy đủ, điều này giảm số lượng nước trong phân, giảm thời gian và mức độ nặng của bệnh so với trẻ bị tiêu chảy không được dùng kẽm.
• Hệ miễn dịch khỏe mạnh: Kẽm giúp tăng cường sức đề kháng, bé khỏe mạnh và hạn chế bị ốm vặt. Bởi kẽm thúc đẩy sự phát triển của tế bào lympho B và lympho T giúp ức chế sự hoạt động của các tác nhân gây bệnh.
• Bé ăn ngon miệng, giảm chứng biếng ăn: Kẽm bảo vệ tế bào vị giác, khứu giác và giúp quá trình chuyển hóa của tế bào vị giác suôn sẻ. Nhờ vậy, bé ăn uống ngon miệng, hấp thu dưỡng chất tốt và giảm biếng ăn.
• Sự phát triển thể chất: Kẽm hỗ trợ quá trình phân chia tế bào thuận lợi, giúp bé phát triển chiều cao, xương chắc khỏe, tăng cân đều và các cơ quan chức năng khác hoạt động ổn định.
• Hỗ trợ chuyển hóa các chất khác trong cơ thể: Bổ sung đủ kẽm giúp cho quá trình hấp thụ và chuyển hóa các nguyên tố khác như magie, đồng, mangan… trong cơ thể tốt hơn, góp phần tăng cường sức khỏe cho bé.
Tuy nhiên mẹ nên bổ sung đúng cách theo nhu cầu ở mỗi độ tuổi của trẻ. Cụ thể như sau:
• Trẻ 0 - 6 tháng tuổi: 2mg kẽm/ngày.
• Trẻ 7 - 11 tháng tuổi: 3 mg kẽm/ngày.
• Trẻ 1 - 3 tuổi: 3mg kẽm/ngày.
• Trẻ 4 - 8 tuổi: 5mg kẽm/ngày.
• Trẻ 9 - 13 tuổi: 8mg kẽm/ngày.
• Trẻ trên 14 tuổi: 11mg kẽm/ngày (bé trai) và 9mg kẽm/ngày (bé gái).
Lưu ý: Trước khi bổ sung kẽm cho con, mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Dư thừa kẽm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nhận biết 5 dấu hiệu trẻ bị thiếu kẽm• Trẻ lười ăn, chậm lớn hơn so với các bạn đồng trang lứa. • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, nôn, viêm nhiễm đường hô hấp. • Trẻ khó ngủ, khóc đêm. • Trẻ có trí nhớ kém, tư duy chậm. • Trẻ bị rụng tóc và các vấn đề về da như chàm da, viêm da. Vậy có nên bổ sung kẽm cho trẻ gặp phải các dấu hiệu trên đây không? Thực tế với trường hợp này, việc tự ý bổ sung kẽm, không theo liều lượng rõ ràng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé. Tốt nhất, bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. |
Mẹ có thể tham khảo 9 loại thực phẩm giàu kẽm cho bé dưới đây để thêm vào thực đơn hàng ngày của con nhé.
Các loại thịt từ bò, heo và gia cầm rất giàu kẽm. Mẹ nên chọn thịt heo nạc, không mỡ, thịt gia cầm không da để chế biến cho con các món ngon như bò sốt hành tây, súp gà, thịt heo kho trứng, thịt bò sốt cà chua.
Hàu là loại hải sản chứa nhiều kẽm, tốt cho sức khỏe của bé. Mẹ nên chọn các con hàu tươi và nấu thành các món như cháo hàu, hàu nướng mỡ hành, hàu chiên xù, hàu chiên trứng cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chế biến kỹ để đảm bảo vệ sinh, tránh vi khuẩn, giun sán.
Bên cạnh hàu, tôm hùm, cua và một số loại hải sản khác như nghêu, sò, cá mòi, cá bơn cũng chứa hàm lượng kẽm rất dồi dào. Một số món từ tôm hùm và cua gợi ý cho mẹ như tôm chiên, cháo tôm, há cảo tôm, cua hấp nước dừa, cua rang muối,...
Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt (lúa mì, gạo, yến mạch…) vào bữa ăn cũng giúp trẻ hấp thụ nhiều kẽm hơn. Mẹ nên chọn ngũ cốc chưa qua xử lý, không chứa nhiều đường để đảm bảo sức khỏe cho con. Một số món ngon từ ngũ cốc nguyên hạt mẹ không nên bỏ qua như sữa chua ngũ cốc, cháo ngũ cốc, pudding ngũ cốc, bánh ngũ cốc,...
Các loại đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, đậu lăng,...là nguồn thực phẩm bổ sung kẽm cho bé mà mẹ không nên bỏ qua. Mẹ có thể kết hợp các loại đậu với nhiều nguyên liệu khác để nấu cho con một bữa ăn đầy dinh dưỡng như cháo đậu, canh đậu với rau củ, chè đậu, đậu hầm với sườn.
Các loại hạt cung cấp lượng kẽm lớn cho nhu cầu phát triển của bé gồm hạt điều, đậu phộng, bí ngô, hạt chia, vừng, mè, hạnh nhân, óc chó,... Mẹ có thể chế biến các món ăn từ hạt cho con thưởng thức như gà xào hạt điều, sữa hạt hạnh nhân/óc chó, hạt dẻ rang bơ, súp bí đỏ hạt điều, chè hạt sen.
Bổ sung kẽm từ nguồn rau củ quả tươi sạch cũng góp phần làm đa dạng bữa ăn và giúp trẻ hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Các loại rau củ quả chứa nhiều kẽm mẹ nên chọn như nấm, bông cải xanh, cải bó xôi, cải xanh, khoai tây, quả lựu, trái mâm xôi,...Gợi ý một số món ăn ngon cho bé như rau luộc, canh củ, salad, hoa quả với sữa chua.
>> Xem thêm: Bổ sung chất xơ cho bé bằng các loại thực phẩm nào
Chocolate đen là một loại thức ăn vặt chứa nhiều kẽm mà bé sẽ rất thích thú. Thế nhưng, ăn quá nhiều socola đen cũng không tốt cho sức khỏe của con, mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 28g/ngày (không quá 1 thanh). Một vài món ăn vặt khoái khẩu cho bé từ socola đen như bánh bông lan, kem, pudding, bánh quy, bánh flan.
Các loại sữa hiện nay bổ sung thêm nhiều kẽm, phù hợp với nhu cầu dưỡng chất và sự phát triển của con. Ngoài ra, khi uống sữa bé sẽ hấp thu kẽm dễ dàng, kết hợp với các dưỡng chất khác giúp con thêm khỏe mạnh, tránh bị rối loạn tiêu hóa và ngủ êm giấc hơn.
Khi cho con ăn các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, mẹ cần chú ý một vài điều sau:
• Không nên kết hợp kẽm với canxi, kẽm với sắt bởi canxi, sắt làm giảm khả năng hấp thu kẽm vào cơ thể bé. Tốt nhất mẹ nên bổ sung kẽm và canxi, sắt ở hai thời điểm khác nhau.
• Nên kết hợp kẽm với vitamin C, hai chất này sẽ làm tăng hiệu quả hấp thu dưỡng chất, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.
• Khi sử dụng các chế phẩm chứa kẽm như thực phẩm chức năng, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con sử dụng, tránh gây thừa kẽm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
Trên đây là những thông tin giúp trả lời cho câu hỏi có nên bổ sung kẽm cho trẻ không và gợi ý 9 thực phẩm bổ sung kẽm cho bé để mẹ tham khảo. Dựa vào những loại thực phẩm này, mẹ hãy xây dựng thực đơn khoa học để con hấp thu kẽm tốt hơn, tạo nền tảng phát triển vững chắc trong tương lai nhé.