Nhảy đến nội dung
dấu hiệu bé bú không đủ sữa

8 dấu hiệu bé bú không đủ sữa giúp mẹ dễ nhận biết

Sữa là nguồn dinh dưỡng chính để hỗ trợ con phát triển tốt về thể chất và trí tuệ. Vì vậy, việc bé bú không đủ sữa có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển, hệ miễn dịch kém so với bạn bè cùng trang lứa. Trong bài viết sau sẽ tổng hợp 8 dấu hiệu bé bú không đủ sữa, giúp các bậc phụ huynh dễ nhận biết và có cách xử trí kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

1. Điểm danh 8 dấu hiệu bé bú không đủ sữa mẹ 

Nếu bé bú không đủ sữa, mẹ có thể dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu dưới đây:

1.1.  Thời gian bú quá ngắn hoặc quá dài

Dấu hiệu bé bú không đủ sữa đầu tiên và dễ thấy nhất là thời gian bú của bé. Một cữ bú của bé thường kéo dài khoảng 10-20 phút. Nếu nhận thấy thời gian bé bú quá ngắn (dưới 5 phút) hoặc quá dài (hơn 1 giờ) thì rất có thể bé đang gặp vấn đề với việc bú mẹ hoặc lượng sữa của mẹ quá ít.

1.2. Chậm tăng cân là biểu hiện bú không đủ sữa

Sau khi sinh, bé sẽ sụt cân nhẹ, nhưng đây là dấu hiệu bình thường nên cha mẹ không cần lo lắng. Sau 10-14 ngày, cân nặng của con trẻ trở lại bình thường và tăng trưởng qua từng giai đoạn. Cụ thể, bé tăng 140-200g mỗi tuần trong giai đoạn 0-6 tháng và 85-140g mỗi tuần khi 6-12 tháng. Nếu mẹ thấy bé sút cân quá nhiều (không do bệnh lý) hoặc chậm tăng cân, rất có thể là do bé bú không đủ sữa.

1.3. Số lượng tã ướt, tã bẩn ít hơn

Theo dõi số lượng tã bẩn của bé cũng là cách biết được bé bú đủ sữa hay không. Thông thường, trong 1-2 ngày đầu sau sinh, bé sẽ thay 1-2 chiếc tã/ngày; từ ngày thứ 2-6 là 5-6 chiếc/ngày và sau 6 tuần tuổi là 6-8 chiếc tã/ngày. Khi bé bú không đủ sữa, số lượng tã bẩn sẽ ít hơn so với bình thường. Mẹ có thể theo dõi để biết được bé yêu có bú đủ sữa hay không.

1.4. Sữa tiết ra không tăng sau nhiều ngày

Mẹ sau sinh khoảng 3-4 ngày sẽ tiết ra lượng sữa nhiều hơn. Nếu mẹ thấy lượng sữa mẹ tiết ra không tăng lên sau nhiều ngày thì đây có thể là nguyên nhân khiến bé bú không đủ sữa mẹ.

1.5. Dấu hiệu bé bú không đủ sữa: Ngực mẹ bị xẹp xuống

Ngực mẹ bị xẹp xuống, không còn căng tức nữa là biểu hiện lượng sữa mẹ giảm dần, bầu ngực tiết sữa ít, thậm chí là mất sữa. Từ đó khiến bé bú không đủ sữa.   

1.6. Núm vú bị đau khi cho con bú 

Nếu mẹ cảm thấy núm vú bị đau khi cho con bú thì rất có thể bé ngậm bắt núm vú không đúng. Điều này khiến bé không bú được nhiều, bú chậm, bú không đủ sữa.

nhận biết bé bú không đủ sữa

 

1.7. Màu sắc nước tiểu là dấu hiệu nhận biết trẻ không đủ sữa mẹ

Khi bú không đủ sữa, nước tiểu của bé sẽ có màu vàng đặc, nặng mùi. Tình trạng này kéo dài rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước ở trẻ.

1.8. Một vài dấu hiệu khác 

Ngoài những dấu hiệu trên, khi bú không đủ sữa trẻ còn xuất hiện các dấu hiệu như khô miệng, vàng da, vàng mắt.  

2. Nguyên nhân khiến bé bú không đủ sữa mẹ 

Bé bú không đủ sữa mẹ có thể do nhiều nguyên nhân, được chia thành 2 nhóm phổ biến như sau:

2.1. Do mẹ ít sữa

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho mẹ sản xuất ít sữa, có thể là do sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc vú không có đủ mô sản xuất sữa. Bên cạnh đó, một số mẹ đã phải trải qua phẫu thuật hay xạ trị ở vú hoặc sử dụng một số loại thuốc làm ảnh hưởng tới tuyến sữa cũng có thể dẫn đến tình trạng cơ thể mẹ sản xuất không đủ sữa cho bé bú.

2.2. Do bé bú kém

Bé không được bú mẹ thường xuyên hoặc ngậm bắt vú không đúng cách hay bị tách ra khỏi mẹ quá sớm cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng bú của bé. Trong một vài trường hợp khác, bé thường ngủ nhiều và rất khó đánh thức nên mẹ cho bé bú ít hơn bình thường. Lâu dài, tình trạng có thể làm giảm hoặc ngừng sản xuất sữa ở bầu ngực của mẹ.

3. Những tác hại khi bé bú không đủ sữa?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không bú đủ sữa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chẳng hạn như cơ thể trẻ bị thiếu nước nghiêm trọng, có thể dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm; trẻ bị sụt cân, chậm lớn và suy dinh dưỡng; trẻ hay quấy khóc, khó chịu… 

biểu hiện bé bú chưa đủ sữa

 

4. Một số bí quyết giúp bé bú sữa mẹ đủ hơn 

Để giúp bé bú đủ sữa, mẹ có thể áp dụng một số bí quyết như:

  • Thường xuyên massage bầu ngực đều đặn để tăng lượng sữa.
  • Cho bé bú hết sữa một bên vú rồi mới cho bú bên còn lại để kích thích sữa.
  • Giữ cho tinh thần của mẹ luôn được thoải mái, tránh căng thẳng vì có thể ảnh hưởng đến lượng sữa. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), tăng cường ăn rau xanh và các loại trái cây tươi.
  • Ngoài ra mẹ sau sinh cũng nên uống đủ nước, tiếp tục duy trì uống sữa bầu để bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết, có nguồn sữa chất lượng và dồi dào. 

Sữa Frisomum Gold có công thức dinh dưỡng cân bằng, cung cấp Magie cùng các nhóm vitamin B, giúp mẹ giảm căng thẳng và mệt mỏi hiệu quả. Được biết, tinh thần căng thẳng, thể chất mệt mỏi, nặng nề sẽ khiến tuyến yên tiết ra hormone điều hòa tiết sữa prolactin kém hơn, từ đó gây ra tình trạng ít sữa, thậm chí là mất sữa.

Không chỉ vậy, Frisomum Gold còn bổ sung các Prebiotic và Probiotic hỗ trợ mẹ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, sữa còn có vitamin D, canxi, DHA, AA, axit folic và các dưỡng chất thiết yếu khác, giúp tạo ra nguồn sữa mẹ chất lượng, giàu dinh dưỡng, hỗ trợ bé yêu phát triển tốt về cân nặng, chiều cao và trí tuệ.

dấu hiệu bé bú không đủ sữa

 

Sữa Frisomum Gold có vị thanh nhạt, rất dễ uống và có chỉ số đường huyết thấp. Vì vậy mẹ có thể an tâm uống sữa mà không lo tăng cân, béo phì.

5. Một số câu hỏi thường gặp khác

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp của các bậc phụ huynh khi bé có dấu hiệu bú không đủ sữa.

5.1. Tôi nên cho con bú trong bao lâu để tránh tình trạng bé bú không đủ sữa?

Mẹ có thể cho bé bú với số cữ và tần suất phù hợp với từng giai đoạn của con như 8-12 lần mỗi ngày (cách nhau từ 2-3 giờ) trong 1-7 tuần đầu; 7 - 9 lần mỗi ngày (cách nhau 2-3 giờ) trong giai đoạn từ 2-5 tháng và từ 4 - 5 lần hằng ngày (cách nhau 5-6 giờ) bắt đầu từ 6 tháng trở về sau.

5.2. Nếu hút sữa, lượng sữa tôi cần hút là bao nhiêu để trẻ bú no?

Số lần hút sữa tối thiểu mỗi ngày nên là 8 lần, thời gian hút sữa tối đa mỗi lần chỉ nên là 15-20 phút. Vào tuần đầu sau sinh, để kích sữa mẹ nên hút khoảng 50-80ml sữa mẹ/cữ; 2-3 giờ hút sữa một lần. Sau sinh từ tuần thứ 5 trở đi, mẹ cần hút 80-100ml sữa/cữ; 3-4 giờ hút sữa một lần. 

Từ tháng thứ 6 sau sinh, nhiều mẹ đã bắt đầu quay trở lại công việc. Lúc này việc hút sữa thường xuyên sẽ khó khăn hơn; tuy nhiên mẹ cần hút 170ml - 220ml/cữ, 4-6 tiếng hút 1-2 lần.  

Lưu ý: Thông tin hướng dẫn này là khuyến nghị, tùy vào sức khỏe của mỗi bé mà lượng sữa sẽ khác nhau. 

5.3. Trẻ mút tay nhiều có phải là dấu hiệu bé bú không đủ sữa không?

Trẻ mút tay hoặc cho cả tay vào miệng là dấu hiệu bé không bú đủ sữa. Tuy nhiên, bắt đầu từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, bé có thể điều khiển được tay mình tốt hơn và có thể dùng miệng để khám phá mọi thứ. Do vậy mà dấu hiệu mút tay không còn chính xác nữa, điều này còn có thể do bé bước vào giai đoạn chuẩn bị mọc răng

5.4. Vì sao bụng bé đã no căng nhưng vẫn có biểu hiện đòi bú?

Bụng bé đã căng nhưng vẫn có biểu hiện đòi bú có thể do con chưa thực sự no, con bị căng thẳng, mệt mỏi hay đang gặp phải một bệnh lý nào đó về đường tiêu hóa. Vì vậy, mẹ cần quan sát thêm và tìm ra nguyên nhân trước khi quyết định có nên cho bé bú tiếp hay không. 

 

Qua bài viết trên, trường hợp nhận thấy bé bú không đủ sữa, mẹ có thể áp dụng những cách kể trên hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để con yêu được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, khôn lớn khỏe mạnh nhé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
thực phẩm bổ sung kẽm cho bé

9 thực phẩm bổ sung kẽm cho bé và lưu ý mẹ không nên bỏ qua

Kẽm có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, giúp bé ăn ngon hơn… Vậy mẹ có nên bổ sung kẽm cho trẻ không và nên bổ sung thông qua thực phẩm nào? Mẹ hãy cùng Friso khám phá thông qua bài viết sau nhé!