Nhảy đến nội dung
dấu hiệu bà bầu thiếu dinh dưỡng

Dấu hiệu bà bầu thiếu dinh dưỡng và cách khắc phục

Mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ, con trong bụng có thể gặp phải những nguy cơ “khó lường” ảnh hưởng đến cả thể chất và trí thông minh về sau. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của việc thiếu hụt dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai là những gì, liệu mẹ đã biết?

1. Thế nào là thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ?

Thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ là tình trạng cơ thể mẹ bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như vitamin, khoáng chất, protein… Từ đó, gây ảnh hưởng đến quá trình nuôi dưỡng thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Việc thiếu hụt dinh dưỡng thai kỳ kéo dài rất nguy hiểm, có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non tháng hoặc nhẹ cân.

Xem thêm: Sinh non ở tuần 36 ảnh hưởng như thế nào tới em bé?

2. Vì sao mẹ bầu thiếu hụt dinh dưỡng? 

Khi mang thai, hầu hết các mẹ đều giữ cho mình “tâm thế” phải ăn thật nhiều, ăn gấp đôi, gấp ba, ăn cho cả 2 người và luôn yên tâm là như vậy đã đủ dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, sự thật lại là không phải cứ ăn nhiều thì con sẽ đủ chất, mẹ vẫn có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ vì những nguyên nhân sau đây:

2.1. Ăn uống không cân bằng

Một số mẹ bầu có thói quen chỉ ăn những gì mình thích dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng. Ví dụ như mẹ chỉ thích ăn thịt mà bỏ qua rau củ, trái cây. Điều này khiến thai nhi bị dư chất đạm đồng thời thiếu đi vitamin, chất xơ cùng các khoáng chất khác. 

Việc không đảm bảo đồng đều toàn bộ các chất chính là nguy cơ lớn nhất khiến mẹ bị thiếu hụt dinh dưỡng và con trong bụng đương nhiên cũng sẽ không khỏe mạnh chút nào.

những dấu hiệu bà bầu thiếu dinh dưỡng

 

2.2. Thực phẩm mất dinh dưỡng trong quá trình nấu nướng

Một sai lầm tiếp theo dễ khiến các mẹ bầu bị thiếu hụt dinh dưỡng đó chính là nấu nướng sai cách. Đun nấu quá lâu, nấu thức ăn ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài, cắt nhỏ rau rồi mới đem đi rửa qua nhiều nước,… đều sẽ khiến thực phẩm bị thất thoát gần như toàn bộ các vitamin A, B, E, C,... và đương nhiên khi ăn vào cơ thể mẹ lẫn thai nhi sẽ chẳng nhận được dưỡng chất gì cả.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa ăn đủ lượng và ăn đủ chất khi mang thai

2.3. Chán ăn, ốm nghén 

Trong thai kỳ, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu, nhiều mẹ thường ốm nghén nặng, ăn uống không được khiến cơ thể suy nhược. Từ đó dẫn đến khiến cơ thể không đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm: Biểu hiện thai phát triển khỏe mạnh 3 tháng đầu

2.4. Vận động quá sức

Việc vận động quá sức cũng có thể khiến mẹ bị thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ. Bởi giờ đây, nguồn năng lượng có sẵn của mẹ ngoài bị tiêu hao do quá trình lao động còn phải dành phần lớn để nuôi dưỡng bào thai và dự trữ để sản sinh sữa. Do đó, nếu làm việc quá sức, cơ thể mẹ sẽ không có đủ dinh dưỡng, khiến sức khỏe mẹ suy yếu.

2.5. Sức khỏe kém

Nếu sức khỏe của mẹ yếu, khó hấp thu dưỡng chất sẽ khiến thai nhi không đủ chất dinh dưỡng để phát triển, từ đó làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị mắc các bệnh mãn tính như thấp tim, phù thận, viêm gan,... mẹ hãy đảm bảo chữa khỏi bệnh hoàn toàn trước khi mang thai.

những dấu hiệu bà bầu thiếu dinh dưỡng

 

3. Tác hại nghiêm trọng khi mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng

Việc mẹ bị thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ có thể gây ra rất nhiều tác hại đến bào thai trong bụng, cụ thể:

  • Thai chậm phát triển: Vì không hấp thu được đầy đủ dưỡng chất thiết yếu nên quá trình hình thành và phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng đáng kể. Điều này khiến em bé khi chào đời chậm phát triển về thể chất và trí não so với thai nhi đồng trang lứa.
  • Làm tăng nguy cơ sinh non: Nếu trong giai đoạn mang thai, mẹ không bổ sung đủ Axit Folic thì có thể làm tăng sinh non gấp hai lần so với bình thường.
  • Thai chết lưu: Nếu tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thai thiếu máu, suy tim và chết lưu trong tử cung.

Chưa kể, thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, chẳng hạn như:

  • Mẹ dễ thấy đau đầu, chóng mặt hoặc tăng các bệnh lý về tim do thiếu máu. 
  • Đau mỏi cơ, phù nề thêm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt thường ngày nếu thiếu canxi.
  • Ngoài ra, thiếu chất có thể khiến mẹ thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, rối loạn lo âu, từ đó có nguy cơ bị trầm cảm cao.

4. Dấu hiệu bà bầu thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ

Nếu bạn cảm thấy dạo gần đây cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau, hãy nghĩ ngay đến nguy cơ mình và thai nhi trong bụng có thể đang bị thiếu dưỡng chất:

4.1. Vị giác kém

Nếu cơ thể thiếu kẽm, mẹ bầu sẽ dễ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, không nhận thấy được mùi vị của món ăn. Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu đi kèm như tóc rụng nhiều, thường xuyên bị tiêu chảy,...

Xem thêm: Nguyên nhân mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối và cách điều trị

dấu hiệu bà bầu bị thiếu dinh dưỡng

 

4.2. Chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là hiện tượng thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ mà khá nhiều bà bầu gặp phải, nhưng đây đồng thời cũng chính là dấu hiệu “tố cáo” cơ thể mẹ đang bị thiếu vitamin C. Vitamin C đóng vai trò quan trọng với mẹ mà bé trong quá trình mang thai vì có khả năng tạo sợi Collagen, đặc biệt ở trong các mao mạch, mô liên kết, mô xương,… Nếu thiếu vitamin C, mẹ bầu sẽ thấy cơ thể xuất hiện thêm các triệu chứng như khô da, dễ mắc các bệnh về răng, chảy máu chân răng, hay mệt mỏi, bị sút cân bất thường,…

4.3. Viêm, nhiệt miệng - lưỡi

Ngoài nguyên nhân “nóng trong”, viêm, nhiệt miệng - lưỡi,.. còn có thể “ghé thăm” các bà bầu do chế độ ăn thiếu Axit Folic (Vitamin B9). Axit Folic là dưỡng chất cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ mang thai, chúng bảo đảm việc nuôi dưỡng và hạn chế tối đa tình trạng dị tật ống thần kinh.

Xem thêm:

4.4. Mệt mỏi, chóng mặt, hay thở dốc

Một dấu hiệu bà bầu thiếu dinh dưỡng rõ ràng khác là thường xuyên chóng mặt, mệt mỏi và thở dốc. Tình trạng này báo hiệu mẹ đang bị thiếu sắt, dẫn đến thiếu máu để nuôi cơ thể.

4.5. Căng cơ, chuột rút chân tay 

Trong chế độ ăn uống nếu thiếu canxi sẽ khiến mẹ thường xuyên bị căng cơ, chuột rút. Do đó, mẹ cần cẩn trọng nếu tình trạng này xuất hiện trong thai kỳ.

Xem thêm: Nhu cầu canxi cho bà bầu từng giai đoạn

4.6. Mẹ bầu ít hoặc rất ít tăng cân trong thai kỳ

Tăng cân ổn định trong thai kỳ là dấu hiệu cho thấy mẹ đang khỏe mạnh và bé yêu phát triển tốt. Trong trường hợp ngược lại, mẹ ít hoặc không tăng cân thì rất có thể là mẹ đang thiếu hụt dinh dưỡng.

những dấu hiệu bà bầu bị thiếu dinh dưỡng

 

5. Khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ

Nhận biết sớm các dấu hiệu bà bầu thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ sẽ giúp chị em có cách khắc phục kịp thời. Tốt nhất là mẹ bầu nên thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ xác định tình trạng sức khỏe của mẹ, đồng thời đưa ra lời khuyên về ăn uống phù hợp với từng cơ địa.

Ngoài ra, mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cụ thể: 

- Mỗi ngày, ngoài 3 bữa chính, mẹ có thể kết hợp thêm 2 - 3 bữa phụ gồm trái cây, sữa chua, bánh,... tuy nhiên không nên ăn quá no vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

- Nên cân đối 4 nhóm chất gồm tinh bột (gạo, bánh mì, ngũ cốc, khoai lang), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa), chất béo (dầu thực vật, mỡ cá), vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài ra, nên ăn khoảng 400g rau củ quả mỗi ngày bởi đây là nhóm thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là chất xơ, giúp mẹ cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón trong thai kỳ.

dấu hiệu bà bầu thiếu dinh dưỡng và cách khắc phục

Nếu trong giai đoạn mang thai, mẹ gặp các vấn đề sau đây thì nên lựa chọn thực phẩm phù hợp để cải thiện:

  • Vị giác kém: Sau khi được xác định thiếu kẽm, bà bầu nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu kẽm như trứng gà, thịt đỏ, hàu, sò, ngao, các loại thực phẩm họ đậu,…
  • Chảy máu chân răng: Bổ sung nhiều Vitamin C có trong các loại rau củ quả như cam, chanh, kiwi, xoài, ớt chuông, bông cải xanh,...
  • Viêm, nhiệt miệng - lưỡi: Bổ sung nhiều thực phẩm giàu Axit Folic như rau chân vịt, rau cải xanh, các loại đỗ và ngũ cốc, gan, thịt gà,…
  • Mệt mỏi, chóng mặt, hay thở dốc: Bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt bò, rau bina, lòng đỏ trứng gà, chuối, các loại đậu,...
  • Căng cơ, chuột rút chân tay: Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu Canxi như hải sản (tôm, cua, sò, cá), các loại rau (như rau diếp, bắp cải, cần tây), sữa và các chế phẩm từ sữa.

- Đừng quên uống đủ nước để ngăn ngừa táo bón, thải độc cơ thể, điều tiết lưu thông tuần hoàn máu và giúp quá trình chuyển hóa của cơ thể trở nên nhịp nhàng cho mẹ khỏe khoắn hơn. Theo đó, trong giai đoạn đầu mang thai, mẹ nên uống 1,8 - 2 lít nước mỗi ngày. Thời kỳ cuối thai kỳ, mẹ nên uống 2 - 2,5 lít nước.

Đặc biệt, bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ đừng quên duy trì uống sữa bầu mỗi ngày để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Gợi ý đến mẹ là Frisomum Gold - dòng sữa bầu được rất nhiều thai phụ tin dùng hiện nay nhờ chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, cho mẹ mạnh khỏe, bé phát triển tốt.

Frisomum Gold mang đến nguồn năng lượng dồi dào, giảm mệt mỏi và hạn chế nguy cơ bị táo bón nhờ chứa dưỡng chất Magie và các vitamin nhóm B. Bên cạnh đó, sản phẩm còn cung cấp hệ dưỡng chất dành riêng cho bé, tạo mọi điều kiện cho thai nhi phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ như Canxi, DHA, Axit Folic…

Sản phẩm có chỉ số đường thấp (GI=25) nên mẹ có thể yên tâm uống 2 - 3 ly sữa bầu mỗi ngày mà không lo béo phì, tiểu đường thai kỳ. Đặc biệt, Frisomum Gold là dòng sữa duy nhất có thêm hương cam thơm dịu, bên cạnh hương vani thanh nhạt nên rất dễ uống, không lo ốm nghén đâu mẹ ơi.

dấu hiệu bà bầu thiếu dinh dưỡng

Trong thai kỳ, mẹ cũng nên tránh ăn thực phẩm sống, chua cay, thức ăn nhiều dầu mỡ, cá có hàm lượng thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kình),... và không sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, thức uống có chứa caffeine).

Xem thêm: Có thai không nên ăn gì? Top thực phẩm bà bầu nên kiêng

Trên đây là những dấu hiệu bà bầu thiếu dinh dưỡng dễ nhận thấy, cũng như nguyên nhân và cách khắc phục khi xảy ra tình trạng này. Tình trạng thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ gây nên những hệ quả không nhỏ cho sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống, lưu ý ăn đầy đủ chất, tránh “kiêng cữ” quá đà. Ngoài ra, cũng nên khám thai định kỳ để được bác sĩ tư vấn bổ sung dưỡng chất kịp thời.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
ốm nghén nên ăn gì

Mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì để đỡ nôn và đảm bảo dưỡng chất?

Ốm nghén là tình trạng gặp ở hầu hết mẹ bầu, khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn, khó chịu. Vậy mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì để vừa giảm bớt tình trạng này đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây để có hành trình thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển ổn định nhé!