10 loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối không nên bỏ qua
Trái cây cung cấp một lượng lớn vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ t.... read more
Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số phản ánh tình trạng sức khỏe của bé. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng thai nhi trung bình nếu đủ tháng khi sinh thường là 3,5kg và chiều dài trung bình đạt 51,2 cm (tính từ đầu đến chân). Đối với mỗi tuần thai, phụ huynh có thể đối chiếu chỉ số cân nặng của bé dựa vào bảng số liệu mới nhất của WHO.
Trường hợp thai nhi không đáp ứng cân nặng tiêu chuẩn (ví dụ như nhẹ cân), bà bầu nên cải thiện bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, tăng cường 7 thực phẩm giúp tăng cân cho thai nhi dưới đây:
Giải đáp đầu tiên cho câu hỏi thai nhi nhẹ cân mẹ bầu nên ăn gì đó là thực phẩm giàu đạm. Theo đó, chất đạm giúp bé phát triển cơ bắp, mô hoàn thiện, trước khi chào đời và cung cấp năng lượng, giảm nguy cơ suy dinh dưỡng, đồng thời giúp mẹ không bị tăng cân quá nhanh.
Chính vì thế, chế độ ăn uống của mẹ bầu nên phối hợp giữa protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa, hải sản) và protein thực vật (vừng lạc, các loại đậu) để thai nhi được tăng cân đều đặn hơn. Ngoài ra, mẹ bầu chỉ nên ăn thực phẩm giàu đạm vừa đủ, khoảng 61g/ngày (tam cá nguyệt thứ 1), 70g/ngày (tam cá nguyệt thứ 2) và 91g/ngày (tam cá nguyệt thứ 3). Tránh tình trạng nạp quá nhiều chất đạm có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi của thai nhi.
Chất béo giữ vai trò quan trọng đối với khả năng phát triển của bé và sức khỏe của mẹ. Không chỉ phát triển não và mắt, kích thích các mô tăng trưởng, chất béo còn ngăn ngừa sinh non và tình trạng nhẹ cân ở thai nhi. Do đó, đây cũng là đáp án cho câu hỏi ăn gì cho thai nhi mau tăng cân mà nhiều mẹ thắc mắc.
Mỗi bữa ăn hàng ngày, mẹ nên nên tăng cường chất béo tốt, bao gồm chất béo không bão hòa đơn (dầu oliu, dầu đậu phộng, các loại hạt, bơ hạt) và chất béo không bão hòa đa (cá hồi, cá cơm, quả óc chó, đậu tương, bắp). Ngoài ra, để đảm bảo bổ sung chất béo đầy đủ cho cơ thể, mẹ hãy dùng thực phẩm chứa hoạt chất này theo hàm lượng 46.5 – 58.5g/ngày (tam cá nguyệt thứ 1), 52.5 – 64.5g/ngày (tam cá nguyệt thứ 2) và 60 – 72g/ngày (tam cá nguyệt thứ 3).
Theo kinh nghiệm tăng cân cho thai nhi được nhiều mẹ chia sẻ, thực phẩm giàu tinh bột chính là lựa chọn phù hợp để cải thiện chỉ số cân nặng của con. Cụ thể, tinh bột cung cấp nguồn năng lượng lớn cho mẹ và bé, đồng thời thúc đẩy sự hình thành, phát triển tế bào thần kinh cũng như ngăn ngừa tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng ở trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
Đối với nhóm tinh bột, mẹ có thể chế biến các món ăn giúp thai nhi tăng cân từ đậu hà lan, khoai tây, khoai lang, bánh mì nguyên cám, gạo lứt hoặc yến mạch. Đây là nhóm thực phẩm thuộc loại carbohydrate phức hợp, giúp làm chậm quá trình chuyển hóa đường, cho mẹ no lâu, kiểm soát đường huyết và từ đó tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Không chỉ lưu ý ăn thực phẩm giàu tinh bột giúp tăng cân cấp tốc cho thai nhi, mẹ bầu cũng phải đảm bảo hàm lượng hợp lý, bổ sung mỗi ngày theo khuyến nghị như sau 300 – 370g (tam cá nguyệt thứ 1), 325 – 400g (tam cá nguyệt thứ 2) và 385 – 430g (tam cá nguyệt thứ 3).
Bật mí thêm cho mẹ một cách giúp thai nhi tăng cân nhanh chóng là hãy bổ sung thực phẩm giàu sắt. Được biết, chất sắt tham gia vào quá trình vận chuyển máu khắp cơ thể, giúp thai nhi cải thiện cân nặng, giảm nguy cơ thiếu máu sau sinh và đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Đối với mẹ bầu, cung cấp đủ sắt giúp thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, tránh các biến chứng như sảy thai, sinh non, băng huyết.
Sắt có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt bò, các loại đậu, hạt bí ngô, diêm mạch hoặc rau chân vịt. Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ chất sắt mỗi ngày như sau để duy trì sức khỏe tốt: 30 - 60mg (tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 2), 50 - 60mg (tam cá nguyệt thứ 3).
Thực phẩm giàu Magie là giải đáp tiếp theo cho câu hỏi mẹ bầu ăn gì để con tăng cân. Theo chuyên gia dinh dưỡng, Magie có tác dụng lớn đối với sự phát triển của bào thai, giúp bé tăng cân ổn định và trở nên khỏe mạnh hơn. Đối với mẹ bầu, Magie giảm tình trạng chuột rút, đau nửa đầu, buồn nôn và hạn chế nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh.
Như vậy, khi bổ sung thực phẩm giàu Magie đều đặn, từ nay mẹ không còn lo lắng làm thế nào để em bé trong bụng tăng cân nữa. Đa phần Magie xuất hiện phổ biến trong đậu xanh, đậu nành, đậu phụ, chuối, cá béo, socola đen, quả bơ, mơ khô, khoai lang, cải xanh hoặc rau mồng tơi, với hàm lượng khuyến nghị là cung cấp 350mg/ngày để cơ thể khỏe mạnh.
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng Canxi giúp hệ xương - răng cứng cáp, khỏe mạnh chứ không có lợi ích tăng cân. Nhưng, trên thực tế, thực phẩm giàu Canxi cũng là một “cái tên” nổi bật trong danh sách những món ăn giúp bé tăng cân trong bụng mẹ.
Cụ thể, Canxi ngăn ngừa nguy cơ còi cọc, đổ mồ hôi trộm, thấp cân và khóc đêm ở bé sau này, song song đó Canxi mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu như ngăn ngừa loãng xương, sản sinh sữa sau khi sinh, phòng ngừa cao huyết áp, giảm nguy cơ tiền sản giật. Vậy nên khi mang thai, nếu không biết ăn gì để thai nhi phát triển cân nặng, mẹ hãy lựa chọn và bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, phô mai, sữa chua, cà rốt, vừng, tôm, cua, ghẹ, chuối, cam quýt, súp lơ xanh, cải xoăn.
Thông thường, hàm lượng Canxi bà bầu nên hấp thu mỗi ngày là 800mg (tam cá nguyệt thứ 1), 1000mg (tam cá nguyệt thứ 2) và 1500mg (tam cá nguyệt thứ 3) để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Cuối cùng, một trong những thực phẩm tốt cho thai nhi chắc chắn không thể bỏ qua đó là thực phẩm giàu vitamin. Bổ sung vitamin khi mang thai đặc biệt quan trọng. Nhóm vi chất này không chỉ bảo vệ sức khỏe của người mẹ, mà còn giúp thai nhi tăng cân, cũng như phòng ngừa được dị tật bẩm sinh thường gặp. Theo đó, các loại vitamin cần thiết đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi bao gồm:
Đối với mỗi loại vitamin trên đây, mẹ nên bổ sung theo đúng khuyến nghị mỗi ngày từ bác sĩ để đảm bảo phát huy công dụng tối ưu. Cụ thể: 750mcg/ngày (vitamin A); 1.9mg/ngày (vitamin B6), 2.6mcg/ngày (vitamin B12); 85mg/ngày (vitamin C); 800UI/ngày (vitamin D).
*Lưu ý: Thông tin về hàm lượng dưỡng chất chỉ mang tính tham khảo.
Như vậy, thông tin trên đây đã tư vấn cho mẹ ăn gì cho thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt. Ngoài bổ sung những món ăn giúp thai nhi tăng cân thì để nhân đôi chất lượng dinh dưỡng, đảm bảo thai nhi hấp thu đủ chất ngay cả khi mẹ mệt mỏi, chán ăn vì ốm nghén, bà bầu nên kết hợp uống thêm sữa mỗi ngày.
Frisomum Gold là sản phẩm được nhiều bà bầu ưa chuộng và lựa chọn đồng hành trong suốt giai đoạn thai kỳ. Với nguồn sữa 100% nhập khẩu từ Hà Lan, Frisomum Gold cung cấp hệ dưỡng chất cân đối, bao gồm Magiê, Prebiotic và Probiotic, Choline, vitamin nhóm B hỗ trợ tiêu hóa và hạn chế táo bón, chuột rút, đau lưng ở bà bầu; giúp mẹ tăng cường đề kháng, khỏe mạnh từ bên trong để thoải mái tận hưởng hành trình mang thai kỳ diệu.
Cùng với đó, Frisomum Gold bổ sung Canxi, vitamin D, vitamin B12, Iod, Axit Folic, Sắt, DHA góp phần xây dựng nền tảng vững chắc, hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện về cân nặng, chiều cao và trí tuệ, đồng thời giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Sản phẩm còn có chỉ số glucose (đường) thấp, vị sữa thanh nhạt, dễ uống với hương VANI THANH MÁT và CAM THƠM DỊU, giúp mẹ hạn chế tiểu đường thai kỳ, kiểm soát cân nặng ổn định, để thêm khỏe mạnh, có dáng đẹp sau sinh.
Ngoài vấn đề mẹ bầu ăn gì để con tăng cân, chị em cũng phải chú ý một số vấn đề sau đây trong xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho thai nhi.
Khi tư vấn cho các mẹ bà bầu nên ăn gì để an thai, đa phần chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh hãy bổ sung đầy đủ dưỡng chất, bao gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin, Canxi, Sắt, Magie. Điều này nhằm đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện, đạt chuẩn chỉ số tăng trưởng cũng như giúp mẹ bầu khỏe mạnh, đủ sức cho hành trình vượt cạn về sau. Nếu các mẹ còn băn khoăn về hàm lượng dinh dưỡng cần nạp vào cơ thể, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhé.
Ngoài tập trung ăn gì bổ cho thai nhi, bà bầu nên chú ý ăn đầy đủ 3 bữa/ngày. Thêm vào đó, hãy ăn thêm 2 - 3 bữa phụ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho thai nhi cũng như tăng cường năng lượng cho mẹ thoải mái sinh hoạt thường ngày.
>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa ăn đủ lượng và đủ chất cho mẹ bầu
Ăn ngon, hợp khẩu vị cũng là một yếu tố phụ nữ mang thai cần quan tâm. Khi mang thai, do thay đổi hormone nên một số mẹ có xu hướng đổi khẩu vị, cảm thấy buồn miệng và thèm ăn.
Để ăn uống ngon miệng hơn, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm rãi và nhai kỹ, không ăn các món nặng mùi, uống nhiều nước, giảm bớt gia vị mặn/cay và sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Đây cũng là kinh nghiệm tăng cân cho thai nhi được nhiều chuyên gia chia sẻ.
>> Khám phá ngay: Gợi ý một số món ăn vặt giúp mẹ bầu ngon miệng
Không chỉ nắm rõ ăn gì để thai nhi phát triển tốt, các mẹ cũng phải lưu ý hạn chế một số thực phẩm sau, nhằm hạn chế tăng cân quá mức và ảnh hưởng đến sức khỏe hai mẹ con:
Bên cạnh một số lưu ý trên đây, mẹ cũng phải theo dõi cân nặng trong suốt thai kỳ. Lời khuyên cho các mẹ là hãy tận dụng thời điểm khám thai định kỳ để nhờ bác sĩ tư vấn về việc ăn gì để mẹ bầu tăng cân. Đồng thời, tăng cân bao nhiêu là đủ, để không chỉ bảo vệ sức khỏe của mẹ, mà còn tránh nguy cơ thai nhi chậm phát triển, sinh non hoặc lên cân quá nhiều tăng tỷ lệ sinh mổ, tiền sản giật.
Dưới đây là một vài thực đơn dinh dưỡng mà mẹ bầu không nên bỏ qua để có thai kỳ khỏe mạnh, bé yêu trong bụng phát triển tốt.
Thực đơn giúp bé tăng cân, mẹ khỏe mạnh theo từng tháng trong tam cá nguyệt đầu tiên như sau:
- Thực đơn 1 tuần tháng thứ nhất mang thai của mẹ
Tháng đầu tiên khi mang thai, cơ thể của mẹ có nhiều thay đổi như cảm thấy mệt mỏi, táo bón, đầy hơi, chuột rút nhưng đa phần triệu chứng đều xuất hiện thoáng qua, chưa rõ ràng. Mặc dù vậy, mẹ vẫn phải lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp, như là bổ sung sắt, tăng đạm và nhiều loại rau củ quả. Mục đích là để tăng cường đề kháng, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho các tháng thai kỳ sau.
Thứ | Sáng | Phụ | Trưa | Phụ | Chiều | Tối |
2 | Phở gà Táo | Sữa (cho mẹ bầu) Bắp nấu | Cơm Canh xà lách xoong giò sống Sườn kho khoai tây Giá hẹ xào thịt Quýt | Chè mè đen | Cơm Canh bí đỏ thịt Đậu hũ sốt thịt băm Bông cải, đậu que, thơm xào mực Sa bô chê | Sữa |
3 | Xôi đậu xanh Sữa | Yaourt Nho khô | Cơm Canh gà hạt sen Trứng luộc – nước mắm pha Rau muống xào thịt bò Dưa hấu | Bánh mì kèm phô mai | Cơm Canh cải xanh tôm Cá hú kho thơm Ngó sen xào tôm Nước ép bưởi | Sữa |
4 | Bún riêu Dưa lê | Sữa Bánh quy | Cơm Canh bí đao sườn Thịt nướng Cải bó xôi thịt bò Cam | Đậu hũ nước đường | Cơm Canh tần ô thịt Tôm sốt cà Đậu bắp xào tôm khô Vú sữa | Sữa |
5 | Bánh cuốn Sữa | Chuối Phô mai | Cơm Canh măng chua cá chép Thịt kho trứng Bông hẹ xào nghêu Xoài | Nui nấu thịt Mứt bí | Cơm Canh cải ngọt thịt Mực chiên giòn Nấm rơm xào thịt Nước ép thơm | Sữa |
6 | Hoành thánh Mãng cầu ta | Sữa Bánh mì nướng | Cơm Canh mướp, mồng tơi cua đồng Sườn xào chua ngọt Su su cà rốt xào thịt Táo | Yaourt Mít sấy | Cơm Canh củ cải thịt bằm Gà kho gừng Bông cải xanh xào tôm Nho | Sữa |
7 | Cơm tấm sườn Nước cam | Bột ngũ cốc | Bún riêu cá chép Chè đậu ván | Cocktail trái cây | Cơm Canh khổ qua hầm Tôm rang thịt ba rọi Đậu đũa xào thịt Đu đủ | Sữa |
Chủ nhật | Súp nấm cua Thanh long | Sữa chua Khoai lang sấy | Gà nấu hạt điều – bánh mì Sinh tố dâu tây | Bánh flan | Cơm Canh mướp nấu nghêu Trứng hấp thịt, nấm rơm Salad trộn thịt bò Lê | Sữa |
- Thực đơn 1 tuần tháng thứ hai mang thai của mẹ
Tháng thứ 2 của thai kỳ, khi siêu âm mẹ có thể nhìn thấy bào thai đã hình thành đầu, mình, tay và chân rõ ràng. Thêm vào đó, cơ thể của mẹ bắt đầu thay đổi nội tiết tố nên có thể gây ra cảm giác buồn nôn, khiến mẹ cảm thấy ăn không ngon miệng, từ đó bổ sung dinh dưỡng bị hạn chế.
Thực đơn của mẹ lúc này nên có nhiều món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, giảm gia vị và mùi hương. Song vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, giúp thai nhi tăng cân đều đặn, mẹ khỏe mạnh:
Thứ | Sáng | Phụ | Trưa | Phụ | Chiều | Tối |
2 | Táo nghiền trộn sữa hương trái cây cùng một nhúm bột quế Nước ép táo | Sữa chua Cam | Salad gà hun khói và bơ Chuối | Trái cây hoặc bánh kẹp phô mai | Cơm Thịt gà sốt cà chua, nấm | Sữa |
3 | Hỗn hợp Yaourt trái cây Bánh kẹp | Bánh nhân trái cây | Khoai tây đút lò và phô mai Nho | 1 vốc mơ khô | Bò nấu đậu đen | Sữa |
4 | Ngũ cốc dinh dưỡng với sữa ít béo và chuối thái lát Nước ép dâu | Bánh pancake | Bánh mì ăn kèm súp bông cải xanh và đậu Táo | Cà rốt | Xúc xích nấu sệt cùng táo | Sữa |
5 | Cháo Nước ép trái cây | Yaourt | Cơm Đu đủ | Bánh mì chuối | Bánh cá hồi và măng tây | Sữa |
6 | Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và bơ đậu phộng Sữa chua | Bánh gạo | Bánh mì kẹp phô mai trái cây Dưa hấu | Bánh mì que nhúng phô mai | Cơm Sườn cừu với khoai tây Bông cải xanh và đậu | Sữa |
7 | Yaourt với gừng và trái cây Nước ép cam | Bánh cuộn với bơ đậu phộng | Salad cá hồi và rau cải xoong Kiwi | Bánh bông lan cuộn nhỏ | Mì Ý Bánh mì bơ tỏi | Sữa |
Chủ nhật | Trứng ốp la và bánh mì | Chuối | Cơm Gà nướng, khoai tây nướng với bông cải xanh và cà rốt | 1 – 2 vốc trái cây khô và hạt | Cơm Cá chép hấp, canh ngao nấu chua Đậu hũ và bánh flan | Sữa |
- Thực đơn 1 tuần tháng thứ ba mang thai của mẹ
Tháng cuối cùng trong tam cá nguyệt đầu tiên là thời điểm cơ quan trong cơ thể thai nhi tiếp tục hình thành, thậm chí mẹ đã nghe được nhịp tim của con.
Lúc này, tình trạng ốm nghén nghiêm trọng hơn nhiều nên kinh nghiệm tăng cân cho thai nhi và giúp mẹ ăn uống bình thường kể cả khi nghén nặng là hãy chia nhỏ bữa chính thành nhiều bữa phụ, đồng thời tham khảo áp dụng thực đơn giàu dưỡng chất sau đây:
Thứ | Sáng | Phụ | Trưa | Phụ | Chiều | Tối |
2 | Bún riêu cua Đu đủ | Sữa (dành cho mẹ bầu) | Cơm Canh thịt bò đậu trắng khoai môn Gà kho nấm Nghêu xào bông hẹ | Bánh flan | Cơm Canh cải xanh cá thác lác Sườn ram mặn ngọt Đậu que xào thịt bò Bưởi | Sữa |
3 | Bánh mì phô mai Sữa | Đậu hũ nước đường | Cơm Canh chua nấu măng Cá hồi kho nước dừa Rau lang luộc Dưa hấu | Yaourt Nho khô | Cơm Canh tần ô tôm Chả trứng hấp nghêu Bông so đũa xào thịt bò Xoài | Sữa |
4 | Phở bò Bánh flan | Sữa Khoai lang sấy | Cơm Canh cua mồng tơi Thịt kho măng Bông cải xanh cà rốt xào thịt Dưa lưới | Chè đậu trắng | Cơm Canh bí đỏ sườn Tôm cháy tỏi ướt Bắp cải xào tôm Vú sữa | Sữa |
5 | Miến cua Thanh long | Sữa Bánh mì nướng | Cơm Canh nghêu cà chua Bò kho nước tương Cải thìa luộc Dưa hấu | Đậu phộng nấu | Cơm Canh rau má tôm tươi Trứng rán phô mai Mướp nấu rơm xào tôm Nho | Sữa |
6 | Xôi đậu đen Sữa | Bột ngũ cốc | Cơm Canh đậu hũ thịt hẹ Gà kho gừng Giá hẹ xào thịt Cam | Súp cua trứng cút | Cơm Canh khổ qua sườn Mực dồn thịt sốt cà Cải bó xôi xào thịt Sa bô chê | Sữa |
7 | Bánh cuốn Sữa | Bột ngũ cốc | Cháo cá chép Bơ xay | Chè đậu đen | Cơm Canh hoa thiên lý giò sống Lươn xào sả ớt Đu đủ | Sữa |
Chủ nhật | Hủ tiếu sườn Chuối | Bánh flan | Bún thịt bò xào Yaourt trái cây | Đậu hũ nước đường | Cơm Canh bắp cải thịt Thịt kho trứng cút Mực xào bông cải nấm rơm Táo | Sữa |
Vượt qua tam cá nguyệt đầu tiên, đến giai đoạn tiếp theo không ít chị em thắc mắc bà bầu ăn gì để thai nhi tăng cân 3 tháng giữa. Để có giải đáp chi tiết cho vấn đề này, mời các mẹ tiếp tục tham khảo thông tin dưới đây:
- Thực đơn 1 tuần tháng thứ tư mang thai của mẹ
Thời điểm này, tình trạng ốm nghén hầu như chấm dứt ở bà bầu. Vì vậy, mẹ nên tăng cường bổ sung thực phẩm có lợi để hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh, hoàn thiện cơ quan trong cơ thể một cách tốt nhất. Cụ thể, bà bầu tháng thứ 4 nên ăn gì? Sau đây gợi ý thực đơn dành cho mẹ tham khảo:
Thứ | Sáng | Phụ | Trưa | Phụ | Chiều | Tối |
2 | 1 ly sữa bầu Ngũ cốc (350g) 1 quả chuối hoặc 1 quả táo. | 2 lát bánh mì Phô mai (đã tiệt trùng) Cà chua | Cơm Thịt hầm Canh cá hồi rau ngót 1 hộp sữa chua | Các loại hạt Hoa quả sấy khô | Bánh mì Thịt gà 1 hộp sữa chua | Sữa |
3 | 2 lát bánh mì nguyên cám Trứng ốp la Salad trái cây | Nước ép táo | Cơm Thịt gà quay Đậu xào Canh rau xanh | Sữa chua trái cây | Mì ống Nước sốt marinara Salad trộn | Sữa |
4 | Trứng luộc Chuối Phở gà | Ngô luộc hoặc chè ngô | Cơm Thịt lợn Mướp đắng xào trứng Canh rau thịt đậu phụ Hoa quả | Khoai lang | Cơm Thịt lợn rim mắm Mướp luộc Thịt bò xào rau muống Trái cây các loại | Sữa |
5 | Trứng Cháo thịt bằm Nước ép dưa hấu | Khoai lang luộc | Cơm Thịt gà xào gừng Đậu đũa luộc Canh cua | Bánh bao | Cơm Tôm rang Bắp cải xào Canh thịt gà nấu nấm Trái cây các loại | Sữa |
6 | Xôi Thịt kho tàu Nước cam | Sắn luộc | Cơm Sườn xào chua ngọt Cải ngồng xào nấm hương Canh rau ngót nấu thịt băm Nước ép dưa hấu | Ngô luộc | Cơm Thịt gà luộc Mực xào hành tây Su hào luộc Trái cây các loại | Sữa |
7 | Phở bò Salad trộn bơ trứng Sữa chua | Nước ép dưa hấu | Cơm Bò lúc lắc khoai tây Rau xanh, đậu phụ xào Cam | Khoai lang luộc | Cơm Cá hồi sốt cà chua Canh rau cải bẹ xanh | Sữa |
Chủ nhật | Trứng cuộn Bánh mì bơ tỏi Sữa chua | Nước ép bưởi | Cơm Súp lơ xanh xào tôm Cua hấp Nho | Chè đậu đỏ | Cơm Cá hồi sốt bơ chanh Canh mồng tơi nấu ngao | Sữa |
- Thực đơn 1 tuần tháng thứ năm mang thai của mẹ
Vào tháng thứ 5 của thai kỳ, thai nhi phát triển não bộ mạnh mẽ hơn nên khẩu phần dinh dưỡng lúc này phải có nhiều dưỡng chất tốt cho trí não của trẻ như DHA, Taurine, Iod, Axit Folic… Ngoài ra, mẹ cần hạn chế ăn mặn hoặc bổ sung thực phẩm nhiều đường trắng vì có thể khiến nhận thức của trẻ sau này khó linh hoạt, kém phát triển.
Tất cả lời khuyên này cũng là đáp án cho những mẹ đang tìm hiểu bầu 5 tháng nên ăn gì. Sau đây là thực đơn 1 tuần tháng thứ 5 mang thai của mẹ:
Thứ | Sáng | Phụ | Trưa | Phụ | Chiều | Tối |
2 | Bún bò Nước ép cam | Gà salad bơ Phô mai | Cơm gạo lứt Thịt kho tàu Cải xào thịt bò Canh bầu nấu tôm | Sữa hạt óc chó hạnh nhân | Cơm gạo lứt Tôm rim Canh rau dền thịt bằm | Sữa |
3 | Phở gà Nước ép táo dâu | Sữa chua | Cơm trắng Sườn kho khoai tây Rau muống xào Canh rau ngót nấu sườn | Bánh ngói hạnh nhân Trái cây | Cơm trắng Đậu hũ sốt thịt bằm Canh bí đỏ Trái cây | Sữa |
4 | Bánh giò Nước ép lựu | Sữa chua | Cơm trắng Khổ qua xào trứng Thịt heo nướng Canh chua | Bánh biscotti với sữa hạt | Cơm gạo lứt Gà kho Rau lang luộc Canh bí đao | Sữa |
5 | Bánh cuốn Nước dừa | Sữa chua mix các loại hạt | Cơm trắng Rau luộc kho quẹt Canh khoai sọ nấu sườn Trái cây | Sữa hạt óc chó hạnh nhân | Cơm gạo lứt Ngó sen xào tôm Cá lóc kho tộ Canh khổ qua Trái cây | Sữa |
6 | Bún cá Nước ép cam táo | Sữa chua | Cơm trắng Sườn xào chua ngọt Thiên lý xào bò Canh khoai mỡ | Lát bánh mì nguyên cám với bơ hạt | Cơm gạo lứt Tôm rang thịt Đậu que xào Bầu luộc | Sữa |
7 | Cơm tấm Nước ép thơm | Sữa hạt óc chó mè đen | Gà nấu hạt điều Bánh flan | Củ khoai lang luộc hoặc bắp luộc | Lẩu gà nấm | Sữa |
Chủ nhật | Hoàng thánh Sữa chua | Nước ép lựu | Bún và riêu cá chép | Ngũ cốc granola với sữa chua. | Lẩu cua đồng | Sữa |
- Thực đơn 1 tuần tháng thứ sáu mang thai của mẹ
Sau khi biết được mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì, vào một tháng sau đó (tháng thứ 6) chế độ ăn của mẹ vẫn cần có thật nhiều rau củ quả, các loại đậu, thịt bò, trứng, gia cầm để bổ sung chất đạm, chất béo, Sắt, Canxi, cho thai nhi không bị còi cọc, mắc phải các bệnh dị tật bẩm sinh.
Ngoài ra, mẹ có thể uống thêm vitamin theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho hai mẹ con. Thực đơn cho mẹ như sau:
Thứ | Sáng | Phụ | Trưa | Phụ | Chiều | Tối |
2 | Sữa bầu Ngũ cốc Chuối | Phô mai Cà chua | Cơm Thịt hầm Rau củ luộc Sữa chua | Trái cây sấy khô và các loại hạt | Bánh mì gà Sữa chua dầm dâu | Sữa |
3 | Trứng luộc Bánh mì nguyên cám Salad trái cây | Sữa hạnh nhân | Cơm Bông cải xanh hấp | Trái cây, bánh kếp | Cơm Cá hồi áp chảo Canh khoai tây nấu xương Rau luộc Nước ép bưởi | Sữa |
4 | Bánh bao Kiwi | Nho Sữa chua | Cơm Măng tây xào thịt bò Thịt lợn rán Bắp cải luộc Canh cua | Sữa chua các loại hạt | Tim xào giá Thịt bò hầm Canh rong biển Bắp cải luộc Trái cây các loại | Sữa |
5 | Bánh mì kẹp trứng Chuối | Ngô luộc | Cơm Thịt bò kho Đậu sốt cà chua Củ quả luộc | Bánh bao | Cơm Su hào luộc Thịt kho trứng cút Mực xào cần tỏi | Sữa |
6 | Xôi Táo Nước cam | Sắn luộc | Cơm Sườn chua ngọt Canh cải nấu thịt băm Cải chíp xào nấm hương Nước dưa hấu | Chè đậu đỏ nước cốt dừa | Cơm Tôm rang Thịt gà luộc Canh mọc nấu nấm Trái cây tráng miệng | Sữa |
7 | Cháo trứng Nước mía | Sữa hạt óc chó | Cơm Thịt gà rang gừng Canh chua Đậu đỗ luộc Nước ép táo | Bánh bao | Cơm Thịt lợn rim Thịt bò xào nấm Mướp luộc Trái cây tráng miệng | Sữa |
Chủ nhật | Phở Chuối | Ngô luộc | Cơm Thịt chiên Canh thịt băm nấu chua Súp lơ luộc | Khoai trộn sữa không đường | Cơm Cá sốt cà chua Canh mồng tơi nấu nghêu | Sữa |
Tam cá nguyệt thứ 3 là thời điểm thai nhi phát triển trí não và cân nặng nhanh chóng nhất. Do đó, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của con là việc làm quan trọng lúc này. Sau đây là thực đơn cho bà bầu trong 3 tháng cuối:
- Thực đơn 1 tuần tháng thứ bảy mang thai của mẹ
Tháng thứ 7 là giai đoạn cơ thể của mẹ cần có nhiều chất sắt để tăng sản xuất hồng cầu, bổ sung máu và dinh dưỡng giúp thai nhi tăng cân đều đặn, tránh nguy cơ suy dinh dưỡng. Vậy nên, các loại thực phẩm giàu sắt như thịt nạc, rau củ quả, các loại đậu… là đáp án giải đáp cho câu hỏi bầu 7 tháng nên ăn gì để vào con.
Ngoài sắt, mẹ cũng phải bổ sung thêm thực phẩm giàu Canxi, Photpho, Iod, Kẽm, đồng thời tránh tiêu thụ đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ để hạn chế tình trạng ợ nóng.
Thứ | Sáng | Phụ | Trưa | Phụ | Chiều | Tối |
2 | Bún bò Nước ép cam | Chuối Sữa chua không đường | Thịt kho tàu Rau cải xào thịt bò Canh bầu nấu tôm | Sữa hạt | Tôm rim Canh rau dền thịt băm | Sữa |
3 | Phở gà Nước ép táo | Táo Sữa tươi không đường | Sườn kho khoai tây Rau muống xào Canh rau ngót nấu sườn | Chè đậu xanh | Cá sốt cà chua Thịt bò xào Canh rau cải thịt băm | Sữa |
4 | Bún cá Nước ép cam táo | Hạt ngũ cốc Súp gà | Sườn xào chua ngọt Thiên lý xào bò Canh khoai | Sữa chua trái cây | Tôm rang thịt Đậu que xào Bầu luộc | Sữa |
5 | Bánh mì đen nguyên cám Trứng ốp | Salad hoa quả Sữa tươi không đường | Ức gà phi lê Canh rau mồng tơi nấu tôm Rau luộc | Chè đậu đen | Cá hồi hấp Rau cải luộc | Sữa |
6 | Trứng luộc Bánh mì nướng bơ | Dâu tây, việt quất Sữa chua không đường | Sườn rang mặn Thịt bò xào khoai tây Rau luộc | Bánh kếp mật ong | Cá rô kho tộ Salad trộn thịt bò Canh bầu nấu tôm | Sữa |
7 | Cháo cá chép Nước lựu ép | Sữa óc chó | Rau bina xào thịt Cá hồi áp chảo Canh bí đỏ hầm sườn | Chè bưởi | Canh rau mồng tơi Đậu nhồi thịt sốt cà chua Mực xào | Sữa |
Chủ nhật | Bún riêu Sữa bắp | Chè mè đen Salad rau xanh | Tôm rim Măng tây xào thịt Canh bí đao nhồi thịt | Chè mè đen | Sườn xào chua ngọt Giá đỗ xào bò Rau bó xôi luộc | Sữa |
- Thực đơn 1 tuần tháng thứ tám mang thai của mẹ
Vào tháng thứ 8 của thai kỳ, nếu như cân nặng của thai nhi chưa đạt chuẩn theo khuyến nghị thì các loại thực phẩm như gạo, các loại ngũ cốc, trứng, các loại thịt, cá, gan động vật (1 tuần ăn 1 lần) chính là gợi ý tốt nhất cho những ai băn khoăn thai nhi nhẹ cân mẹ bầu nên ăn gì.
Đặc biệt, thời điểm này trí não của bé phát triển mạnh hơn so với trước đó, vì thế bổ sung nhiều omega-3 cũng là điều cần thiết giúp con tăng cường tư duy, nhận thức. Một lưu ý ở tháng thứ 8 mang thai nữa là mẹ nên hạn chế ăn đậu nành, khoai hồng để tránh tình trạng khó tiêu, chướng bụng.
Thứ | Sáng | Phụ | Trưa | Phụ | Chiều | Tối |
2 | Miến ngan Nước cam | Chuối, Hạnh nhân | Cơm Cá thu sốt cà chua, Canh rau khoai nấu tôm Bông bí xào tôm | Sữa chua Bánh mì phô mai | Cơm Rau lang xào tỏi Thịt kho tàu Canh mồng tơi nấu thịt | Sữa |
3 | Bún Nước ép táo cà rốt | Sữa Nho khô | Cơm Thịt bò xào đậu Đậu sốt cà chua Canh rau dền | Hạt hạnh nhân Chè đậu đỏ cốt dừa | Cơm Sườn kho Đậu cove xào nấm Canh mồng tơi nấu tôm | Sữa |
4 | Phở gà Nước ép ổi | Sữa chua Hạt óc chó | Cơm Canh chua cá lóc Sườn xào chua ngọt Cải bẹ trắng xào tỏi | Sinh tố bơ | Cơm Cá bống kho tiêu Thịt bò xào rau cải Canh rau dền nấu tôm | Sữa |
5 | Cháo sườn Nước ép dưa hấu | Sữa | Cơm Thịt lợn kho lạc Canh cua nấu bí xanh Chè đậu đỏ nước cốt dừa | Sữa chua | Cơm Đậu phụ nhồi thịt sốt cà Canh mồng tơi nấu tôm Đậu rồng xào tỏi Kiwi | Sữa |
6 | Bánh mì trứng Pate Nước chanh dây | Bột ngũ cốc | Cơm Ếch kho cà ri Canh sườn non củ cải muối Cải chua xào Dừa xiêm | Trái cây dằm sữa chua | Cơm Thịt ba chỉ rán sả ớt Canh cá diêu hồng nấu cà chua Chè nhãn nhục hạt sen | Sữa |
7 | Bún mọc sườn Sữa đậu nành | Sữa chua Nho khô | Cơm Đậu phụ sốt thịt bò bằm Canh cải bó xôi nấu giò Nấm cà rốt xào bông cải xanh Dưa lê | Táo Nui nấu thịt | Mực rán nước mắm Canh rong biển sườn non Ngó sen xào tôm Quýt đường | Sữa |
Chủ nhật | Sữa Xôi thịt rim | Sinh tố mãng cầu | Cơm Nộm rau muống Tôm đồng rang Cam | Sữa chua Chè ngô | Cơm Cá sốt cà chua Bí xanh nấu canh | Sữa |
- Thực đơn 1 tuần tháng thứ chín mang thai của mẹ
Nếu mẹ muốn tăng cân cho thai nhi vào tháng cuối cùng của thai kỳ thì hãy tuân theo nguyên tắc: chia nhỏ bữa ăn thành 5 - 6 bữa thay vì 3 bữa chính; uống nhiều nước; tăng cường bổ sung thêm các loại rau, trái cây vào thực đơn, đồng thời ăn chín uống sạch, không ăn đồ sống để tránh nguy cơ sinh non. Sau đây là thực đơn 1 tuần cho tháng thứ chín mang thai của mẹ:
Thứ | Sáng | Phụ | Trưa | Phụ | Chiều | Tối |
2 | Bánh đa thịt nạc Quýt | Bánh ngọt Sữa chua | Cơm trắng Sườn nấu su hào Tôm rang Táo | Súp thịt gà | Cơm trắng Cá rán sốt cà chua Thịt nạc rim Rau cải luộc | Sữa |
3 | Phở gà Lựu | Bánh ngọt Sữa chua | Cơm trắng Thịt bò kho sả Rau muống luộc Cam | Cháo thịt nạc | Cơm trắng Đậu phụ chiên Tôm rang Trứng ốp la Bắp cải xào | Sữa |
4 | Bún bò Nước ép cam | Hạt óc chó Sữa chua | Cơm trắng Cá trê kho nghệ Cải thảo luộc Xoài | Sinh tố bơ | Cơm trắng Thịt heo chiên Canh chua nghêu Nho | Sữa |
5 | Hủ tiêu Lê | Sữa chua | Cơm trắng Sườn xào chua ngọt Ngọn su su xào tỏi Trứng chiên Táo | Sinh tố chuối táo | Cơm trắng Cá hồi sốt cà chua Rau củ luộc | Sữa |
6 | Bánh cuốn | Sữa chua trộn các loại hạt | Cơm trắng Thịt nạc rim Trứng luộc Canh rau ngót | Súp tôm | Cơm trắng Thịt nạc kho Rau muống luộc | Sữa |
7 | Phở bò | Sữa hạt | Cơm trắng Sườn nấu su hào Tôm rang Táo | Súp thịt gà | Cơm trắng Canh mồng tơi thịt nạc Cá hồi áp chảo Táo | Sữa |
Chủ nhật | Nui trộn rau củ | Trái cây sấy khô | Cơm trắng Cá thu kho Bông bí xào dầu hào Canh chua tôm | Bắp luộc | Cơm trắng Thịt bò xào Bí luộc Thanh long | Sữa |
Tiếp theo là một số câu hỏi thường gặp khác trong quá trình xây dựng chế độ ăn cho mẹ bầu giúp thai nhi tăng cân. Mời mẹ cùng tham khảo nhé!
Câu trả lời là CÓ. Trong yến sào rất giàu dưỡng chất với 50% là axit amin và còn lại là hơn 30 nguyên tố vi lượng khác nhau, giúp mẹ nâng cao sức khỏe và cải thiện cân nặng cho thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích mẹ chỉ nên ăn tối đa 1 - 2 lần/tuần và mỗi lần một lượng khoảng 1g - 3g là đủ. Tránh bổ sung quá nhiều vì khi ấy, yến có tính hàn dễ gây ra lạnh bụng khó chịu cho mẹ.
So với các mẹ bầu khác, chế độ ăn cho thai nhi tăng cân nhanh của mẹ bị tiểu đường đặc biệt hơn. Cụ thể là mẹ phải bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm sau:
• Thịt nạc, cá nạc.
• Đậu hũ, các loại đậu.
• Sữa chua không đường, sữa không béo, sữa không đường, sữa bầu có chỉ số đường huyết (GI) thấp.
• Gạo lứt.
• Các loại thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp như ngô, táo, lê, cam, đào,
• Rau xanh, củ quả, cà chua, trái cây ít ngọt, giúp đường huyết trong máu không tăng lên quá cao sau bữa ăn.
• Dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hướng dương.
Thêm vào đó, các mẹ cũng phải ăn thêm 2 - 3 bữa phụ ngày để tránh tình trạng tăng - hạ đường huyết đột ngột sau khi ăn. Ngoài ra, điều này giúp mẹ hấp thu đủ chất, đồng thời hỗ trợ thai nhi tăng cân một cách an toàn.
>> Tìm hiểu thêm: Những loại trái cây tốt cho bà bầu có thể bạn chưa biết
Ăn gì để thai nhi tăng cân đã có lời giải đáp thông qua chia sẻ trên đây. Để có hành trình mang thai khỏe mạnh và em bé tăng cân đạt chuẩn, bà bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần yếu từ thực phẩm và tránh đồ ăn không tốt cho sức khỏe. Đồng thời, mẹ cũng đừng quên bổ sung sữa bầu để hành trình mang thai thêm trọn vẹn nhé.