Trẻ quấy khóc bất thường do đâu? Cha mẹ nên làm gì?
Trẻ quấy khóc bất thường khiến những người lần đầu làm bố mẹ bỡ ngỡ, k.... read more
Khác với người trưởng thành, nhu cầu giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất lớn. Nguyên nhân là do trẻ chưa thích nghi với ánh sáng bên ngoài, cùng với lúc này, trẻ còn có thói quen nhắm mắt như khi trong bụng mẹ. Theo nghiên cứu, tổng thời gian đi ngủ trong một ngày của trẻ lên đến 16 - 18 tiếng.
Tuy nhiên, càng trưởng thành thì số giờ càng giảm đi và thay vào đó, giấc ngủ ban đêm có thể tăng lên. Dưới đây là bảng thông tin giúp bố mẹ hiểu rõ về giấc ngủ của trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời:
Độ tuổi | Tổng số giờ ngủ | Tổng số giờ ngủ vào ban đêm | Tổng số giờ ngủ vào ban ngày |
Sơ sinh | 16 | 8 - 9 | 8 |
1 tháng | 15,5 | 8 - 9 | 7 |
3 tháng | 15 | 9 -10 | 4 - 5 |
6 tháng | 14 | 10 | 4 |
9 tháng | 14 | 11 | 3 |
1 tuổi | 14 | 11 | 3 |
1,5 tuổi | 13,5 | 11 | 2,5 |
2 tuổi | 13 | 11 | 2 |
*Lưu ý: Số liệu trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Nhìn chung, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với trẻ sơ sinh trong phát triển hệ thần kinh và cảm xúc những năm tháng đầu đời. Để làm quen với môi trường hoàn toàn mới, đôi khi bé yêu không thể ngủ sâu giấc và thức dậy nhiều lần trong vài giờ. Trẻ sơ sinh mất ngủ trong thời gian dài có thể khiến cơ thể mất cân bằng Cortisol hoặc Progesterone, dẫn đến bé trở nên cáu gắt, mệt mỏi, ít lanh lợi và hoạt bát so với trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngon.
Để xác định trẻ sơ sinh liệu có gặp phải tình trạng khó ngủ hay không, bố mẹ hãy dựa vào dấu hiệu nhận biết dưới đây:
Mẹ có thắc mắc mắc vì sao trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ, hay trẻ sơ sinh buồn ngủ nhưng không ngủ được? Dưới đây là 5 nguyên nhân lý giải tại sao trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ mà bố mẹ cần biết:
Theo chuyên gia, giấc ngủ của mỗi người được chia thành hai loại: giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement) và giấc ngủ Non - REM (Non rapid Eye Movement). Nếu như người trưởng thành thiên về 75% giấc ngủ Non - REM thì trẻ sơ sinh thiên về 50% giấc ngủ REM.
Đặc điểm của giấc ngủ REM là mặc dù đã chìm vào giấc ngủ, song não bộ và cơ quan hô hấp duy trì hoạt động liên tục. Điều này khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, dễ bị tỉnh lại trước tác động từ bên ngoài (ánh sáng mờ, tiếng động nhỏ, mở cửa, nói chuyện). Ngoài ra, còn có nguyên nhân là do trẻ uống sữa không đủ no hoặc quá no, vận động quá mức vào ban ngày khiến hormone Cortisol tăng lên và từ đó, làm cho bé ngủ không ngon.
Nếu trẻ sơ sinh không chịu ngủ, kèm theo một số dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên sắp xếp đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp phải tổn thương thực thể tiềm ẩn, dẫn đến sức khỏe và giấc ngủ của con bị ảnh hưởng. Ví dụ, béo phì khiến mô mỡ xung quanh cổ tăng lên, dẫn đến tăng áp lực đường hô hấp và cản trở không khí đến phổi. Hậu quả là trẻ sơ sinh khó thở và không chịu ngủ.
Ngoài ra, còn có bệnh lý nội khoa như tiểu đường, viêm tai giữa, tâm thần (trầm cảm), trào ngược dạ dày ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bé, khiến trẻ khó ngủ ban ngày và cả ban đêm.
Ngủ nhiều vào ban ngày hoặc thời gian ngủ kéo dài quá 5 giờ chiều là lý do tại sao bé khó ngủ về đêm. Lúc này, bố mẹ cần lưu ý điều chỉnh đồng hồ sinh học của con hợp lý, để nâng cao chất lượng giấc ngủ tốt hơn cho trẻ.
Trẻ sơ sinh không chịu ngủ ban ngày có thể do ánh sáng quá nhiều, âm thanh ồn ào hoặc nhiệt độ không phù hợp (quá nóng hoặc quá lạnh). Trong khi đó, phụ huynh có thói quen sử dụng ipad, điện thoại hoặc laptop vào ban đêm lại là nguyên nhân trẻ mất ngủ ban đêm. Do ánh sáng xanh từ màn hình khiến Melatonin* bị ức chế sản sinh, dẫn đến bé khó ngủ, hay giật mình.
*Melatonin là hormone giữ vai trò điều tiết nhịp độ sinh học, cải thiện giấc ngủ ngon và tăng tinh thần tỉnh táo vào buổi sáng hôm sau.
Ngủ trong tình trạng tã bị ướt, giường chiếu không sạch sẽ hoặc quần áo bó chật là nguyên nhân lý giải tại sao trẻ sơ sinh thức quá lâu mà không chịu ngủ.
Trẻ sơ sinh bứt rứt khó ngủ còn có thể là biểu hiện của sự thiếu hụt dưỡng chất. Vậy trẻ sơ sinh khó ngủ thiếu chất gì? Theo đó, nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là sự thiếu hụt vitamin D. Tuy nhiên, bố mẹ không nên tự ý bổ sung vitamin D cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ nhé.
Ngoài 5 nhóm nguyên nhân trên đây, còn có một số yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, bao gồm:
Sau đây là mẹo chữa bé khó ngủ vô cùng hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng:
Ngay từ trong bụng mẹ, một số trẻ sơ sinh đã có thói quen thức đêm. Đến khi chào đời, điều này không thể thay đổi, dẫn đến cả mẹ và bé đều mệt mỏi vào ban đêm. Để khắc phục hiệu quả, phụ huynh nên tập cho bé cách phân biệt ngày và đêm rõ ràng.
Để áp dụng cách chữa trẻ khó ngủ về đêm này hiệu quả, vào ban ngày, hãy sắp xếp để con ngủ trong một giờ là đủ, thời gian còn lại hãy trò chuyện và chơi đùa với trẻ càng nhiều càng tốt. Vào buổi tối, hãy cho trẻ ngủ từ 19h và kèm theo một cữ sữa vào buổi khuya để duy trì giấc ngủ sâu hơn đến 7 - 8h sáng hôm sau. Trong quá trình cho bé ngủ, bố mẹ nên lưu ý điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, duy trì không gian yên tĩnh, đảm bảo ánh sáng trong phòng ngủ và loại bỏ tiếng ồn thông thường để bé yêu được ngủ ngon, thẳng giấc và ít giật mình.
Khi trẻ sơ sinh được 6 - 8 tuần tuổi, bố mẹ nên tập thói quen cho trẻ tự ngủ bằng cách lựa chọn hình thức khả thi như ru ngủ bằng âm nhạc hoặc vỗ về nhẹ nhàng ở đầu và mông cũng là một trong những cách đưa trẻ sơ sinh vào giấc ngủ. Không nên cho trẻ ngủ trên tay, sau đó mới đạt xuống giường vì điều này tạo thói quen phụ thuộc, khiến trẻ không thể tự ngủ khi lớn lên.
Bé khó vào giấc ngủ phải làm sao? Dưới đây là 7 bước chuẩn bị giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh không chịu ngủ vào ban đêm:
Lưu ý: Đối với nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ do bệnh lý, bố mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp khắc phục phù hợp.
Nhiều mẹ thắc mắc vì sao bé hơn 1 tháng tuổi khó ngủ vào buổi tối. Trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi khó ngủ hay trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi khó ngủ, thường xuyên giật mình giữa đêm không phải là tình trạng hiếm gặp. Trẻ sơ sinh thức đêm khó ngủ thường do bé đã ngủ quá nhiều vào ban ngày. Trong trường hợp ban ngày ngủ ít nhưng bé sơ sinh thức khuya không chịu ngủ, mẹ nên kiểm tra tã xem có ướt không, điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ phòng, loại bỏ những vật dụng có thể khiến bé giật mình… nhé.
So với bé khó ngủ vào ban đêm, trẻ sơ sinh bị khó ngủ vào ban ngày thường do ánh sáng từ môi trường làm chói mắt bé. Vậy bé khó ngủ phải làm sao? Bật mí cho mẹ là hãy kéo rèm lại để hạn chế tối đa ánh sáng trong phòng.
2 tháng tuổi: Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến như tã ướt, ánh sáng chói mắt, đói bụng… trẻ 2 tháng tuổi khó ngủ có thể do bị rối loạn tiêu hóa. Bởi lẽ trong giai đoạn này, trẻ thường xuyên cho mọi thứ cầm, nắm được vào trong miệng và ngậm. Điều này vô tình khiến cho các bụi bẩn, vi khuẩn từ đồ vật thâm nhập vào hệ tiêu hóa của và khiến con bị đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ…
3 - 4 tháng tuổi: Từ 3 tháng tuổi trở lên, trẻ sẽ bị thu hút bởi âm thanh nhiều hơn. Do đó, chỉ cần một âm thanh nhỏ cũng có thể làm con tỉnh giấc. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu làm trẻ 3 tháng khó ngủ và trẻ 4 tháng khó ngủ.
5 - 6 tháng tuổi: Trẻ thường bắt đầu ăn dặm vào 5 hoặc 6 tháng tuổi. Khi mới ăn dặm, hệ tiêu hóa của con chưa quen nên dễ bị rối loạn, dẫn đến bé 6 tháng khó ngủ. Đây cũng là nguyên nhân trẻ 7 tháng khó ngủ nếu mẹ cho bé tập ăn dặm trễ.
8 tháng - 1 tuổi: Trong giai đoạn này con có sự phát triển vượt bậc về khả năng ngôn ngữ, nhận thức, thị giác… Đôi khi, vì quá tò mò và hiếu động mà con sẽ không muốn đi ngủ. Vì thế, nếu con vẫn phát triển bình thường thì mẹ không nên quá lo lắng nhé.
Trẻ từ 1 tuổi trở lên vẫn có thể bị khó ngủ, chủ yếu do ảnh hưởng từ sự thay đổi môi trường. Chẳng hạn, trẻ 2 tuổi khó ngủ về đêm có thể do con mới bắt đầu đi học và cảm thấy lo lắng, bồn chồn về sự thay đổi này.
Vậy vì sao trẻ 8 tuổi khó ngủ? Trẻ 8 tuổi khó ngủ còn có thể do con “áp lực” chuyện học tập. Điều này cũng xảy ra tương tự với trẻ 9 tuổi hoặc lớn hơn.
Trẻ sơ sinh khó ngủ là nỗi lo lắng của nhiều bố mẹ. Song, thay vì tức giận với trẻ, bố mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân. Trong trường hợp đã áp dụng cách khắc phục tại nhà, nhưng không có hiệu quả. Phụ huynh hãy đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra và điều trị bệnh lý (nếu có) kịp thời.