[Giải đáp] Vì sao trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị táo bón?
Trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị táo bón là tình huống khiến các mẹ b.... read more
Tìm hiểu các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ Có rất nhiều tác nhân khiến trẻ dễ bị táo bón, đi ngoài khó như: • Chế độ ăn uống của mẹ: Nếu mẹ ăn uống không lành mạnh trong giai đoạn cho con bú (như tiêu thụ nhiều đồ cay nóng, chiên rán, chất kích thích…) thì trẻ có nguy cơ mắc táo bón rất cao. • Sữa công thức chưa phù hợp: Sữa công thức chứa đạm sữa kích thước lớn, bị biến tính hoặc vón cục có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. • Chế độ ăn dặm chưa khoa học: Chuyển sang giai đoạn ăn dặm, nếu mẹ chưa biết cách xây dựng chế độ ăn uống phù hợp (như thiếu chất xơ, quá nhiều chất đạm, chế biến nhiều gia vị…) thì trẻ dễ gặp phải táo bón. • Mắc các bệnh lý về tiêu hóa: Táo bón ở trẻ còn xuất phát từ những bệnh liên quan đến tiêu hóa như rối loạn nhu động ruột, đại tràng phình to, trào ngược dạ dày… |
Sau đây là một số thực phẩm khiến tình trạng táo bón ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn:
Thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, khoai tây chiên… đều chứa nhiều chất béo xấu (nhất là chất Acrylamide) và ít chất xơ. Vậy nên, những thực phẩm này không chỉ làm vấn đề táo bón trầm trọng hơn, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe (như gây ra bệnh viêm ruột thừa, tăng lượng mỡ trong máu, tăng cân…).
Tương tự thức ăn nhanh, một trong số những thực phẩm gây táo bón cho trẻ là đồ ăn chế biến sẵn (thịt đóng hộp, trái cây đóng hộp, giò chả…). Bởi lẽ, bên trong loại thực phẩm này chứa các loại dầu hydro hóa một phần và chất phụ gia, rất ít giá trị dinh dưỡng, nhiều muối và chất béo có hại. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, tim mạch, tiểu đường và béo phì.
Thành phẩm gạo trắng đến tay người dùng đều đã được xay xát nhằm loại bỏ lớp vỏ, lớp cám và mềm bên ngoài. Tuy nhiên, quy trình này lại vô tình làm mất đi những chất dinh dưỡng quý giá cho hệ tiêu hóa như chất xơ, Protein, Magie, Kali… Vì vậy, dù cho gạo trắng bổ sung hàm lượng tinh bột và Carbohydrate cao nhưng trẻ bị táo bón nên hạn chế sử dụng.
Nếu mẹ chưa rõ trẻ bị táo bón không nên ăn gì thì hãy loại bỏ phô mai khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi lẽ, mặc dù giàu Canxi và Protein nhưng phô mai lại chứa ít chất xơ. Do đó, nếu trẻ táo bón sử dụng thêm phô mai thì tình trạng này có thể biến chuyển nặng hơn.
Trái cây vị chát (như ổi, sung, chuối xanh, hồng…) có khả năng làm giảm tiết dịch vị dạ dày, từ đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất. Vậy nên, trẻ bị táo bón nên hạn chế tiêu thụ những loại trái cây này.
Xem thêm: Bật mí các loại hoa quả tốt cho trẻ bị táo bón
Thêm một loại thực phẩm gây táo bón cho bé mà mẹ cần tránh là kem. Lý do là chất tạo ngọt trong kem có thể ảnh hưởng đến hoạt động nhu động ruột và quá trình trao đổi chất của cơ thể. Từ đó làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn.
Giống như kem, tất cả các loại kẹo ngọt đều không tốt cho “chiếc bụng nhỏ” của trẻ. Bởi kẹo chứa rất nhiều đường nhân tạo, chất tạo ngọt, hương liệu…, có ảnh hưởng xấu đến khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa.
Nếu trẻ đang dùng sữa công thức bị táo bón thì nguyên nhân có thể xuất phát từ đạm sữa. Cụ thể, sản phẩm chứa đạm sữa bị biến tính hoặc vón cục vì xử lý nhiệt nhiều lần sẽ tạo áp lực lớn lên dạ dày non nớt, khiến trẻ khó tiêu, đầy bụng và táo bón.
Xem thêm: Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị táo bón
Để giảm táo bón cho trẻ, mẹ có thể bổ sung một số thực phẩm bổ dưỡng sau đây:
> Xem thêm: Trẻ bị táo bón nên ăn gì? 17 thực phẩm trị táo bón cho trẻ
Bên cạnh bổ sung những thực phẩm có lợi, cha mẹ còn có thể áp dụng các phương pháp hữu ích sau đây để trẻ tiêu hóa nhẹ nhàng hơn:
Nước giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động trao đổi chất bên trong cơ thể, cũng như có tác dụng hạn chế tình trạng táo bón. Theo đó, lượng nước trẻ cần bổ sung mỗi ngày tùy theo độ tuổi. Chẳng hạn như trẻ 1 - 3 tuổi cần 500 - 600ml/ngày…
Lợi khuẩn (Probiotics) là các loại vi khuẩn và nấm men sống tồn tại trong cơ thể, thực hiện nhiệm vụ cải thiện chức năng của ruột nhằm hạn chế táo bón hiệu quả. Một số cách bổ sung lợi khuẩn tự nhiên, an toàn cho trẻ là ăn nhiều rau xanh, bổ sung men vi sinh, uống sữa công thức bổ sung lợi khuẩn…
Khi bị táo bón, hệ tiêu hóa của trẻ đang khá yếu ớt nên không thể tiêu thụ một lượng lớn thức ăn cùng lúc. Vì vậy, mẹ nên chủ động chia nhỏ lượng thức ăn và tăng số lượng bữa ăn (chẳng hạn 3 bữa chính, 2 - 3 bữa phụ) để dạ dày có đủ thời gian hấp thu tối đa dưỡng chất.
Cùng với đó, mẹ đừng quên chế biến thức ăn mềm giúp con nhai nuốt dễ dàng hơn.
Trong trường hợp trẻ dùng sữa công thức bị táo bón, mẹ cân nhắc đổi sang loại sữa mới có chứa đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên và bổ sung dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa, chẳng hạn như Friso Gold.
Cụ thể, Friso Gold giúp trẻ dễ tiêu hóa, đi tiêu đều đặn và hạn chế táo bón nhờ quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần (từ sữa tươi thành sữa bột), bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên, không bị biến tính gây khó tiêu. Hơn nữa, với nguồn sữa mát 100% từ giống bò thuần chủng Hà Lan, Friso Gold cũng giúp bé êm bụng, ngủ ngon giấc và ít quấy khóc đêm. Ngoài ra, sữa còn có hương vị thanh nhạt tự nhiên, thơm ngon dễ uống và rất hợp với khẩu vị của trẻ.
Rèn luyện thể chất đều đặn giúp lưu thông máu hiệu quả và kích thích quá trình trao đổi chất. Nhờ đó, trẻ “tiếp nhận” chất dinh dưỡng tối ưu hơn và ăn uống ngon miệng hơn hẳn. Gợi ý cho mẹ các bài tập phù hợp để trẻ vận động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội…
Chỉ trường hợp trẻ bị táo bón do nhiễm khuẩn đường ruột thì mới cần sử dụng kháng sinh theo liều. Nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc và cho trẻ uống kháng sinh, tránh ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của lợi khuẩn đường ruột.
Qua chia sẻ trên, mong rằng tất cả phụ huynh đã nắm được những thực phẩm gây táo bón cho trẻ. Từ đó xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp để trẻ khỏe mạnh, cao lớn và phát triển đạt tiêu chuẩn.