Nhảy đến nội dung
ra huyết hồng bao lâu thì sinh

[Giải đáp] Mẹ bầu ra huyết hồng bao lâu thì sinh con?

Mẹ bầu ra dịch hồng bao lâu thì sinh phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có trường hợp sẽ sinh trong vài giờ, nhưng cũng có trường hợp 1-2 tuần sau mới sinh.

1. Hiện tượng ra huyết hồng sắp sinh là như thế nào?

“Ra huyết hồng sắp sinh” là hiện tượng ra máu cá chuyển dạ. Chúng thường xuất hiện ở giai đoạn cuối thai kỳ. Mẹ đừng quá lo lắng vì đây chỉ là dấu hiệu ban đầu và mẹ cần thêm một khoảng thời gian nữa để chuẩn bị sinh nở chứ không phải chuyển dạ ngay lập tức trong vài giờ.

Hiện tượng ra huyết hồng báo sinh xảy ra là do cổ tử cung của mẹ bắt đầu co thắt làm tử cung mỏng đi, mềm, căng và mở rộng hơn để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Sự co thắt này khiến cho ống mao dẫn trong tử cung bị vỡ làm tiết ra dịch nhầy có lẫn máu.

Máu cá chuyển dạ thường không ra nhiều. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu này qua các đốm máu li ti đi kèm với dịch nhầy trên quần lót. Về màu sắc, chúng có thể có nhiều màu như hồng nhạt, đỏ, nâu cà phê hoặc có dịch màu trắng pha lẫn chút vệt đỏ.

Bài viết tham khảo: Khi mang thai có thể có kinh nguyệt không?

bầu ra máu hồng

2. Mẹ bầu ra huyết hồng bao lâu thì sinh con?

Trên thực tế, không có câu trả lời chính xác cho thắc mắc ra huyết hồng bao lâu thì sinh. Lý do là điều này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có trường hợp mẹ chuyển dạ sau vài giờ, vài ngày kể từ thời điểm ra máu. Nhưng, cũng có trường hợp phải mất 1 - 2 tuần sau, mẹ mới chuyển dạ sinh con. 

Bên cạnh đó, không phải trường hợp nào ra dịch hồng cũng báo hiệu mẹ sẽ sinh ngay lập tức. Nhất là với trường hợp ra máu nhưng không đau bụng đẻ - điều này là do sự xáo trộn của hormone nội tiết, khiến cơ thể chưa kịp thích ứng và dẫn đến tình trạng ra máu. Hoặc, khi thăm khám vào cuối thai kỳ, bác sĩ dùng mỏ vịt đưa vào bên trong để kiểm tra tử cung mở chưa, vì vậy mẹ cũng có thể ra máu nhưng không đau bụng vào lúc này.

ra huyết hồng khi nào sinh

Như vậy, với câu hỏi mẹ bầu ra huyết hồng bao lâu sinh con thì đáp án là chưa thể xác định. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhằm được theo dõi tình trạng ra máu liệu có bất thường nào không. Ngoài ra, mẹ cũng nên nắm rõ các dấu hiệu sắp sinh khác (như vỡ nước ối, sa bụng bầu, đau nhức vùng thắt lưng và xuất hiện các cơn co thắt tử cung), để có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình “vượt cạn”, suôn sẻ chào đón bé yêu ra đời.

Có thể bạn quan tâm:

3. Ra huyết hồng sắp sinh: Khi nào cần đi bệnh viện?

Nếu thấy ra huyết hồng sắp sinh, mẹ nên chú ý quan sát những dấu hiệu chuyển dạ khác để kịp thời đến bệnh viện dự sanh hoặc thăm khám để giảm bớt những rủi ro về sức khỏe trong hành trình vượt cạn của hai mẹ con. Dưới đây là một số dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ cần lưu ý.

  • Xuất hiện nhiều cơn co thắt tử cung mỗi 3 phút 1 lần hoặc 3 lần trong 10 phút.
  • Vỡ ối với chất dịch trong suốt, không có mùi khai chảy từ vùng kín ra ngoài.
  • Đau bụng kèm theo những cơn co thắt liên tiếp, khoảng 10 phút mỗi cơn và ngày càng tăng.
  • Cổ tử cung mở khoảng 2cm cũng là dấu hiệu bé sẵn sàng chào đời.
  • Bụng bầu tụt xuống do đầu bé tụt hẳn xuống phần xương chậu của mẹ để chuẩn bị được đẩy ra ngoài.

Bên cạnh đó, trường hợp máu ra nhiều, thấm ướt băng vệ sinh 1 - 3 giờ hoặc ra máu gây mệt mỏi, choáng, ngất, da tái xanh thì mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con như cỡ tử cung, nhau tiền đạo, nhau bong non.

ra máu cá bao lâu thì đẻ

4. Mẹ bầu ra huyết hồng sắp sinh cần chăm sóc thế nào?

Đối với các mẹ ra huyết hồng nhưng chưa chuyển dạ sinh con, lúc này mẹ có thể cảm thấy bồn chồn, hồi hộp nhưng đồng thời, cũng thật hạnh phúc vì chỉ một ít thời gian nữa thôi, mẹ sẽ được nhìn thấy bé yêu chào đời. Tuy nhiên, trước khi đến giai đoạn này, mẹ đừng quên áp dụng những cách chăm sóc dưới đây, giúp mẹ có sức khỏe tốt để “vượt cạn” thành công:

4.1. Ăn uống khoa học 

Trong thời gian chuyển dạ, nếu mẹ không có chế độ ăn uống khoa học sẽ không đủ sức để chiến đấu với những cơn đau kéo dài khi sinh nở nhiều giờ liền. Do đó, bà bầu nên bổ sung những món ăn nhẹ, dễ tiêu hóa thuộc các nhóm thực phẩm giàu đạm, carbohydrate, vitamin và khoáng chất để vừa cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, vừa không gây khó khăn khi tiêu hóa.

Xem chi tiết:

Nước cũng là khoáng chất rất quan trọng và cần thiết giúp mẹ vượt cạn thành công. Việc uống nhiều nước từ 2.5-3 lít mỗi ngày giúp thai phụ giữ cho cơ thể không bị thiếu nước trong suốt quá trình chuyển dạ. Bên cạnh sử dụng nước lọc, mẹ có thể thay thế một phần bằng nước ép hoa quả, nước dừa tươi, súp hoặc canh dạng lỏng… 

Đặc biệt, các mẹ hãy giữ thói quen uống 2 ly sữa bầu mỗi ngày để cung cấp năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh và thuận lợi cho quá trình sinh nở. Trong đó, Frisomum Gold là sản phẩm sữa bầu dinh dưỡng được rất nhiều mẹ tin dùng và gắn bó trong suốt chặng đường thai kỳ.

Với hệ dưỡng chất cân đối, chứa magie và vitamin nhóm B, Frisomum Gold cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động suôn sẻ. Nhờ vậy mà cơ thể mẹ thêm khỏe mạnh, giảm mệt mỏi, bớt căng thẳng và dễ tiêu hóa, tránh táo bón thai kỳ. Ngoài ra, hương vị sữa thanh nhạt, thơm mát với mùi hương cam và vani dễ uống cũng giúp mẹ uống ngon miệng, không lo bị ngấy kể cả vào những ngày gần sinh mệt mỏi. 

Hãy bổ sung sữa bầu Frisomum Gold đều đặn mỗi ngày để mẹ và bé đều khỏe mạnh, sẵn sàng cho ngày dự sinh, mẹ nhé.

ra máu bao lâu thì sinh

4.2. Khám thai định kỳ

Mẹ bầu mang thai từ tuần thứ 36 trở đi cần thăm khám thai định kỳ 1 tuần 1 lần để theo dõi sức khỏe thai sản. Việc khám thai định kỳ này giúp mẹ và bác sĩ tiếp tục theo dõi sát sao tình trạng của mẹ và bé, siêu âm cột mốc phát triển của thai nhi, kiểm tra tình trạng tiết dịch âm đạo và một vài xét nghiệm khác để kịp thời phát hiện, chữa trị và ngăn chặn những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

4.3. Vệ sinh vùng kín

Phụ nữ mang thai cần được chăm sóc các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là vệ sinh vùng kín. Đây là vùng rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng và ngứa ngáy do thay đổi nội tiết tố. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay đồ lót thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, việc tập thói quen quan sát chi tiết cùng những thay đổi cơ thể, nhất là màu sắc, lượng và mùi của dịch âm đạo cũng sẽ giúp ít rất nhiều khi mẹ đến thăm khám với bác sĩ.

4.4. Vận động nhẹ

Giai đoạn cuối thai kỳ là thời điểm tương đối nhạy cảm, các mẹ sắp sinh chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng cho mẹ và bé. Cụ thể, vào ban ngày, mẹ nên đi lại xung quanh để thúc đẩy chuyển dạ nhanh hơn; đồng thời, thay đổi tư thế khác nhau như xoay bóng, để giảm cơn đau khó chịu. 

Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng các bài tập dưới đây, giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi: 

  • Yoga: Thực hiện các bài tập cơ bản, ở cường độ vừa phải trong ít nhất 30 phút, vừa giúp mẹ giảm nguy cơ sinh non, vừa giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Tham khảo các bài tập yoga cho mẹ bầu: TẠI ĐÂY
  • Bài tập Kegel: Mẹ bầu áp dụng các bài tập Kegel nhẹ nhàng ít nhất 3-4 lần/ngày, mỗi lần từ 10-15 phút giúp cơ thể chắc khỏe xương, tăng cường cơ bắp, kích hoạt cơ xương chậu hoạt động và dẻo dai hơn.
  • Pilates: Duy trì thói quen tập Pilates 30 phút mỗi ngày, không chỉ giúp cải thiện sức mạnh và độ đàn hồi, mà còn giúp giảm đau lưng và tránh tổn thương các vùng có thể bị ảnh hưởng khi sinh nở như cơ bụng, cơ lưng và cơ sàn chậu.

thai sinh hóa ra máu bao lâu

Rất nhiều thai phụ thường lo lắng và nhập viện ngay khi phát hiện dịch nhầy có máu. Đây là một hành động không cần thiết. Ra huyết hồng bao lâu thì sinh còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, cơ địa, thói quen sinh hoạt khi mang thai của mẹ bầu và những triệu chứng chuyển dạ khác nữa. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ ra đời.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
sự phát triển của thai nhi tuần 37

Sự phát triển của thai nhi tuần 37 và lưu ý dành cho mẹ

Sự phát triển của thai nhi tuần 37 gần như hoàn chỉnh và bé đã có thể thích ứng với cuộc sống bên ngoài. Bên cạnh đó, cơ thể của mẹ có nhiều thay đổi và tâm lý trở nên hồi hộp, lo lắng. Vì vậy, trong giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để “vượt cạn” thành công.