Nhảy đến nội dung
sự phát triển của trẻ 19 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 19 tháng tuổi và cách chăm sóc tốt nhất

Khi “thiên thần nhỏ” tròn 19 tháng tuổi, chắc hẳn bố mẹ nào cũng tò mò muốn biết trẻ làm được những gì. Hãy cùng Friso khám phá sự phát triển của trẻ 19 tháng tuổi trong bài viết sau đây để “bỏ túi” kiến thức bổ ích giúp con lớn khôn khỏe mạnh nhé!

1. Sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ 19 tháng tuổi

Nắm rõ chỉ số cân nặng và chiều cao đạt chuẩn theo từng mốc thời gian giúp phụ huynh điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kịp thời để con phát triển toàn diện. Theo thông tin từ WHO, cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ 19 tháng tuổi là:

   • Đối với bé gái: Cân nặng khoảng 10,4 kg và chiều cao dao động khoảng 81,7 cm. 

   • Đối với bé trai: Cân nặng khoảng 11,1 kg và chiều cao khoảng 80,4 cm. 

2. Khám phá sự phát triển của trẻ 19 tháng tuổi: Con biết làm gì?

Chắc hẳn, bố mẹ sẽ khá bất ngờ trước những cột mốc phát triển của con ở tháng thứ 19. Cùng tìm hiểu ngay nào!

2.1. Phát triển về kỹ năng vận động

Đôi chân thoăn thoắt và đôi tay linh hoạt là sự phát triển rõ rệt nhất mà phụ huynh dễ dàng nhận thấy ở trẻ 19 tháng tuổi. Cụ thể, trẻ có thể tự mình bước đi, chạy, nhảy tại chỗ, di chuyển cơ thể theo điệu nhạc, bước lên - xuống cầu thang… mà không cần trợ giúp của bố mẹ. Cùng với đó, trẻ cầm nắm đồ chơi chắc chắn hơn, biết gấp quần áo, dùng muỗng xúc thức ăn và thích thú hành động đẩy - kéo đồ vật.  

2.2. Khả năng ngôn ngữ ở trẻ 19 tháng tuổi

Về khía cạnh ngôn ngữ, trẻ 19 tháng say mê trò chuyện với mọi người xung quanh bằng vốn từ 10 - 50 từ đơn cơ bản của mình. Bên cạnh đó, trẻ rất thích lắng nghe mọi lời nói của người lớn và bập bẹ nói theo dù chưa tròn vành rõ chữ. 

Xem thêm: Các cột mốc phát triển ngôn ngữ ở bé mà cha mẹ cần nắm rõ

Trẻ 19 tháng chưa biết nói có đáng lo?

Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ 19 tháng tuổi chỉ phát âm được một số từ đơn giản như “ba, bà, da…” có phải bất thường không. Muốn biết chính xác đáp án, bố mẹ nên dành thêm thời gian quan sát các biểu hiện khác. Chẳng hạn, nếu con ít nói nhưng vẫn biết chỉ tay vòi vĩnh, bắt chước và làm đúng theo yêu cầu thì bố mẹ không nên quá lo lắng. 

Thay vào đó, hãy hỗ trợ con tập nói bằng cách trò chuyện với trẻ thường xuyên hơn, đọc truyện cho trẻ nghe, lặp lại từng từ đơn và khuyến khích trẻ nói theo… Ngoài ra, để xác định trẻ có gặp phải vấn đề tự kỷ hay chậm phát triển không, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt.

2.3. Các cột mốc phát triển khác của bé 19 tháng

Sự phát triển của trẻ 19 tháng tuổi còn thể hiện qua những biểu hiện thú vị sau: 

   • Trẻ thích bắt chước hành động thường ngày của người lớn như quét nhà, gấp quần áo, nghe điện thoại…  

   • Trẻ đặc biệt hào hứng khi được giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà. 

   • Trẻ 19 tháng tuổi biết bày tỏ cảm xúc vui, buồn, giận dữ… thông qua biểu cảm lẫn hành động. 

   • Trẻ thích thể hiện “cái tôi” nên thỉnh thoảng phớt lờ yêu cầu bố mẹ đưa ra.

Bài viết tham khảo: Các mốc phát triển của trẻ sinh non và lưu ý cần biết

3. Cách chăm sóc trẻ 19 tháng để con luôn khỏe mạnh

Cùng bỏ túi những kinh nghiệm hữu ích dưới đây để chăm sóc trẻ 19 tháng tuổi tốt nhất, hỗ trợ con phát triển khỏe mạnh: 

3.1. Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc 

Trẻ 19 tháng tuổi cần ngủ đủ 11 giờ ban đêm và 2 giờ 30 phút ban ngày. Mẹ nên đảm bảo số giờ ngủ mỗi ngày của con, đồng thời tập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ (hợp lý nhất là trong khoảng 18:00 - 19:30). Ngoài ra, mẹ cũng cần chuẩn bị phòng ngủ của trẻ thoải mái, nhiệt độ phòng không quá nóng hay quá lạnh, mở nhạc nhẹ, lau người trẻ bằng nước ấm và đọc truyện trước khi ngủ…

Có thể mẹ quan tâm:

sự phát triển của trẻ 19 tháng

3.2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất

Sự phát triển của trẻ 19 tháng tuổi bị ảnh hưởng rất lớn bởi chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo xây dựng khẩu phần ăn uống của con khoa học, lành mạnh.

Cụ thể, trẻ 19 tháng tuổi cần ăn 3 bữa ăn chính, 2 bữa ăn phụ và 300 - 400ml sữa mẹ mỗi ngày. Đối với bữa ăn chính và phụ, cần cân đối 4 nhóm chất thiết yếu, gồm chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Trong đó, mẹ cần chú trọng bổ sung một số thực phẩm tốt cho thể chất và trí não của trẻ 19 tháng tuổi như thịt, trái cây, hải sản, ngũ cốc…

3.3. Dạy con thói quen vệ sinh cá nhân

19 tháng tuổi là thời điểm con thích thú học hỏi cái mới và hào hứng bắt chước mọi hành động của bố mẹ. Vậy nên, đây là lúc thích hợp nhất để bố mẹ dạy con cách vệ sinh cá nhân, nhằm ngăn ngừa sự lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Một số hoạt động vệ sinh cơ thể đơn giản trẻ cần biết là rửa tay, rửa mặt, tắm, gội đầu, chải tóc, đánh răng… 

Trong khi dạy trẻ cách vệ sinh thân thể, phụ huynh hãy kiên nhẫn giải thích lý do tại sao nên duy trì các thói quen tốt này và đừng quên lời khen ngợi nếu con làm tốt để con nhận thức được tầm quan trọng của chúng. 

3.4. Giữ an toàn cho bé

Em bé 19 tháng của bố mẹ rất thích chạy nhảy, leo trèo và khám phá mọi thứ xung quanh mình. Vì vậy, phụ huynh nên chủ động dọn dẹp đồ vật sắc nhọn nguy hiểm (như dao, kéo, đũa, xiên…) và che chắn góc bàn, ghế cẩn thận. Qua đó, trẻ có không gian vui chơi thoải mái, an toàn để thỏa thích tìm hiểu những điều mới mẻ.

Xem ngay: Cùng bé khám phá bao điều mới lạ ngay tại nhà!

3.5. Tăng cường hoạt động giúp trẻ rèn luyện kỹ năng toàn diện

Dành thời gian cùng con chơi các trò chơi vận động như lăn bóng, ném bóng… hoặc các trò phát triển trí tuệ như nhận biết màu sắc, đoán đặc điểm vật nuôi, xếp hình… là cách kích thích trẻ phát triển trí não và thể chất toàn diện. Hơn thế nữa, những hoạt động này còn giúp gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con cái.  

sự phát triển của trẻ vào giai đoạn 19 tháng tuổi

3.6. Thực hiện tiêm chủng đầy đủ

Tiêm phòng là một trong những cách bảo vệ trẻ trước mầm bệnh nguy hiểm. Trẻ 19 tháng tuổi cần hoàn thiện những mũi chưa tiêm như vắc xin viêm gan B, viêm gan A, mũi tích hợp bạch hầu - ho gà, uốn ván và mũi nhắc lại vắc xin sởi.

Qua thông tin thú vị chia sẻ trong bài viết, hy vọng bố mẹ đã nắm rõ sự phát triển của trẻ 19 tháng tuổi. Nếu phát hiện trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, ví dụ như con không tự đi vững, chưa biết nói, không hiểu yêu cầu của bố mẹ… thì phụ huynh hãy đưa con đi khám ngay để tìm cách khắc phục sớm.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài

Trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài: Do táo bón hay giãn ruột?

Khi trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài, nhiều cha mẹ lo lắng không biết trẻ liệu có gặp phải táo bón không. Trên thực tế, tình trạng trẻ không đi ngoài nhiều ngày còn có thể là do giãn ruột. Để phân biệt tình trạng giãn ruột ở trẻ sơ sinh khác gì với táo bón, cha mẹ hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!