Nhảy đến nội dung
tam cá nguyệt thứ 2 là gì

Tam cá nguyệt thứ 2 là gì? Sự thay đổi của thai nhi và mẹ

Để chuẩn bị cho hành trình mang thai diệu kỳ và một cuộc vượt cạn hoàn hảo, sự thay đổi của mẹ và bé trong tam cá nguyệt thứ 2 được rất nhiều bà bầu quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, với nhiều mẹ bầu, thuật ngữ tam cá nguyệt thứ 2 là gì vẫn còn khá xa lạ, cũng như họ không biết cách để chăm sóc bản thân và thai nhi giai đoạn này. Qua bài viết dưới đây, Friso sẽ giải đáp các vấn đề này nhé!

1. Tam cá nguyệt thứ 2 là gì?

Nhiều mẹ thắc mắc, tam cá nguyệt thứ hai là từ tuần bao nhiêu? Thực ra, đây là thuật ngữ để chỉ giai đoạn giữa của thai kỳ, bắt đầu từ tuần 13 đến tuần 26. Cũng trong giai đoạn này, mẹ và bé có rất nhiều sự thay đổi. Cùng tìm hiểu xem đó là gì nhé!

2. Sự thay đổi của mẹ và bé trong tam cá nguyệt thứ 2

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, chắc hẳn sự thay đổi một cách nhanh chóng của mẹ và bé sẽ khiến mọi người sẽ rất bất ngờ, cụ thể:

2.1. Tuần thứ 13

Bước vào tuần đầu tiên của tam cá nguyệt thứ 2, các cơn ốm nghén cũng giảm đi rõ rệt, vì vậy mẹ có thể ăn ngon miệng và đỡ mệt mỏi hơn. Tuy nhiên, cơ thể mẹ đã bắt đầu có hiện tượng phù nề, hô hấp không thoải mái, vú sưng đau và âm đạo tiết dịch thường xuyên.

Còn thai nhi đã lớn bằng quả chanh. Cùng với sự phát triển này, bé đã biết đi tiểu, mút ngón tay hoặc “tỏ thái độ” bằng cách nheo mắt, nhăn mặt,…

tam cá nguyệt thứ 2 là gì

 

2.2. Tuần thứ 14 

Vùng áo ngực của mẹ đôi khi bị ướt vì cơ thể đã bắt đầu tiết sữa non. Vì vậy, để tránh căng tức bầu ngực hoặc nhiễm khuẩn, mẹ nên mặc áo lót thoải mái và vệ sinh sạch sẽ đầu ngực thường xuyên. Đồng thời, do sự thay đổi của nội tiết tố và sự tăng khối lượng máu lên lớp màng nhầy ở mũi nên nhiều mẹ còn gặp tình trạng mũi ửng đỏ hoặc chảy máu mũi.

Cùng với đó, tứ chi của thai nhi đã cử động, các túi khí sơ khai trong phổi hình thành, lớp lông mềm đang dần mọc lên và cơ thể bắt đầu có phản xạ với ánh sáng dù mí mắt đang khép chặt.

2.3. Tuần thứ 15

Sự thay đổi nội tiết tố khiến âm đạo tiết nhiều dịch. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý quan sát dịch tiết thường xuyên, nếu có màu đục, mùi hôi đi kèm với hiện tượng tiểu rát, sưng ngứa vùng kín thì nên đi khám ngay mẹ nhé!

Còn bé lúc này đã mọc một lớp lông tơ siêu mịn bao phủ toàn thân giúp bé giữ ấm cơ thể. Nhưng mẹ yên tâm vì lớp lông này sẽ rụng dần khi cơ thể tích đủ mỡ và hoàn toàn biến mất khi bé chào đời. Đồng thời, cơ mặt bé cũng thay đổi rất đa dạng, có lúc mỉm cười, khi thì nheo mắt, cau mặt, mẹ có thấy vui vì điều này không?

2.4. Tuần thứ 16

Thời gian này, mẹ thường có cảm giác vùng bụng nặng nề, căng đau. Đó là do bé đang lớn dần nên tử cung phải tăng kích thước để tạo thành “tổ ấm” thoải mái cho bé yêu thuận lợi phát triển.

Với thai nhi, dây rốn đã phát triển hoàn toàn gồm 1 tĩnh mạch và 2 động mạch. Bộ xương mỏng manh đã bắt đầu cứng dần, do đó mẹ có thể dần nhận ra sự chuyển động của con ở tuần thai này.

2.5. Tuần thứ 17

Đây là lúc mẹ thông báo với cả thế giới về sự xuất hiện của thiên thần nhỏ trong bụng bởi bụng mẹ lúc này đã to lên đáng kể. Cùng với đó, các cơn đau vùng bụng dưới hay hiện tượng táo bón, đầy hơi, ợ nóng cũng xuất hiện thường xuyên hơn.

>> Thông tin thêm: Những thực phẩm bà bầu bị táo bón nên và không nên ăn để nhanh khỏi

Cũng trong tuần thai này, bé nấc cụt ngày một to, các tuyến mồ hôi đã phát triển. Đặc biệt, nhau thai đã to gần bằng bé, vì vậy có thể thực hiện tốt chức năng cung cấp protein, chất béo, oxy, vitamin và khoáng chất từ mẹ sang con. Đồng thời cũng lọc bỏ chất thải và Carbon Dioxide cho bé môi trường phát triển sống lành mạnh.

2.6. Tuần thứ 18

Thai nhi lớn dần, đồng nghĩa với việc bàn chân của mẹ chịu một áp lực lớn khiến tĩnh mạch bị giãn và trở nên sưng phù. Đồng thời, mắt của mẹ cũng thường khô và dễ mỏi. Do đó, mẹ nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế đi đứng hoặc làm việc.

Đây là thời điểm thích hợp để bố mẹ trò chuyện hoặc thực hành thai giáo với con bởi xương và dây thần kinh trong tai bé đã phát triển hoàn chỉnh. Ngoài ra, các phản xạ của bé cũng linh hoạt hơn như nuốt, cựa quậy, mút ngón tay. Đặc biệt, một vài bé đã hình thành rõ giới tính, mẹ có thể đi siêu âm để xác định chính xác nhé.

2.7. Tuần thứ 19

Những cơn đau co thắt lan tỏa lên và xuống bắp chân xuất hiện ngày một nhiều khiến mẹ khó chịu và thường bị tỉnh giấc giữa đêm. Cộng với hiện tượng táo bón, đầy bụng, làn da sạm đi có thể khiến mẹ thêm cáu kỉnh.

Cố gắng lên mẹ nhé vì điều này chứng tỏ em bé đang phát triển rất tốt. Trong “tổ ấm” tử cung, bé đang cố gắng giao tiếp với mẹ bằng những cú đạp. Đồng thời lúc này, lớp lông tơ Lanugo vẫn giữ ấm và bảo vệ làn da của bé khỏi nước ối xung quanh.

2.8. Tuần thứ 20

Mẹ sẽ phải đối mặt với việc da vùng bụng bị rạn đáng kể. Đồng thời, các cơn đau vùng hông, bụng, lưng, bẹn cũng xảy ra thường xuyên hơn. Do đó, mẹ nên nghỉ ngơi thật nhiều, đồng thời massage và bôi dầu rạn da đều đặn. Lưu ý rằng kể từ tuần thai 20 trở đi, nguy cơ tiền sản giật ngày một tăng cao, vì vậy mẹ nên có chế độ ăn giảm mặn, đồng thời đi khám thai thường xuyên.

>> Xem ngay: Cách massage giúp mẹ bầu thư giãn bạn nên biết

Còn thai nhi đã mọc lông mày tơ và ít tóc. Các hoạt động tay chân như uốn dẻo, cuộn tròn, đá cũng phát triển hơn.

2.9. Tuần thứ 21

Đôi chân bị phù nề khiến mẹ không được diện những đôi giày mình yêu thích và đi lại khó khăn hơn. Song song, cân nặng tăng đáng kể, vùng rạn da ngày càng rõ, sự thay đổi nội tiết tố cũng là điều khiến mẹ lo lắng, sợ hãi và căng thẳng. Nhưng đừng lo quá mẹ ơi, vì những triệu chứng này sẽ dần biến mất khi bé chào đời.

Còn em bé đã có thể chuyển động nhiều hơn và phát triển vị giác. Do đó, bé có thể cảm nhận được hương vị thức ăn của mẹ thông qua việc nuốt nước ối mỗi ngày.

2.10. Tuần thứ 22

Ở tuần thai này, ngoài những dấu hiệu thông thường, mẹ sẽ cảm thấy cột sống bị lệch gây nên các cơn đau mỏi lưng không dứt. Để giảm bớt điều này, mẹ nên đứng thẳng khi đi bộ và nên ngồi với tư thế đưa chân lên cao.

Đây là thời điểm bé “chụp” bức hình đầu  tiên vì thông qua siêu âm, bố mẹ đã thấy rõ khuôn mặt bé với đôi môi chúm chím và chiếc mũi nhỏ xinh. Đặc biệt, trái tim bé nhỏ đã phân ra thành 4 buồng cân đối và có các mạch máu nuôi cơ thể. Lúc này thai máy đã rõ hơn, bố có thể áp sát tai và “tâm sự” của con mình đấy.

tam cá nguyệt thứ 2 là gì và những lưu ý

 

2.11. Tuần thứ 23

Cơ thể mẹ ngày một nặng nề nên việc đi lại vô cùng khó khăn. Không những thế, mẹ còn có thể bị suy giảm trí nhớ, lòng bàn tay/chân bị đỏ, đường linea nigra cũng lộ rõ từ phần rốn đến mu, thậm chí làn da mịn màng của một số mẹ đã xuất hiện những vết nám.

Da bé lúc này khá trong suốt. Các cơ quan và hệ thống xương có thể nhìn thấy rõ qua da nhưng điều này sẽ biến mất khi bé chào đời. Ngoài ra, thông qua Doppler, bố mẹ cũng nghe thấy nhịp tim đều đặn của thai nhi.

2.12. Tuần thứ 24

Việc tử cung phát triển quá to đã khiến cơ hoành và cơ hô hấp bị chèn ép nên mẹ thường xuyên bị hụt hơi, hơi thở ngắn và căng tức vùng bụng. Đồng thời, giai đoạn này bác sĩ cũng sẽ bắt đầu tầm soát đái tháo đường thai kỳ.

Phổi, thính giác, thị giác của thai nhi đã phát triển tốt hơn. Lớp mỡ dưới da cũng đang dần tích trữ nên bé trông rõ nét và đáng yêu.

2.13. Tuần thứ 25

Sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến mẹ mắc hội chứng chân không yên và hội chứng ống cổ tay. Tuy nhiên mẹ hãy cố gắng vượt qua giai đoạn này nhé vì các hội chứng này sẽ dần biến mất sau khi vượt cạn.

Bé thích “nhảy múa” trong bụng và đã có thể nhận diện rõ tiếng nói của mẹ. Cùng với đó, các mạch máu nhỏ trên da hình thành khiến bé hồng hào hơn. Chưa kể, bé cũng có thể tự hít nước ối trong tử cung. 

2.14. Tuần thứ 26

Sự thay đổi của nội tiết tố và gia tăng lưu lượng máu khiến thân nhiệt tăng, dễ đổ mồ hôi. Hơn nữa, sự to lên của tử cung đã chiếm vị trí của quai ruột và dạ dày nên mẹ dễ bị trào ngược.

Đôi mi mắt nhắm chặt của bé đang dần hé mở và cảm nhận ánh sáng. Do đó bố mẹ có thể dùng chiếc đèn pin nhỏ chiếu vào bụng. Điều này hẳn sẽ khiến bố mẹ bất ngờ vì bé đang tích cực chuyển động khiến bụng mẹ méo lệch để né ánh sáng rất thành thạo. 

tam cá nguyệt thứ 2 là gì và lưu ý

>> Tham khảo thêm: Bà bầu nên ăn gì để giải nhiệt cho cơ thể?

3. Mẹ bầu nên làm gì trong tam cá nguyệt thứ 2

Dưới đây là những điều mẹ bầu nên làm để cho mẹ và bé cùng vượt qua thai kỳ khỏe mạnh:

3.1. Ăn uống đủ dinh dưỡng 

Trong tam cá nguyệt thứ 2, mỗi ngày mẹ nên bổ sung khoảng 2560 calo để cơ thể có đủ năng lượng và dinh dưỡng. Đồng thời, chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ 4 nhóm chất gồm chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất cũng nên được đặc biệt chú trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Vậy, tam cá nguyệt thứ 2 nên ăn gì? Dưới đây là những dưỡng chất thiết yếu mà mẹ nên ưu tiên bổ sung trong giai đoạn này:

   • Canxi: Bổ sung 1000 - 1200 mg/ngày thông qua các thực phẩm như tôm, cá, đậu, rau lá xanh… giúp ngăn ngừa loãng xương ở mẹ và phát triển hệ xương vững vàng cho bé.

   • Axit Folic: Dưỡng chất này có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Vì vậy, mẹ nên ăn nhiều chuối, trứng, măng tây, bông cải xanh… để bổ sung Axit Folic hiệu quả.

   • Sắt: Có trong các thực phẩm như nghêu, sò, ốc, tôm… giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu máu.

   • I-ốt: Mẹ nên hấp thu lượng I-ốt cần thiết thông qua các loại thực phẩm như cá biển, rong biển để ngăn ngừa nguy cơ sảy thai, sinh non.

   • Vitamin B1: Dưỡng chất này có trong thịt lợn, các loại đậu… giúp hạn chế nguy cơ bị phù nề và tê mỏi.

Tam cá nguyệt thứ 2 là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ, vì vậy bé cần thật nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ để hấp thu và phát triển tốt. Vì vậy, mẹ đừng quên uống 2 ly sữa bầu mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là Axit Folic (dưỡng chất ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi) để tạo nền tảng cho bé phát triển toàn diện và mẹ có thai kỳ khỏe mạnh. 

Frisomum Gold là sản phẩm sữa bầu được nhiều thai phụ tin dùng trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 nhờ chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu tốt cho mẹ và bé.

Nổi bật trong đó là hệ dinh dưỡng gồm Axit Folic, DHA, Canxi,… tạo nền tảng vững chắc để bé phát triển trí não, thị lực, thể chất vượt trội cùng hệ cơ, xương, răng chắc khỏe. Đồng thời, Magie và Vitamin nhóm B cũng mang đến nguồn năng lượng dồi dào, giúp hạn chế căng thẳng, mệt mỏi đồng thời giảm phù nề, táo bón, cho mẹ tận hưởng thời gian mang thai suôn sẻ.

Chưa kể sản phẩm sở hữu chỉ số đường huyết thấp (GI= 25) nên mẹ có thể yên tâm uống mỗi ngày mà không lo béo phì hay tiểu đường thai kỳ. Đặc biệt, bên cạnh hương vani thanh nhạt, Frisomum Gold còn là dòng sữa duy nhất có hương cam thơm dịu, không lo ngấy.

tam cá nguyệt thứ 2 nên ăn gì

 

3.2. Thường xuyên vận động 

Mẹ nên vận động thường xuyên bằng các bộ môn nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ, thiền… khoảng 15 - 30 phút mỗi ngày. Điều này giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đau lưng, táo bón, sinh non và giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn.

3.3. Nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh

Bà bầu nên nghỉ ngơi đầy đủ, không thức khuya hay làm việc quá sức để hạn chế làm các cơn đau mỏi, phù nề thêm trầm trọng. Đồng thời, nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cơ thể mẹ bớt mệt mỏi, từ đó nâng cao chất lượng giấc ngủ và tinh thần cũng thoải mái hơn.

>> Có thể bạn quan tâm: Một số tư thế ngủ tốt mẹ bầu nên lưu ý

3.4. Thai giáo cho em bé trong bụng mẹ

Tam cá nguyệt thứ 2 cũng là lúc hệ thần kinh và các giác quan của bé bắt đầu hình thành. Vì vậy, bố mẹ nên thai giáo bằng cách trò chuyện, đọc sách, cho con nghe nhạc, sử dụng tinh dầu… để bé phát triển tốt các giác quan ngay từ trong bụng mẹ.

>> Xem thêm: Thai giáo là gì? Mẹ cần làm gì để thai giáo đúng cách?

3.5. Tuân thủ lịch khám thai

Trong 3 tháng giữa thai kỳ mẹ nên đi khám thai từ 2 - 4 lần theo chỉ định của bác sĩ. Việc đi khám thai đều đặn sẽ giúp bác sĩ dễ dàng tầm soát đái tháo đường, kiểm tra cân nặng, huyết áp, siêu âm hình thái thai nhi… để đề phòng các rủi ro và xử lý kịp thời (nếu có).

tam cá nguyệt thứ 2 là gì và các lưu ý

 

3.6. Tiêm phòng đầy đủ

Trong lúc khám thai, mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm phòng các vacxin như uốn ván, viêm gan B, sởi, thủy đậu… Để đảm bảo cho sức khỏe, mẹ hãy tuân thủ và chích ngừa đầy đủ nhé.

3.7. Theo dõi cơ thể và thăm khám khi có dấu hiệu bất thường

Đừng quên thường xuyên theo dõi cơ thể và nếu có phát hiện ra các dấu hiệu bất thường như âm đạo bị chảy máu nhiều, bụng đau dữ dội, ốm nghén dữ dội trong 3 tháng giữa, tăng cân quá nhiều hoặc quá ít… mẹ nên đi khám ngay.

4. Những điều mẹ không nên làm trong tam cá nguyệt thứ 2

Mẹ nên tránh những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé:

   • Không xông hơi, tắm nước nóng vì điều này có thể làm biến đổi nhiệt độ của nước ối gây ngộp thở.

   • Không khom người hoặc mang vác vật nặng.

   • Tránh tiếp xúc với phân chó mèo vì dễ bị nhiễm toxoplasmosis.

   • Hạn chế nằm ngửa, nằm sấp hoặc nghiêng bên phải vì sẽ khiến tử cung chèn ép dạ dày và các tĩnh mạch. Thay vào đó, nên kiêng sang trái hoặc dùng gối chữ U hỗ trợ.

   • Không mang giày cao gót, trang điểm, dùng nước hoa.

   • Không sử dụng chất kích thích, nước ngọt, caffein…

   • Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, cá có hàm lượng thủy ngân cao, thực phẩm sống, sữa tươi chưa tiệt trùng và trái cây có nhiều axit.

>> Xem chi tiết: Mẹ bầu nên kiêng gì để đảm bảo cho con phát triển khỏe mạnh

Có phải trong 3 tháng giữa thai kỳ xảy ra quá nhiều thay đổi khiến mẹ bất ngờ? Tuy nhiên, vượt qua giai đoạn này cũng có nghĩa giây phút mẹ gặp bé ngày một gần. Vậy nên để 2 mẹ con mạnh khỏe, sau khi đã hiểu tam cá nguyệt thứ 2 là gì và chăm sóc bản thân như thế nào là đúng, mẹ đừng quên thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, cũng như duy trì lối sống lành mạnh nhé!

 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
tam cá nguyệt thứ 3

Tam cá nguyệt thứ 3 và những điều quan trọng mẹ cần lưu ý

Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn cuối cùng trong hành trình mang thai, cũng là thời điểm mà mẹ đếm ngược để gặp bé yêu. Hãy cùng khám phá cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi gì trong giai đoạn này và cần chuẩn bị để chào đón thiên thần nhỏ tốt nhất nhé.