Trẻ 4 tuổi phát triển như thế nào về thể chất và trí tuệ?
4 tuổi là giai đoạn mà trẻ có sự phát triển vượt bậc về cả thể chất và.... read more
Tháp dinh dưỡng, hay kim tự tháp dinh dưỡng, là mô hình có cung cấp thông tin về số lượng thực phẩm tiêu thụ phù hợp với từng đối tượng (trẻ em, người trưởng thành, phụ nữ mang thai,...).
Tháp dinh dưỡng được chia thành các nhóm thực phẩm khác nhau với hàm lượng cần tiêu thụ giảm dần từ dưới lên trên. Điều này đồng nghĩa các nhóm thực phẩm càng nằm phía bên dưới đáy tháp sẽ yêu cầu lượng tiêu thụ nhiều hơn nhóm thực càng nằm về phía đỉnh tháp.
Sau đây là chi tiết tháp dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 5 tuổi mà ba mẹ có thể tham khảo để chuẩn bị các bữa ăn hàng ngày cho con:
Trẻ em trong độ tuổi này có sự phát triển lớn về khả năng vận động, khiến cho năng lượng của bé bị tiêu hao rất nhiều. Do đó bữa ăn của bé cần được bổ sung nhiều năng lượng để bé thoải mái vận động và phát triển tốt.
Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên hạn chế nêm đường, muối và gia vị nói chung vào bữa ăn hàng ngày của bé. Nguyên nhân là bởi trong thực phẩm hàng ngày như rau, củ, cơm,... đã có hàm lượng muối và đường nhất định. Việc nêm thêm gia vị có thể khiến cơ thể của bé bị quá tải, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé về sau.
Chẳng hạn với muối, mẹ chỉ nên nêm thêm trong bữa ăn tối đa 1,5g/ngày. Việc nêm quá nhiều muối về lâu dài có thể khiến trẻ bị huyết áp cao, hư thận, rối loạn nhịp tim,...
Đối với trẻ em, chất béo là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính. Trung bình, 1g chất béo cung cấp đến 9 calo (trong khi 1g chất bột đường hoặc protein chỉ cung cấp 4 calo). Vì vậy, chất béo không thể thiếu trong các bữa ăn của trẻ. Theo đó, từ 2 tuổi trở lên, mỗi bữa ăn của trẻ cần bổ sung 10ml chất béo (khoảng 2 thìa dầu ăn).
Trẻ từ 2 - 3 tuổi cần khoảng 300 - 400 ml sữa mỗi ngày. Theo đó, mẹ có thể cho bé uống sữa công thức (dạng bột hoặc pha sẵn) bởi loại sữa này được bổ sung sắt, kẽm, vi chất,… cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ theo các độ tuổi.
Càng lớn, trẻ càng dần chuyển sang chế độ ăn thô và cứng hơn. Vì thế, mẹ đừng quên bổ sung rau quả vào khẩu phần ăn của bé để tăng cường chất xơ, hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ. Theo đó, trẻ 2 - 3 tuổi nên ăn khoảng 1 bát rau/ ngày.
Ngũ cốc cung cấp chất xơ, hỗ trợ trẻ hạn chế bị táo bón. Ngoài ra, ngũ cốc cũng bổ sung nhiều Carbohydrate phức hợp, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trẻ từ 2 - 3 tuổi nên bổ sung khoảng 85g ngũ cốc hàng ngày
Nước cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy, đào thải độc tố,... Đối với trẻ 2 - 3 tuổi, mỗi ngày bé cần uống 2 - 3 ly nước (1 ly = 250ml).
Trong giai đoạn này, con có sự phát triển vượt bậc về thể chất. Theo đó, cân nặng mỗi năm của con có thể tăng lên 2kg và chiều cao mỗi năm tăng trung bình 7cm. Để con bắt kịp đà tăng trưởng, mẹ có thể tham khảo tháp dinh dưỡng cho trẻ 3 - 5 tuổi sau:
Từ 3 tuổi trở lên, mẹ có thể nêm thêm gia vị trong bữa ăn của bé tương tự khẩu vị gia đình. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho bé, mẹ không nên nêm quá 15g đường và 3g muối khi chế biến món ăn của con.
Trẻ em trong giai đoạn 3 tuổi trở nên vô cùng hiếu động. Do là nguồn cung cấp năng lượng chính nên chất béo là thành phần trong thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của bé trong giai đoạn này. Với bé 3 - 5 tuổi, nhu cầu chất béo của bé là 25g/ ngày.
Nhu cầu bổ sung canxi của trẻ 3 - 5 tuổi là rất lớn bởi con đang trong giai đoạn phát triển thể chất. Vì thế, mỗi ngày con cần uống khoảng 400ml sữa. Bên cạnh sữa, mẹ cũng có thể cho con ăn thêm sữa chua hoặc phô mai để bổ sung canxi.
Rau củ quả là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào. Trong giai đoạn 3 - 5 tuổi, mỗi ngày mẹ nên bổ sung cho con khoảng 160g rau và 160g các loại quả (trái cây) nhé.
Trẻ 3 - 5 tuổi có thể tiêu thụ đa dạng các loại ngũ cốc khác nhau như cơm, bánh mì, khoai tây,... Theo đó, lượng tiêu thụ ngũ cốc trong giai đoạn này của trẻ là 275 - 570g/ ngày.
Nhu cầu tiêu thụ nước ở trẻ 3 - 5 tuổi rất lớn. Bên cạnh cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy, đào thải độc tố,... trẻ em trong giai đoạn này còn cần bổ sung nhiều nước để điều hòa nhiệt độ cơ thể sau khi vui chơi và vận động. Nhu cầu nước trong giai đoạn này của bé là 1,3l/ ngày.
Để xây dựng bữa ăn khoa học, giúp con nhận được đầy đủ dưỡng chất thì bên cạnh tham khảo tháp dinh dưỡng, mẹ còn cần lưu ý:
Hiểu rõ tháp dinh dưỡng cho trẻ ở từng độ tuổi giúp phụ huynh dễ dàng xây dựng bữa ăn cân đối, đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của con. Trong giai đoạn dưới 5 tuổi, mẹ nên tăng cường bổ sung sữa vào khẩu phần ăn của con bởi sữa dồi dào protein, vitamin và các khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.
Hiện nay có nhiều sản phẩm sữa công thức trên thị trường. Tuy nhiên một số công thức sữa do trải qua quá trình gia nhiệt nhiều lần, thành phần đạm trong những sản phẩm sữa này đã bị biến tính, trở nên vón cục khó tiêu. Hệ quả là bé thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng và táo bón.
Đối với Friso Gold, mẹ không cần phải lo lắng về vấn đề trên. Sản phẩm Friso Gold giúp bé dễ đi tiêu, phân đều và đẹp do sữa chỉ trải qua Quy Trình Xử Lý 1 Lần Nhiệt, từ đó bảo toàn hơn 90% đạm mềm, tự nhiên. Bé cũng sẽ êm bụng và có giấc ngủ ngon, ngủ sâu để khởi đầu ngày mới đầy năng lượng nhờ đạm sữa dễ tiêu, êm dịu đường tiêu hóa. Ngoài ra, sản phẩm còn ghi điểm bởi hương vị thanh nhạt, hợp vị bé do không chứa đường Sucrose.
Kế thừa những đặc tính tuyệt vời của Friso Gold, Friso Gold Pro mới còn sở hữu hệ dưỡng chất BioPro+ với HMO, GOS và Probiotic giúp gia tăng số lượng lợi khuẩn, từ đó tăng cường đề kháng tự nhiên. Nhờ đó bé yêu khỏe mạnh từ bên trong để tự do khám phá thế giới xung quanh.
Trên đây là những điều cần biết về tháp dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên phụ huynh cần lưu ý thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Điều quan trọng là ba mẹ cần đa dạng nhóm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày để con yêu vừa ăn ngon, vừa có thể hấp thu trọn vẹn các dưỡng chất cần thiết nhé!