Bé 7 tháng ăn được gì và không ăn được gì? Gợi ý thực đơn ăn dặm
Bước sang cột mốc 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn của bé không chỉ là sữa .... read more
Ăn dặm kiểu Nhật được hiểu là phương pháp chế biến thức ăn dạng thô (thức ăn được cắt thành miếng nhỏ, luộc chín vừa hoặc không xay quá nhuyễn) để bé có thể cầm nắm và nhai nuốt đồ ăn, kích thích cơ hàm phát triển.
Kiểu ăn dặm này còn cho bé ăn các món riêng lẻ, không trộn chung như ăn dặm truyền thống. Nhờ đó mà bé có thể cảm nhận rõ được hương vị của mỗi món ăn, giúp phát triển vị giác.
Quá trình ăn dặm kiểu Nhật được chia làm 4 giai đoạn (6 - 7 tháng tuổi, 7 - 8 tháng tuổi, 8 - 12 tháng tuổi và 1 tuổi trở lên). Ở mỗi giai đoạn, thức ăn sẽ được từ chế biến từ lỏng đến đặc, từ mịn đến thô. Theo đó, trong giai đoạn đầu (6 - 7 tháng tuổi), mẹ sẽ chế biến món ăn bằng cách dùng cối giã và rây làm mịn thức ăn để bé dễ nuốt và cảm nhận được đầy đủ hương vị, khác với ăn dặm truyền thống là mẹ thường cho tất cả vào máy xay và xay thật nhuyễn.
>>> Tìm hiểu thêm: Phương pháp tập cho bé ăn thô đúng chuẩn mẹ nên biết
Các mẹ hãy “bỏ túi” 5 món ăn bổ dưỡng, phù hợp với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé dưới đây:
Cháo khoai lang thơm ngon, giàu vitamin, canxi, chất xơ giúp bé tiêu hóa dễ dàng, tránh bị táo bón, đồng thời hỗ trợ phát triển hệ thần kinh và sáng mắt.
Nguyên liệu:
• Cháo 10gr.
• Khoai lang 10gr.
• Nước dashi, nước luộc rau hoặc nước đun sôi để nguội.
Cách chế biến:
Khoai lang bỏ vỏ, rửa sạch, cắt khoanh nhỏ và luộc mềm. Nghiền khoai lang thật mịn và nhuyễn. Sau đó, mẹ trộn khoai lang cùng với cháo và nước dashi, nước luộc rau hoặc nước đun sôi để nguội rồi cho bé ăn.
Khoai tây nghiền là món khoái khẩu của rất nhiều bé khi ăn dặm. Không chỉ có mùi vị thơm ngon, khoai tây nghiền còn chứa nhiều vitamin (A, B6, C, D), sắt, canxi, magie giúp bé tiêu hóa tốt, tăng cường miễn dịch, phát triển não bộ và bảo vệ trái tim của con luôn khỏe mạnh.
Nguyên liệu:
• Khoai tây 5gr.
• Nước dashi hoặc nước luộc rau.
Cách chế biến:
Khoai tây gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành các khoanh nhỏ rồi luộc mềm. Sau đó nghiền mịn và trộn thêm nước dashi hoặc nước luộc rau để tạo thành dạng súp là bé có thể dùng được.
Bí đỏ nghiền là món ăn dặm giàu dinh dưỡng với hàm lượng vitamin A, C, E cao cùng với kẽm, hỗ trợ con tăng cường đề kháng, phát triển chiều cao, sáng mắt và phát triển não bộ.
Nguyên liệu:
• Bí đỏ 5 - 10gr.
• Nước dùng dashi hoặc nước luộc rau.
Cách chế biến:
Bí đỏ gọt sạch vỏ, đem rửa rồi cắt thành khoanh nhỏ và luộc chín. Nghiền bí đỏ nhuyễn mịn, sau đó cho thêm một ít nước dùng dashi hoặc nước luộc rau, trộn đều cho món ăn hòa quyện với nhau.
Cháo cà rốt được nhiều mẹ lựa chọn cho bé ăn dặm nhờ chứa hợp chất beta-caroten có thể chuyển hóa thành vitamin A cùng với các chất xơ giúp con dễ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và mắt sáng.
Nguyên liệu:
• Cháo 10gr.
• Cà rốt 10gr.
Cách chế biến:
Cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ và luộc chín. Tiếp đến mẹ nghiền cà rốt mịn rồi trộn chung với cháo hoặc để riêng từng món cho bé ăn.
Cháo cải ngọt chứa nhiều dưỡng chất như vitamin B1, canxi, photpho, sắt, chất xơ giúp bé tiêu hóa tốt, cải thiện chứng táo bón, xương chắc khỏe, phòng ngừa ung thư và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Nguyên liệu:
• Cháo 10gr.
• Rau cải ngọt 15gr.
Cách chế biến:
Rau cải làm sạch, luộc chín rồi xay nhuyễn. Trộn đều cháo và rau vào với nhau hoặc để riêng từng món là bé có thể ăn được rồi.
Nếu mẹ đang áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi thì nhất định phải nhớ các lưu ý dưới đây.
Người Nhật thường sử dụng các thực phẩm tươi sạch, tự nhiên và hạn chế nêm nếm gia vị để giữ được hương vị trọn vẹn của món ăn, cũng giúp cho con có một chế độ thanh đạm tốt cho sức khỏe. Các mẹ có thể bắt đầu từ việc để bé thử các món thanh đạm trước và từ từ điều chỉnh cho hợp khẩu vị để bé ngon miệng hơn.
Ngoài chú trọng vào xây dựng thực đơn ăn dặm, mẹ cũng cần quan tâm đến tâm lý của bé. Theo đó, mẹ không nên ép bé ăn nếu con đã no, không muốn ăn nữa. Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, ăn dặm chỉ là nguồn dinh dưỡng bổ sung, còn sữa mẹ hoặc sữa công thức (bé không được nuôi bằng sữa mẹ) vẫn là thức ăn chính của con. Vì thế, tập cho con ăn dặm chỉ là cách để bé làm quen với các loại thức ăn mới, nếu con không ăn nhiều mẹ cũng đừng quá lo lắng. Hãy kiên nhẫn hơn và để con tự do khám phá các món ăn nhé.
Như đã đề cập ở trên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính đối với bé 6 tháng tuổi. Mẹ cần cho con bú sữa đủ cử để bé tiếp nhận đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo đà tăng trưởng ổn định.
Đặc biệt, trong giai đoạn đầu tập ăn dặm, bé sẽ rất dễ bị táo bón vì chưa thích nghi được với chế độ ăn mới, nhất là khi ăn dặm kiểu Nhật với thức ăn thô từ sớm. Do đó, với sữa công thức, mẹ cần lựa chọn sản phẩm thanh mát, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, hạn chế táo bón.
>> Xem thêm: Trẻ ăn dặm bị táo bón bố mẹ nên xử lý thế nào?
Trên đây là những thông tin hữu ích về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi. Có thể thấy, mỗi phương pháp ăn dặm đều có những ưu nhược điểm riêng. Do đó, mẹ không nên ép bé phải thực hiện theo mà hãy chọn phương pháp ăn dặm phù hợp nhất cho con mẹ nhé.