Phát triển các giác quan của bé thông qua trò chơi đơn giản
Phát triển các giác quan của bé trong những tháng năm đầu đời vô cùng .... read more
Theo tiêu chuẩn của WHO, cân nặng và chiều cao của trẻ 15 tháng tuổi có khác biệt về giới tính. Cụ thể, bé gái có trọng lượng từ 7,7 - 12,2kg, bé trai nặng khoảng 8,4 - 12,7kg. Đồng thời, bé gái đạt chiều cao 72 - 83cm, trong khi bé trai có thể cao 74,4 - 79,1cm.
Xem thêm: Bảng chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo tiêu chuẩn WHO
Khi được 15 tháng tuổi, mẹ có thể nhận thấy trẻ không chỉ hiếu động hơn trước, mà còn bộc lộ hành động đáng yêu, mạnh dạn khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu nhận ra mình thích và không thích điều gì, đồng thời dễ dàng tức giận vì nhiều lý do nên mẹ hãy bình tĩnh, dạy con nhẹ nhàng và từ tốn.
Ngoài ra, trẻ 15 tháng tuổi phát triển khả năng nhận thức và kỹ năng ngôn ngữ nhanh chóng. Trẻ nhận ra người trò chuyện với mình đang vui vẻ, buồn bã, tức giận hay khó chịu qua tông giọng, đồng thời sẵn sàng tham gia vào cuộc trò chuyện theo cách riêng của mình. Lúc này, để hỗ trợ con hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, bố mẹ hãy thường xuyên trò chuyện và tương tác với con hơn nhé.
Ở giai đoạn 15 tháng tuổi, trẻ đã làm được nhiều thứ, chẳng hạn như:
Đây là giai đoạn trẻ phát triển phương diện nhận thức và ngôn ngữ nhanh chóng. Con có thể nói một số từ đơn giản như “ba ba”, “ma ma”, “ha ha”. Cùng với khả năng nói bập bẹ, con cũng hiểu nhiều hơn những lời nói của cha mẹ, người xung quanh.
Chẳng hạn như, con có thể hiểu từ “không” và bắt chước sử dụng thường xuyên, đồng thời đoán biết cha mẹ đang muốn nói gì dù chưa có khả năng đáp lại thông thạo. Ngoài ra, vì chưa thể trả lời hoàn chỉnh nên khi được hỏi trẻ sẽ phản ứng bằng hành động chỉ trỏ.
Với thắc mắc trẻ 15 tháng biết làm gì, lúc này con đã có những hành động bắt chước người lớn. Thay vì chỉ sờ hay đập không có mục đích vào đồ vật, con sẽ học cách sử dụng các đồ vật này từ việc quan sát người thân.
Theo đó, cha mẹ sẽ thấy con thực hiện những cử chỉ học từ mình như chải tóc, cầm điện thoại lên nghe, quét nhà,... Chính vì thế, phụ huynh nên chú ý đến hành động của mình nhiều hơn, bởi cha mẹ sẽ là “tấm gương” cho con noi theo, có tác động lớn đến quá trình phát triển hành vi của trẻ nhỏ.
Ở độ tuổi này, nhận thức của trẻ về bản thân dần được hình thành và bộc lộ nhu cầu thể hiện cá tính riêng. Con bắt đầu ngắm mình trong gương, đồng thời xác định được niềm yêu thích của bản thân với một món đồ vật nào đó. Cũng vì thế, khi đã nhận biết được gương mặt của người thân, trẻ muốn thể hiện bản thân bằng cách thu hút sự chú ý từ mọi người xung quanh.
Trẻ 15 tháng biết làm gì nữa, mẹ biết chưa? Đáp án là giờ đây con yêu có thể biết đi và thích leo trèo nhiều hơn. Đặc biệt với những trẻ tập đi sớm trước 1 tuổi, thì đến lúc này đã có thể đi vững, thậm chí là chạy những bước nhỏ. Nhìn chung, do khả năng giữ thăng bằng và bước đi của trẻ phụ thuộc nhiều vào sức mạnh của phần cơ chân, nên cha mẹ cần quan sát sự phát triển để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường.
Giải đáp tiếp theo cho câu hỏi trẻ 15 tháng biết làm gì tiếp theo sẽ khiến nhiều mẹ thích thú. Không chỉ tò mò khám phá cách sử dụng của các đồ vật xung quanh, trẻ cũng có hứng thú với thức ăn. Theo đó, trẻ sẽ bị thu hút bởi màu sắc của món ăn, sau đó cầm nắm để cảm nhận xúc giác, rồi đưa vào miệng để nếm thử mùi vị.
Cha mẹ không nên la rầy khi trẻ bốc thức ăn văng lung tung, hãy để con ăn uống một cách thoải mái. Điều này sẽ giúp trẻ luyện khả năng sử dụng ngón cái và ngón trỏ linh hoạt, cũng như biết cách tự ăn uống một mình khi lớn.
Nhìn chung, trẻ trong giai đoạn này rất hiếu động, tò mò thế giới xung quanh bằng cách chạm và nếm mọi vật trong tầm tay. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị virus, vi khuẩn xâm nhập dẫn đến rối loạn tiêu hóa và bệnh vặt. Chính vì thế, lúc này mẹ cần có biện pháp tăng cường bảo vệ hệ tiêu hóa, cũng như “trang bị” cho trẻ sức đề kháng vững vàng để con thỏa sức khám phá thế giới xung quanh. |
Nếu đã biết được trẻ 15 tháng biết làm gì, tiếp theo mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ để giúp con phát triển tốt các khả năng của mình:
Để con phát triển khỏe mạnh và toàn diện về thể chất lẫn trí não, thì dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ở độ tuổi ăn dặm này, bên cạnh việc cho trẻ bú sữa mẹ, mẹ cần bổ sung cho con những thực phẩm giàu dinh dưỡng trong 4 nhóm chất căn bản như sau:
Để phát triển tối đa tiềm năng của con, phụ huynh nên thường xuyên giao tiếp, trò chuyện với con. Mẹ nên nói chậm, bổ sung vào câu trẻ nói chưa hoàn chỉnh để con có thể ghi nhớ và nói lại tốt hơn. Đồng thời, khi con chỉ vào một đồ vật nào đó, mẹ hãy đáp lại bằng cách chỉ con cách gọi tên và kiên nhẫn đợi con lên tiếng lặp lại.
Bên cạnh đó, phụ huynh nên cho trẻ vận động thể chất mỗi ngày như tập cho trẻ đi bộ khi ra ngoài. Đừng quên cho con chơi những trò chơi sáng tạo như xếp logo, đoán hình đồ vật,... để con phát triển khả năng tư duy hơn.
Việc xây dựng thói quen cho trẻ tự đi ngủ đúng giờ, đúng cữ cần được thực hiện mỗi ngày theo đúng trình tự. Theo đó, mẹ có thể cho con tắm nước ấm, mặc quần áo sạch sẽ, dỗ dành để con thư giãn. Tiếp đến, mẹ kể chuyện, hát ru như “báo hiệu” với trẻ đã đến giờ đi ngủ.
Đồng thời, nên tạo cho trẻ không gian ngủ thoáng mát, ánh sáng mờ nhằm thúc đẩy cơ thể con sản sinh hormone ngủ melatonin. Ngoài ra, bật vài bài nhạc thư giãn cũng giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Sau những thông tin trên, chắc hẳn đã phần nào giúp phụ huynh biết trẻ 15 tháng biết làm gì và nên có cách chăm sóc con thế nào. Cha mẹ hãy chú trọng vào chế độ dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ, để con luôn phát triển khỏe mạnh toàn diện.