Bé uống kháng sinh bị tiêu chảy: Cách xử trí mẹ nên biết
Tiêu chảy là một tình trạng khá phổ biến khi trẻ dùng thuốc kháng sinh.... read more
Nếu trẻ sơ sinh cách từ 2 đến 5 ngày mới đi ngoài một lần, nhưng phân vẫn mềm, bụng không bị căng cứng, trẻ vẫn tăng cân đều đặn và ăn ngủ tốt thì không sao, mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu trẻ đi phân cứng, khô, phải rặn nhiều,... thì rất có thể trẻ đã bị táo bón hoặc gặp một số vấn đề gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Theo dõi tình trạng phân & tần suất đi ngoài của trẻ như thế nào? Màu sắc, mùi, kết cấu và tần suất đi phân có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của con. Với hình ảnh trực quan & dễ sử dụng, công cụ “BÁCH PHÂN TỪ ĐIỂN” là trợ thủ đắc lực giúp các mẹ thường xuyên theo dõi và đánh giá tình trạng phân của bé. Truy cập ngay tại đây https://loyalty.friso.com.vn/poop-scanned/home.html để hành trình chăm sóc và nuôi dưỡng con thêm dễ dàng và ý nghĩa các mẹ nhé! |
Để biết được trẻ sơ sinh 2-5 ngày không đi ngoài có sao không, đầu tiên hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì.
Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rõ rệt tới hệ tiêu hóa của con. Vì thế, trẻ khó đi ngoài, bị táo bón nhiều khả năng do mẹ ăn uống thiếu dinh dưỡng, ít chất xơ, thiếu nước hoặc tiêu thụ những loại thức ăn khó tiêu, đồ cay nóng, dầu mỡ.
Xem thêm: Bật mí mẹ ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bú ít, không đủ lượng sữa cần thiết dẫn đến tình trạng phân khô, cứng, khó đẩy ra ngoài, khiến tần suất đi ngoài thưa thớt hơn.
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với một số thành phần trong sữa. Đặc biệt là sữa có đạm kích thước lớn hoặc đạm biến tính do xử lý nhiệt nhiều lần có thể làm trẻ khó tiêu và là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh táo bón, nhiều ngày không đi ngoài.
Xem thêm: Đặc điểm nhận biết trẻ không hợp sữa công thức
Thực đơn ăn uống thiếu chất xơ là nguyên nhân chủ yếu làm trẻ bị táo bón. Ngoài ra, nhiều trường hợp mẹ cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá nhiều khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích nghi, dẫn đến tần suất đi ngoài ít ỏi, gây táo bón.
Mẹ hoặc con dùng thuốc kháng sinh đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nhiều ngày không đi ngoài vì táo bón. Vì loại thuốc này có hại cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ, cũng như cần một lượng nước lớn để thúc đẩy quá trình đi phân dễ dàng.
Xem thêm: Cách xử lý khi bé uống kháng sinh bị tiêu chảy
Để con thấy thoải mái hơn trong quá trình đi ngoài, cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ tham khảo các cách xử lý trẻ sơ sinh 4 đến 5 ngày không đi ngoài sau đây:
Mẹ nên đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít), cùng chế độ ăn uống đủ rau xanh, hoa quả tươi như cải xanh, súp lơ, rau bi na,... Kết hợp với đa dạng thực phẩm chứa các nhóm chất như đạm (thịt, cá, trứng,..), chất béo (dầu cá, dầu thực vật,..), tinh bột (cơm, các loại củ,..). Ngoài ra, mẹ nên hạn chế sử dụng các thức uống kích thích như bia, rượu, cà phê, các món ăn nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
Với quy trình sản xuất thông thường, sữa công thức phải trải qua ít nhất 2 lần xử lý nhiệt dẫn đến đạm sữa bị biến tính, vón cục và khó tiêu. Điều này có thể gây ra các hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ (như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu…) sau khi uống sữa. Để cải thiện tình trạng này, các mẹ nên tìm chọn các sản phẩm sữa có quy trình Xử lý nhiệt 1 lần, giúp bảo toàn đạm mềm tự nhiên cho bé dễ tiêu hóa và hấp thu.
Xem thêm về sữa cho trẻ dễ tiêu: TẠI ĐÂY.
Để giải quyết tình trạng trẻ sơ sinh 4 - 5 ngày không đi ngoài, mẹ nên gia tăng số cữ bú, cũng như tăng lượng sữa công thức nhằm đảm bảo bổ sung đủ lượng nước cho trẻ. Theo đó, số lần trẻ bú mẹ có thể dao động từ 8 - 12 lần/ngày và lượng sữa ước lượng theo từng ngày tuổi là:
Trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi (24 giờ đầu tiên): 5 - 7ml/mỗi cữ bú.
Trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi (24 - 48 giờ): 14ml/mỗi cữ bú.
Trẻ sơ sơ sinh 3 ngày tuổi (48 - 72 giờ): 22 - 27ml/mỗi cữ bú.
Trẻ sơ sinh 4 ngày tuổi (72 - 96 giờ): 58ml/mỗi cữ bú.
Trẻ sơ sinh 7 ngày tuổi (144 – 168 giờ): 65ml/mỗi cữ bú.
Trẻ sơ sinh không đi ngoài được phải làm sao? Theo đó, nếu trẻ đã được 6 tháng tuổi trở lên, mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, dễ tiêu vào chế độ ăn dặm của trẻ. Chẳng hạn như trái cây, rau xanh, các loại hạt xay, ngũ cốc nguyên hạt, đậu,...
Men vi sinh là một dạng chế phẩm giúp cân bằng hệ tạp khuẩn (lợi khuẩn và hại khuẩn) trong đường ruột. Dù vậy, nếu lạm dụng men vi sinh với liều lượng lớn, không đúng thời điểm, độ tuổi, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, trước khi cho trẻ dùng men vi sinh, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Ngoài ra, mẹ có thể massage bụng cho con nhẹ nhàng theo chuyển động tròn, kết hợp cho trẻ tắm nước ấm để giúp con thư giãn, kích thích nhu động ruột, dễ đi ngoài hơn.
Nếu trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài nhiều ngày liền, đồng thời xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như: sốt, nôn mửa, chướng bụng, khóc nhiều, bỏ bú… Phụ huynh nên đưa con đi thăm khám với bác sĩ ngay, tránh để lâu có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Sau đây là một số thắc mắc thường gặp của các mẹ về tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh và lời giải:
Nếu trẻ sinh đã 4 ngày không đi ngoài nhưng bụng không bị căng cứng, vẫn tăng cân và ăn ngủ tốt thì mẹ nên theo dõi thêm. Ngược lại, nếu bé có kèm theo sốt, bỏ bú, khóc nhiều,... thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám.
Mẹ không nên tự ý cho trẻ sơ sinh dùng men vi sinh khi con ít đi ngoài. Thay vào đó, mẹ nên đưa bé đến gặp bác và chỉ cho con dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng được chỉ định.
Nếu trẻ hơn 1 tháng tuổi 4 ngày không đi ngoài, mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống của mình (uống nhiều nước và bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn). Đồng thời tăng cữ bú và massage bụng để giúp trẻ dễ đi ngoài hơn.
Hy vọng những thông tin cần thiết trên có thể giúp mẹ tìm được câu trả lời thích hợp cho băn khoăn trẻ sơ sinh 2-5 ngày không đi ngoài có sao không và mẹ phải làm gì. Hệ tiêu hóa của trẻ ở những tháng đầu đời khá nhạy cảm, mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng (của cả mẹ và bé) kết hợp bổ sung sữa công thức có thành phần đạm mềm nhỏ tự nhiên, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa tối đa.