Nhảy đến nội dung
trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? 7 cách xử trí hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thường đi kèm sổ mũi, hắt hơi nhiều, chảy nước mũi, mũi đóng vảy,... khiến con vô cùng khó chịu. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Trẻ sơ sinh nghẹt mũi do đâu?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể do rất nhiều nguyên nhân, như:

1.1. Dị ứng

Vì hệ hô hấp còn non yếu nên trẻ sơ sinh rất dễ bị dị ứng với sự thay đổi của thời tiết, độ ẩm không khí, bụi bẩn, phấn hoa. Điều này làm mũi con bị ngạt, không thể hít thở như bình thường.

1.2. Cảm cúm, cảm lạnh

Trẻ sơ sinh có thể bị nghẹt mũi trong thời tiết lạnh (khi nằm điều hòa) hoặc thời tiết nóng bức (khi phải tiết nhiều mồ hôi). Trường hợp trẻ không may bị cảm cúm do nhiễm các virus cúm có trong môi trường, ngoài nghẹt mũi, trẻ còn kèm theo các biểu hiện như chán ăn, ho, quấy khóc, đau họng, nôn mửa và sốt nhẹ.

trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao

 

1.3. Có dị vật trong mũi

Sự táy máy của trẻ nhỏ có thể khiến dị vật vô tình rơi vào mũi. Lúc này, trẻ sẽ có các biểu hiện như dịch nước mũi chỉ chảy một bên và có mùi hôi, chảy máu mũi, có tiếng huýt sáo nhỏ khi thở bình thường hoặc khó thở. 

1.4. Nghẹt mũi sơ sinh

Nguyên nhân gây nên tình trạng này bắt nguồn từ việc nước nhầy bào thai chưa được hút sạch khỏi hệ thống hô hấp của trẻ nhỏ. Vì vậy, trẻ vừa sinh ra đã bắt đầu có triệu chứng nghẹt mũi.

2. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao?

Khi thấy con có triệu chứng bị nghẹt mũi thông thường (ngoại trừ trường hợp nghẹt mũi sơ sinh và mắc dị vật), bố mẹ có thể thực hiện các cách sau:

2.1. Làm sạch mũi trẻ với nước muối sinh lý

Dùng nước muối sinh lý là phương pháp an toàn và hiệu quả, giúp loại bỏ dịch nhầy và làm sạch niêm mạc mũi của trẻ. Theo đó, mẹ hãy bế trẻ nằm ngửa sao cho đầu hơi nghiêng ra sau rồi nhỏ 2 - 3 giọt nước muối vào mỗi lỗ mũi. 

Để phương pháp này mang lại hiệu quả tối ưu, mẹ nên thực hiện 3 lần/ngày. Nhưng lưu ý không nên sử dụng trong 4 ngày liên tiếp để tránh việc nước muối làm khô dịch mũi, khiến tình trạng nghẹt mũi thêm tồi tệ.

2.2. Sử dụng bóng hút mũi

Một cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh khác là dùng bóng hút mũi để hút chất nhầy bên trong khiến trẻ dễ thở hơn. Trước tiên, mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé để làm ẩm và lỏng chất nhầy. Sau đó, cho trẻ nằm trên gối cao, bóp bóng để đẩy không khí ra, đưa đầu hút vào mũi bé rồi từ từ nhả bóng. Tiếp theo, mẹ lấy giấy lau sạch đầu hút rồi làm tương tự với bên còn lại. Sau khi hoàn thành, mẹ để bé nằm nguyên tư thế đó khoảng 10 giây.

Với cách này, mẹ không nên hút cho bé nhiều hơn 3 lần/ngày bởi lực hút từ bóng có thể làm kích ứng niêm mạc mũi. Đồng thời, đừng quên vệ sinh bóng hút sạch sẽ trước và sau mỗi lần sử dụng mẹ nhé!

 

2.3. Massage mũi của trẻ

Để khiến trẻ dễ chịu, đỡ căng tức vùng mũi, mẹ có thể massage nhẹ nhàng bằng cách day cánh mũi. Với phương pháp này, mẹ vệ sinh tay sạch sẽ, sau đó rửa mũi bé bằng nước muối sinh lý rồi dùng 2 ngón tay nhẹ nhàng vuốt dọc 2 bên sống mũi theo chiều đi xuống.

2.4. Xông hơi

Mẹ cũng có thể cải thiện tình trạng nghẹt mũi của trẻ bằng cách xông hơi, giúp làm tăng độ ẩm trong phòng. Bởi nhờ vào hơi nóng, chất dịch trong mũi của trẻ sẽ lỏng và dễ thoát ra ngoài hơn.

Theo đó, mẹ chỉ cần cho nước nóng vào thau và cho bé xông. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý không nên dùng nước quá nóng, không để trẻ quá sát hoặc chạm vào nước vì có thể khiến làn da mỏng của con bị bỏng.

2.5. Nâng cao đầu của trẻ khi ngủ

Ở tư thế nằm, tình trạng nghẹt mũi thường diễn ra trầm trọng hơn vì dịch nhầy sẽ bị tích tụ trong khoang mũi, không thoát ra được gây cản trở hô hấp, khiến trẻ khó ngủ và quấy khóc nhiều hơn. Lúc này, mẹ có thể nâng cao nệm, giường, cũi bằng cách lót một chiếc khăn mềm bên dưới. Lưu ý là không nên nâng cao đầu bằng cách kê thêm gối vì có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

2.6. Vỗ nhẹ lưng

Phương pháp vỗ nhẹ lưng có thể giúp làm lỏng chất nhầy ứ đọng trong ngực trẻ, từ đó giảm bớt cơn đau tức ngực và khó thở do tình trạng nghẹt mũi gây ra. Theo đó, có 2 cách vỗ lưng như sau:

  • Cách 1: Đặt trẻ nằm úp trên đầu gối và nhẹ nhàng vỗ vào lưng con.
  • Cách 2: Đặt trẻ ngồi trên đùi, hướng về phía trước khoảng 30 độ và vỗ lên lưng.

2.7. Làm ẩm không khí trong phòng

Tình trạng nghẹt mũi của trẻ khó có thể cải thiện nếu không khí trong phòng quá khô và ngột ngạt. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ hít thở trong không gian thoáng đãng, sạch sẽ. Đồng thời, mẹ có thể tăng độ ẩm bằng cách đặt một chậu nước trong phòng, sử dụng máy phun sương hoặc máy lọc không khí có chức năng tạo độ ẩm. 

bé sơ sinh bị nghẹt mũi

 

3. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Khi trẻ bị nghẹt mũi, mẹ nên thường xuyên theo dõi những biểu hiện của con. Nếu có các dấu hiệu bất thường sau đây, mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt:

  • Thường xuyên bị sốt cao.
  • Dịch mũi có màu vàng hoặc xanh.
  • Trẻ bị nghẹt mũi hơn 2 tuần trở lên.
  • Có cảm giác khó chịu ở tai, có nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Khó khăn khi ăn uống.
  • Quấy khóc kèm theo biểu hiện đau đớn.
  • Khó thở và thở rất nhanh.
  • Phát ban.
  • Vùng trán, mắt, mũi hoặc má bị sưng.

4. Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh nghẹt mũi mẹ cần biết

Để phòng ngừa việc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây:

4.1. Cho trẻ bú đủ lượng sữa

Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, cho trẻ năng lượng và sức đề kháng để phát triển khỏe mạnh. Nhưng trong trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc không có thời gian cho con bú trọn vẹn, mẹ có thể kết hợp sữa công thức. Trong đó, hãy ưu tiên chọn sữa có chứa các dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường đề kháng, để con luôn khỏe mạnh, hạn chế đau ốm.

>>> Xem thêm: Những dấu hiệu trẻ không bú đủ sữa giúp mẹ dễ nhận biết

4.2. Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ

Hãy luôn tạo cho trẻ một môi trường sống sạch sẽ và trong lành bằng cách:

  • Không hút thuốc trong nhà.
  • Thường xuyên vệ sinh máy lạnh, các gầm tủ và giường.
  • Vệ sinh thảm, nệm, chăn và các vật dụng của trẻ hàng ngày.
  • Không để vật nuôi ở gần trẻ.
  • Nếu trẻ bị dị ứng phấn hoa, mẹ không nên chưng hoa trong nhà và đóng cửa sổ.

4.3. Không để trẻ tiếp xúc với người đang bị bệnh

Bố mẹ không nên cho bé tiếp xúc với người đang bị bệnh, đặc biệt là bệnh cúm vì rất dễ lây lan sang trẻ sơ sinh. Bởi khi cúm, virus từ trong hơi thở có thể lan ra ngoài qua việc hắt hơi, ho, xì mũi. Nếu trẻ sơ sinh hít phải, hoặc chạm vào đồ vật có dính virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng, trẻ sẽ bị cảm cúm gây đau, sốt, nghẹt mũi. 

4.4. Giữ ấm cho trẻ

Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ sơ sinh để làm giảm nguy cơ bị cảm cúm, cảm lạnh. Theo đó, những vùng như lưng, bụng, bàn tay, đặc biệt là bàn chân là vị trí nhạy cảm, gồm rất nhiều mạch và huyệt, nếu không được giữ ấm sẽ làm dễ mắc bệnh về hô hấp và nghẹt mũi. Còn riêng vùng đầu là nơi thoát nhiệt của toàn cơ thể, vì vậy mẹ không nên đội mũ khi trẻ đang ở trong nhà. 

bé sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao

 

Đến đây, hy vọng rằng bố mẹ đã hiểu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao cũng như nguyên nhân, cách phòng ngừa tình trạng này. Có thể thấy, mặc dù khá thường gặp ở trẻ nhỏ và không gây nguy hiểm, nhưng khi thấy con yêu có dấu hiệu bị nghẹt mũi, bố mẹ nên điều trị càng sớm càng tốt để cơ thể trẻ được thoải mái và khỏe mạnh hơn nhé!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao

[Giải đáp] Con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao?

Ở độ tuổi dậy thì, sự phát triển chiều cao giữa nam và nữ là hoàn toàn khác biệt. Nếu như nam giới đạt chiều cao trưởng thành từ 16 đến 18 tuổi thì quá trình này ở nữ diễn ra ngắn hơn. Cụ thể,  con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao và đâu là bí quyết phát triển tầm vóc lý tưởng? Mời bạn tiếp tục tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ!