Trẻ bị đau bụng: Nguyên nhân và cách xử lý kịp thời
Trẻ bị đau bụng có thể là một biểu hiện bình thường nhưng đôi khi cũng.... read more
Trong những ngày đầu sau sinh, trẻ thường đi phân có màu xanh thẫm trong những ngày đầu sau sinh. Sau đó vài ngày, phân của trẻ sẽ chuyển sang màu vàng hoa cải. Với trường hợp trẻ sơ sinh uống sữa công thức, trẻ có thể đi phân có màu vàng nâu hoặc xanh, rắn và nặng mùi.
Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy, không kèm theo bất kỳ dấu hiệu nào khác thì mẹ không cần phải lo lắng. Hiện tượng này khá bình thường vì chất nhầy được xem là một phần không thể thiếu giúp hỗ trợ tiêu hóa, bài tiết và có thể xuất hiện trong phân.
Nhưng nếu phân có lượng lớn chất nhầy nhụa bám trên tã có mùi tanh, máu đi kèm với các dấu hiệu như đi nhiều lần, có biểu hiện dị ứng, nhiễm trùng đường ruột thì mẹ cần theo dõi trẻ sát sao và có cách xử lý kịp thời.
Công cụ hỗ trợ mẹ đánh giá tình trạng phân của bé nhanh chóng Màu sắc, mùi, kết cấu,... của phân là yếu tố phản ánh sức khỏe của bé. Chính vì thế, mẹ cần quan sát tình trạng phân của con thường xuyên. Với BÁCH PHÂN TỪ ĐIỂN mẹ có thể dễ dàng phân loại, so sánh và đánh giá phân của con nhanh chóng tại nhà. Nhờ có có hình ảnh trực quan, giao diện dễ sử dụng, công cụ này sẽ giúp mẹ so sánh và nhận biết tình trạng phân của con để có cách xử lý phù hợp. |
Để có cách xử lý kịp thời, mẹ cần nắm rõ nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện các biểu hiện như táo bón hoặc tiêu chảy. Theo đó, nếu bé bị táo bón, phân khi đi đại tiện sẽ có nhầy trắng hoặc màu đỏ lẫn tia máu. Tình trạng này có thể do trẻ bú mẹ quá ít, chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa khoa học (trẻ bú mẹ) hoặc do sữa công thức có đạm khó tiêu, ít chất xơ.
Với tình trạng tiêu chảy, trẻ sơ sinh có thể đi ngoài từ 5-10 lần trong ngày với dấu hiệu phân có nhiều chất nhầy lẫn máu, đồng thời có các biểu hiện như mệt mỏi, nôn trớ, bú kém. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do vi khuẩn tấn công hệ tiêu hóa nhạy cảm của trẻ.
Nhiều trẻ đi ngoài phân lỏng, có bọt, chất nhầy vì chưa tiêu hóa hết thức ăn nạp vào cơ thể. Nguyên nhân chính là do trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa non nớt, men tiêu hóa chưa được hoàn chỉnh nên không đủ “năng suất” để tiêu thụ hết lượng đường trong sữa.
Xem thêm: Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt?
Trẻ sơ sinh khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn. Chẳng hạn như khi mẹ thay đổi nguồn sữa có thể làm trẻ bị tiêu chảy trong vài ngày. Đặc biệt với trẻ sơ sinh uống sữa công thức sẽ dễ đi phân có chất nhầy khi mẹ đổi sang sản phẩm sữa mới, nhạy cảm với hệ tiêu hóa của con.
Ngoài ra, nếu mẹ đổi cách cho con bú sữa mẹ cũng có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ khó “bắt nhịp” kịp. Những trẻ bú sữa mẹ đầu (có nhiều nước, vitamin, protein) và sữa cuối (nhiều năng lượng và dưỡng chất hơn) không đều sẽ hấp thu nhiều đường hơn, dẫn đến tình trạng phân xanh lá hoặc phân lỏng, có nhiều chất nhầy.
Xem thêm: Nên làm gì khi trẻ không hợp sữa công thức?
Trẻ có thể bị nhiễm Rotavirus do tiếp xúc trực tiếp với bề mặt có chứa virus. Loại virus gây ra nhiễm trùng đường ruột này tấn công vào hệ tiêu hóa của trẻ với tốc độ đáng lo ngại, từ đó làm trẻ bị đi ngoài, nôn ói, mất nước nghiêm trọng. Sau khi nhiễm Rotavirus, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt cao kèm theo nôn, khó chịu. Đồng thời, trẻ có thể đi ngoài lên tới 20 lần một ngày kèm với phân lỏng, có bọt, nhầy và màu xanh dưa cải.
Xem thêm: Các dấu hiệu mất nước ở trẻ bố mẹ cần chú ý
Nếu môi trường xung quanh trẻ không được đảm bảo vệ sinh thì hệ tiêu hóa của trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn bởi các loại vi khuẩn như E.coli, Salmonella, Shigella,.... Trẻ sẽ có dấu hiệu tiêu chảy, đi phân có nhầy, có máu kèm theo dấu hiệu sốt cao, buồn nôn.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy cũng có thể do mọc răng. Nguyên nhân là vì cơn đau do mọc răng kích thích ruột tiết nhiều chất nhầy. Đồng thời, tình trạng mọc răng khiến nước bọt tiết ra nhiều nhưng lại không được tiêu hóa, thải ra ngoài dưới dạng chất nhầy. Dù vậy, hiện tượng này khá phổ biến và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, trẻ đi ngoài có nhầy rất hiếm khi là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe. Dù vậy, trong một số trường hợp, trẻ đi phân nhầy, có mùi chua và trông to bất thường là biểu hiện trẻ mắc một số vấn đề về sức khỏe như:
• Vấn đề về tuyến tụy: Hoạt động của tuyến tụy không tốt làm trẻ không thể hấp thu hoặc tiêu hóa chất béo, từ đó trẻ đi phân có màu nhạt hoặc trắng kèm theo chất nhầy.
• Vấn đề về gan: Khi gan của trẻ có vấn đề sẽ xuất hiện dấu hiệu tiểu tiện không thường xuyên và da, mắt bị vàng. Một số ít trường hợp, trẻ đi phân có chất nhầy và màu nhạt, trắng.
• Bệnh khiến trẻ khó hấp thu dưỡng chất: Với những trẻ ăn dặm mắc các bệnh như xơ nang, Celiac, trẻ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa chất béo, dẫn đến tình trạng đi phân có chất nhầy.
Nếu trẻ đi phân có chất nhầy nhưng không đi kèm bất kỳ triệu chứng nào thì không phải dấu hiệu của bệnh. Tuy nhiên, khi có các dấu hiệu bất thường sau thì cần đưa trẻ đi khám:
Khi gặp tình huống trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy, mẹ có thể thực hiện các biện pháp xử lý được đề xuất như sau:
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về trẻ đi phân nhầy và lời giải:
Trẻ đi phân nhầy màu vàng có thể là tình trạng sinh lý bình thường. Thế nhưng nếu tần suất trẻ đi ngoài tăng đột ngột, kèm theo các dấu hiệu bất thường thì mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và có cách điều trị phù hợp.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu vô cùng nguy hiểm bởi đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiêu hóa. Do đó mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy là bất thường khi kèm theo quấy khóc liên tục, biếng ăn, bỏ bú, chậm tăng cân, sụt cân, khó ngủ,…
Khi gặp tình huống trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy, trước tiên mẹ nên giữ bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân và xử lý đúng cách. Nếu tình trạng không thuyên giảm, kèm theo dấu hiệu bất thường, mẹ nên đưa trẻ đi khám để có hướng điều trị phù hợp.