Nhảy đến nội dung
Hành trình kỳ diệu của em bé trong bụng mẹ - tháng thứ nhất

Hành trình kỳ diệu của em bé trong bụng mẹ - tháng thứ nhất

Một "em bé" nhỏ xíu như hạt mè đã tượng hình trong lòng mẹ rồi. Một hành trình kỳ diệu của mẹ và con đã bắt đầu. Mẹ phải làm gì để cùng "hạt mè nhỏ xíu" lớn lên? Chẳng cần gì lớn lao đâu, chỉ cần một “nguồn dinh dưỡng kép” cho cả mẹ và con là đủ!

1. Cảm nhận sự thay đổi của bé yêu một tháng trong bụng mẹ

Mọi thứ chỉ vừa mới bắt đầu, khi mang thai tháng đầu tiên cơ thể mẹ sẽ có những sự thay đổi nhất định, tuy nhiên chúng vẫn còn quá nhỏ để có thể nhận ra. Trong tuần thứ nhất, thai nhi mới chỉ là một hợp tử nhỏ bé sau khi đã trải qua quá trình thụ tinh thành công. Mẹ có tò mò về sự biến đổi của con không?

   • Những ngày cuối của tuần đầu tiên, con yêu vẫn chỉ bé như một đầu kim.

   • Ở tuần thứ 2, nước ối tích tụ xung quanh phôi thai tạo thành chiếc đệm êm ái cho “hành khách” nhỏ xíu trong bụng mẹ.

   • Ở tuần thứ 3, em bé sẽ lớn dần lên nhưng chỉ bằng kích thước 1 hạt hoa anh túc. Những cơ quan của bé cũng bắt đầu phát triển.

   • Ở tuần thứ 4, con yêu đã có kích thước bằng 1 hạt mè, phần đầu lớn lên nhanh hơn nên hình dáng của bé giống hệt những chú nòng nọc.

thai 1 tháng tuổi

 

2. Mẹ vẫn là mẹ, tự tin và duyên dáng

Khi bé con trong bụng mẹ được 1 tháng tuổi, có lẽ mẹ sẽ chẳng thể cảm nhận rõ rệt được những thay đổi xuất hiện trên cơ thể của mình. Ở mức độ vô cùng nhẹ nhàng, mẹ có thể cảm thấy:

   • Hơi uể oải, mệt mỏi, buồn nôn, bụng hơi căng cứng và đau hơn.

   • Những cơn cảm, sốt nhẹ cũng có thể đột ngột ghé thăm.

Tuy nhiên, mọi thứ mới đang chỉ ở bước khởi đầu nên mẹ đừng quá lo lắng, hãy đón nhận hành trình mang thai của mình một cách thật thoải mái! Việc mẹ cần làm là:

   • Tránh xa phiền muộn, đừng quá áp lực hay làm việc quá sức.

   • Duy trì vận động cơ thể nhẹ nhàng, thường xuyên đi dạo hoặc đơn giản là làm việc nhà sẽ giúp mẹ khỏe mạnh, con yêu có nền tảng phát triển nhanh chóng ở những giai đoạn quan trọng tiếp theo

>> Xem ngay: Sức khỏe tinh thần của mẹ bầu thay đổi như thế nào trong thai kỳ?

3. Dinh dưỡng kép cho mẹ và bé

Thông thường khi mang thai, mẹ vẫn giữ quan điểm chỉ muốn ăn những gì “vào con mà không vào mẹ”, đây là điều rất không nên. Lý do là vì con yêu cần có dưỡng chất để phát triển, lớn nhanh từng ngày thì chính bản thân mẹ cũng cần được tiếp thêm dinh dưỡng đầy đủ để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, đủ sức vượt cạn thuận lợi cũng như chăm sóc con sau khi ra đời. Vì thế, hãy tìm cho mình một “nguồn dinh dưỡng kép” có thể bổ sung trọn vẹn khoáng chất cho cả thai phụ và thai nhi.

thai 1 tháng tuổi như thế nào

 

Trong tháng đầu tiên, mẹ có thể vẫn chưa biết về sự có mặt của con trong bụng nên chỉ cần duy trì chế độ ăn cân đối, bình thường:

Dinh dưỡng cho mẹ:

   • Bổ sung thêm một loại sữa bầu giàu vitamin và khoáng chất

   • Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu folate như khoai tây, cam, măng tây,…

   • Bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin B6 như chuối, bơ đậu phộng, ngũ cốc nguyên hạt,… để giảm cảm giác mệt mỏi, ốm nghén.

   • Bổ sung thêm các loại thịt giàu chất đạm

   • Cố gắng tránh xa những thực phẩm có khả năng gây sẩy thai như đu đủ xanh, ba ba, rau răm, mướp đắng, dứa,…

   • Không nên uống nước dừa, ăn hải sản có lượng thủy ngân cao, thức ăn nhanh, đồ tái sống, đồ ngọt nhiều đường, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, chất kích thích,…

  >> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Dinh dưỡng cho bé:

   • Thai nhi rất cần folate để phát triển và nuôi dưỡng ống thần kinh đang hình thành

   • Thai nhi cũng rất cần các thực phẩm giàu axit béo như các loại hạt (mắc-ca, hướng dương, óc chó,..) để phòng ngừa nguy cơ dị tật.

   • Những thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, dâu tây,…) sẽ giúp thai nhi phát triển mạch máu, cơ và tạo bánh nhau vững chắc.

hình ảnh siêu âm thai nhi 1 tháng tuổi

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
chuẩn bị trước khi sinh

10 điều nên làm trước khi sinh

Những năm đầu có con sẽ thật tuyệt vời và đầy ý nghĩa. Dù vậy, cũng sẽ có những lúc đầy mệt mỏi và kiệt sức. Trước khi em bé chào đời, hãy tận dụng thời gian này để nuông chiều và làm một vài điều thật ý nghĩa cho bản thân.