Nhảy đến nội dung
bầu ăn gì để vào con

Ăn gì để vào con không vào mẹ? Bí quyết để thai nhi tăng cân tốt

Nên ăn gì để vào con không vào mẹ là băn khoăn của không ít bà bầu, nhất là với những ai lần đầu mang thai. Nếu cũng đang có thắc mắc này, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giúp bé yêu phát triển tốt mà mẹ vẫn kiểm soát cân nặng phù hợp.

1. Vì sao mẹ bầu tăng cân mà thai nhi lại thiếu chất?

Mẹ bầu tăng cân nhưng thai nhi lại thiếu chất có thể là do mẹ ăn nhiều, nhưng lại không khoa học, dẫn đến không đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này sẽ khiến thai nhi kém phát triển, nhẹ cân, dễ bị nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp. 

>> Thông tin thêm: Mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân khỏe mạnh?

Ngoài ra, tình trạng này còn có thể do mẹ bổ sung vitamin quá sớm hoặc thai nhi bị rau cuốn cổ, tử cung của mẹ quá nhỏ khiến thai nhi không đủ không gian cho bé phát triển.

2. Các dưỡng chất quan trọng cần bổ sung khi mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung các dưỡng chất sau:

  • Chất đạm: Mẹ cần bổ sung 75 - 100 g mỗi ngày, để hỗ trợ quá trình hình thành mô và cơ quan cho thai nhi, cũng như phát triển mô vú và tử cung của mẹ.
  • Canxi: Với canxi mẹ cần bổ sung thêm 1.000 mg mỗi ngày để giúp giảm nguy cơ loãng xương cho mẹ cũng như hỗ trợ phát triển hệ xương và răng của thai nhi.
  • Acid folic: Mẹ bầu cần tiêu thụ 600 mcg acid folic mỗi ngày để giúp thai nhi hoàn thiện hệ thần kinh và não bộ.
  • Sắt: Là dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho quá trình tăng trưởng của thai nhi cũng như giảm nguy cơ thiếu máu cho mẹ. Lượng sắt mà mẹ bầu nên bổ sung là 27 mg/ngày.
  • Omega-3: Trong giai đoạn mang thai, mẹ nên bổ sung khoảng 0,8 g omega-3 mỗi ngày. Omega-3 sẽ giúp mẹ duy trì sức khỏe ổn định, giảm nguy cơ sinh non, tiền sản giật. Với thai nhi, omega-3 là dưỡng chất quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thần kinh và thị giác.
  • Các loại vitamin: Tiêu thụ đủ lượng vitamin mỗi ngày (20 mcg vitamin D; 800 mg vitamin A;...) có thể hỗ trợ thai nhi phát triển hệ xương - răng, tăng sức đề kháng, hỗ trợ quá trình hoàn thiện các cơ quan thai nhi như mắt, tim, gan, phổi, thận,…

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu nên tăng cân thế nào?

Tăng cân khi mang thai phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức cân nặng trước khi mang thai của mỗi thai phụ. Để biết nên tăng bao nhiêu cân là phù hợp mẹ có thể dựa vào chỉ số BMI (Body Mass Index). Theo đó, nếu mẹ có tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI <18.5) cần tăng khoảng 25% so với cân nặng trước mang thai. Còn mẹ có tình trạng dinh dưỡng thừa cân (BMI >= 25) thì chỉ nên tăng khoảng 15%.

Thông thường, phụ nữ trưởng thành với mức cân nặng trung bình, để đảm bảo cho hoạt động hàng ngày và duy trì cân nặng thì cần khoảng 2.000 calo/ngày. Khi mang thai, tùy vào từng giai đoạn mà mẹ cần nạp thêm lượng calo cần thiết để có cân nặng lý tưởng, cụ thể như:

>> Tham khảo thêm: Bà bầu không tăng cân có sao không? Vì sao có tình trạng này?

3. Mẹ bầu nên ăn gì để vào con không vào mẹ?

Nếu đang băn khoăn mẹ bầu ăn gì để vào con, bé yêu phát triển tốt thì chắc chắn mẹ không thể bỏ qua các gợi ý sau: 

3.1. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, hạt sen, lúa mạch,... giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa của mẹ. Bên cạnh đó, nhờ hàm lượng đường thấp, ngũ cốc nguyên hạt không gây tình trạng tăng cân nhanh cho mẹ bầu. Vậy nên, mẹ bầu có thể an tâm bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống.

ăn gì để vào con không vào mẹ

3.2. Thịt nạc

Chế độ ăn vào con không vào mẹ không thể thiếu các loại thịt nạc như thịt bò, thịt gà, thịt lợn,... Đây là nguồn cung cấp nhiều protein, vitamin B6, B12, chất sắt,... giúp nâng cao sức khỏe thai phụ, hỗ trợ thai nhi phát triển mô cơ và dây thần kinh. Đặc biệt, nếu chế biến đúng cách thì thịt nạc là thực phẩm giúp mẹ bầu không bị tăng cân quá mức.

3.3. Các loại cá

Một đáp án khác cho câu hỏi mẹ bầu ăn gì để vào con đó là các loại cá như cá hồi, cá trắm, cá trích,... Trong những loại cá này chứa nhiều protein, vitamin nhóm A, D, omega-3 hỗ trợ trẻ tăng trưởng tốt về thể chất và trí não. Đồng thời, ăn cá còn giúp mẹ giảm lượng mỡ trong máu, ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ sinh non,... Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn một lượng cá vừa phải thôi nhé.

3.4. Rau xanh

Bổ sung rau xanh (bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, rau chân vịt,…) vào thực đơn là cách ăn vào con không vào mẹ. Rau xanh chứa dồi dào vitamin A, C, K, canxi, sắt, folate và kali có lợi cho hệ miễn dịch của thai nhi. Đồng thời, chất xơ trong rau xanh còn giúp mẹ bầu hạn chế bị táo bón, kiểm soát cân nặng và ngừa thừa cân.

>> Xem thêm: Bà bầu nên ăn rau gì?

3.5. Sữa và sản phẩm từ sữa

Ăn gì để vào con không vào mẹ? Sữa và các thực phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm mẹ không nên bỏ qua. Sữa không chỉ cung cấp protein mà còn giàu canxi, vitamin D, photpho, magie,... tốt cho quá trình phát triển của thai nhi, đồng thời giúp mẹ có sức khỏe tốt trong thai kỳ.

Mỗi ngày mẹ bầu nên uống khoảng 2 - 3 ly sữa bầu hoặc ăn thêm sữa chua không đường kết hợp với ngũ cốc, trái cây,...

Lưu ý là mẹ nên chọn sữa có chỉ số đường huyết thấp (GI) thấp để kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Gợi ý cho mẹ sữa bầu Friso® Gold Mum có chỉ số đường huyết thấp (GI=25), giúp mẹ kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ béo phì hay tiểu đường thai kỳ. Friso® Gold Mum còn mang đến hệ dưỡng chất dành riêng cho bé như axit folic, canxi, DHA,... hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. 

Bên cạnh đó, sữa giúp mẹ tiêu hóa dễ dàng và có thêm nhiều năng lượng cho hành trình thai kỳ nhờ thành phần magie và các vitamin nhóm B. Friso® Gold Mum còn có vị sữa thanh nhạt, thơm ngon, giúp mẹ uống sữa ngon miệng, không bị nghén.

mẹ bầu ăn gì để vào con

>> Mẹ tham khảo thông tin chi tiết và đặt mua Friso® Gold Mum chính hãng TẠI ĐÂY.

3.6. Trứng

Mẹ bầu nên thêm vào thực đơn các món ăn từ trứng để bổ sung các chất như vitamin D giúp ngăn ngừa tiền sản giật; omega-3 và Choline hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển não bộ của bé. Ngoài ra, trứng còn giúp chế độ ăn uống thêm cân bằng, kiểm soát cân nặng trong thai kỳ hiệu quả.

3.7. Các loại đậu

Các loại đậu cung cấp nhiều protein, sắt, folic, canxi, kẽm,... hỗ trợ quá trình phát triển và hoàn thiện hệ cơ, xương, máu và cân nặng của thai nhi. Đặc biệt, chất xơ trong đậu còn giúp mẹ bầu hạn chế bị táo bón, kiểm soát cân nặng.

3.8. Trái cây

Những loại trái cây như cam, quýt, dâu tây, việt quất,... cũng rất tốt cho sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu. Theo đó, trong trái cây có nhiều vitamin (chẳng hạn như vitamin A, B, C), khoáng chất (chẳng hạn như canxi, kẽm, kali, magie) và beta-carotene,...  vừa hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các cơ quan, vừa giúp mẹ bầu phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, tiền sản giật…. Đặc biệt, trái cây có rất ít calo nên mẹ thể yên tâm bổ sung mà không phải lo ngại vấn đề tăng cân, béo phì.

cách ăn vào con không vào mẹ

4. Các loại thực phẩm mẹ bầu nên hạn chế

Để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con, mẹ bầu cũng nên hạn chế thêm các thực phẩm dưới đây vào thực đơn:

  • Thức ăn nhanh, nhiều gia vị như pizza, khoai tây chiên,...
  • Thức ăn sống như cá sống, trứng sống,...
  • Bia rượu, cà phê.
  • Các loại trái cây như đu đủ xanh, dứa, nhãn, vãi,...
  • Món ăn để qua đêm, ôi thiu, biến chất.
  • Các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá kình,...
  • Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo dẻo,...
chế độ ăn vào con không vào mẹ

>> Bài viết liên quan: Những thực phẩm mẹ bầu nên tránh xa

5. Cách ăn vào con không vào mẹ

Để ăn uống khoa học, dưỡng chất vào con không vào mẹ, bà bầu nên: 

  • Chia nhỏ bữa ăn: Mẹ bầu nên ăn 6 bữa nhỏ mỗi ngày nhằm làm giảm áp lực cho dạ dày, giúp mẹ giảm ốm nghén, đồng thời duy trì lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà không gây tăng cân nhanh.
  • Ăn đa dạng thực phẩm: Mẹ nên đảm bảo chế độ ăn đa dạng, đủ 4 nhóm chất (gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất) để giúp thai nhi hấp thụ đầy đủ chất hơn từ mẹ.
  • Ăn chậm nhai kỹ: Mẹ bầu nên hình thành thói quen ăn chậm nhai kỹ để có thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn, đồng thời giảm lượng calo nạp vào cơ thể, từ đó kiểm soát cân nặng tốt hơn.
  • Uống nhiều nước: Mẹ bầu nên uống hơn 3 lít (12 cốc) nước mỗi ngày nhằm ngăn ngừa tình trạng mất nước, đồng thời kiểm soát tốt chỉ số cân nặng.
  • Hạn chế các loại thực phẩm không lành mạnh: Phụ nữ mang thai nên tránh các thức ăn chứa nhiều vi chất, đồ ngọt, hải sản sống, các món cá chứa thủy ngân cao, rượu, bia,...
ăn gì vào con không vào mẹ

6. Gợi ý thực đơn đủ dưỡng chất để vào con không vào mẹ

Dưới đây là gợi ý một số thực đơn bổ dưỡng cho mẹ bầu:

Thực đơn 1

  • Bữa sáng: Miến gà, sữa bầu.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, canh chua nấu cá hồi, su su xào trứng, dưa lưới, yaourt trái cây dằm.
  • Bữa tối: Cơm trắng, cá hú kho thơm, bông bí xào tôm, canh tần ô thịt bằm, bưởi, sữa bầu.

Thực đơn 2

  • Bữa sáng: Bánh canh cua, sữa bầu.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, bò nấu khoai tây đậu Hà Lan, canh ngót tôm khô, su su xào cà rốt, xoài chín, súp cua trứng cút.
  • Bữa tối: Cơm trắng, cá chép chưng tương, canh rong biển thịt băm, cải thìa xào dầu hào, quýt, sữa bầu.

Thực đơn 3

  • Bữa sáng: Hủ tiếu, sữa bầu.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, mực xào cần cà, canh cua rau đay, su su luộc, nho, đậu hũ nước gừng.
  • Bữa tối: Cơm trắng, gà rim me, canh cà chua trứng, bông hẹ xào, táo, sữa bầu.

Trên đây là thông tin giải đáp chi tiết thắc mắc mẹ bầu ăn gì để vào con không vào mẹ. Hy vọng sau khi tham khảo, mẹ có thể xây dựng một thực đơn hợp lý, giúp thai nhi có đầy đủ chất mà mẹ không tăng cân vượt mức.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
bầu 3 tháng cuối ăn gì để vào con

Mẹ bầu 3 tháng cuối ăn gì để vào con, mẹ khỏe mạnh?

Mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để vào con, lại không khiến mẹ tăng cân là nỗi băn khoăn của không ít người. Vậy mẹ còn chần chừ gì nữa mà không cùng Friso khám phá dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ trong bài viết dưới đây!