Nhảy đến nội dung
bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy

Vì sao cần bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy và cần lưu ý gì?

Ngoài bù nước và bù điện giải, bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy là một việc làm cần thiết. Vì kẽm là khoáng chất đảm nhiệm vai trò kích thích hoạt động tiêu hóa và tăng khả năng miễn dịch. Từ đó, giúp trẻ ăn uống ngon miệng và hồi phục nhanh hơn. 

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc nước với tần suất đi ngoài nhiều bất thường (trên 3 lần/ngày). Có 3 dạng tiêu chảy phổ biến là tiêu chảy kéo dài (>14 ngày), tiêu chảy cấp (<14 ngày) và hội chứng lỵ (đi phân có dịch nhầy và máu), xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản như nhiễm khuẩn, viêm ruột, dị ứng sữa mẹ/sữa công thức/thực phẩm…  

Trẻ bị tiêu chảy phải đối mặt với vô vàn nguy cơ nghiêm trọng như rối loạn điện giải, sốc mất nước, suy thận, hạ đường huyết… Vậy nên, ngay khi nhận thấy một số dấu hiệu khác thường như số lần đi ngoài tăng; phân mùi tanh, có bọt, màu sắc lạ (như xanh, đen, lẫn máu…); bị sốt; biếng ăn; buồn nôn hoặc nôn trớ thì mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và chữa trị kịp thời.  

2. Tại sao cần bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy? 

Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mẹ cần biết nếu bổ sung kẽm đúng cách cho trẻ tiêu chảy: 

2.1. Rút ngắn thời gian tiêu chảy

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích mẹ nên sử dụng kẽm cho trẻ tiêu chảy cấp với mục đích giảm lượng nước trong phân và rút ngắn thời gian bị tiêu chảy. Qua đó, ngăn ngừa nguy cơ mất điện giải và mất nước. 

2.2. Tăng khả năng hồi phục cho đường ruột

Đường ruột của trẻ bị tiêu chảy đang tổn thương nghiêm trọng và cực kỳ nhạy cảm. Do vậy, song song bù nước và bù điện giải, bổ sung khoáng chất kẽm kịp thời là cách giúp hệ tiêu hóa yếu ớt phục hồi nhanh chóng và kích thích lại cảm giác thèm ăn ở trẻ.

bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy 2

 

2.3. Giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy

Thiếu kẽm có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu, dẫn tới nguy cơ tiêu chảy do virus (hoặc vi khuẩn) lần nữa cao hơn. Do đó, nếu bổ sung kẽm đúng lượng, đúng liều thì con có “tấm chắn” đề kháng vững vàng trước những tác nhân gây rối loạn tiêu hóa và làm gián đoạn quá trình phát triển ổn định. 

3. Lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Kẽm là khoáng chất cơ thể không thể tự sản xuất nên mẹ cần nắm rõ nguyên tắc bổ sung quan trọng sau đây: 

3.1. Hàm lượng phù hợp với độ tuổi

Lượng kẽm cần bổ sung vào cơ thể mỗi ngày thay đổi tùy theo độ tuổi. Cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng tuổi cần 2mg/ngày.
  • Trẻ sơ sinh 7 - 12 tháng tuổi và trẻ nhỏ 1 - 3 tuổi cần 3 mg/ngày. 
  • Trẻ em 4 - 8 tuổi cần 5mg/ngày. 
  • Trẻ em 9 - 13 tuổi cần 8mg/ngày.   
  • Trẻ 14 - 18 tuổi cần 9 - 11mg/ngày. 

3.2. Ưu tiên bổ sung kẽm từ thực phẩm

Với trẻ bú mẹ, sữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm chất lượng và đáp ứng tối đa nhu cầu kẽm mỗi ngày của trẻ, với khoảng 0.9 - 3mg kẽm chỉ trong 1 lít sữa. Theo đó, để có đủ hàm lượng kẽm bổ sung cho con hàng ngày, mẹ nên tiêu thụ đa dạng thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, bào ngư, thịt đỏ, thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa…

Với trẻ dùng sữa công thức, mẹ cân nhắc chọn sữa công thức giàu kẽm với đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên là gợi ý lý tưởng để trẻ sơ sinh tiêu hóa khỏe và bắt kịp đà tăng trưởng ổn định.

3.3. Bổ sung kẽm đúng thời điểm 

Trước bữa trưa và bữa tối 1 giờ đồng hồ hoặc sau mỗi bữa sáng - trưa - tối 2 giờ đồng hồ là những thời điểm bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy tốt nhất. Lý do là tiêu thụ kẽm khi bụng đói sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng đầy bụng, chướng bụng và rối loạn tiêu hóa. 

3.4. Tránh ăn thực phẩm giàu axit phytic khi dùng kẽm

Axit Phytic là một chất tự nhiên trong các loại hạt, quả hạch đậu, ngũ cốc… và có khả năng làm suy giảm sự hấp thụ kẽm, sắt và canxi của cơ thể. Vì vậy, không nên dùng kẽm song song thực phẩm chứa Axit Phytic để tránh làm giảm sút công dụng của khoáng chất này. 

3.5. Sử dụng viên kẽm theo chỉ định bác sĩ

Trong trường hợp mẹ muốn bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy bằng thuốc hoặc viên uống, hãy chủ động tham vấn ý kiến bác sĩ cẩn thận về thời gian và cách dùng. Qua đó, đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của con. 

4. Một số thắc mắc thường gặp khác

Sau đây, Friso sẽ hỗ trợ mẹ giải đáp một vài câu hỏi liên quan đến việc cho trẻ tiêu chảy dùng kẽm: 

4.1. Làm thế nào để nhận biết trẻ bị thiếu kẽm?

Nếu bé con có các biểu hiện bất thường như tiêu chảy mạn tính, chậm lớn, còi cọc, tóc rụng, khó ngủ… thì khả năng cao con đang bị thiếu kẽm. 

4.2. Cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày tốt nhất?

Buổi sáng là thời điểm tốt nhất cho mẹ bổ sung kẽm vì lúc này, cơ thể con có đủ thời gian chuyển hóa và hấp thu hết lượng kẽm nạp vào. Ngược lại, mẹ hạn chế “nạp” kẽm vào buổi tối, bởi có thể khiến con khó ngủ, ngủ ít. Nguyên do là hệ tiêu hóa và đường ruột phải hoạt động quá sức để tiêu hóa kẽm.   

 

Mong rằng những chia sẻ chia sẻ liên quan đến bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy trong bài viết giúp mẹ nuôi dưỡng hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đúng cách. Từ đó, hỗ trợ con phát triển ổn định, bắt kịp đà tăng trưởng.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy

Cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy đúng chuẩn, hiệu quả nhanh

Áp dụng những cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy là một trong các phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy mà mẹ cần thực hiện. Hãy cùng Friso tìm hiểu 4 cách bổ sung nước cho trẻ bị tiêu chảy hiệu quả và một số lưu ý qua bài viết dưới đây nhé!