Nhảy đến nội dung
cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy

Cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy đúng chuẩn, hiệu quả nhanh

Áp dụng những cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy là một trong các phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy mà mẹ cần thực hiện. Hãy cùng Friso tìm hiểu 4 cách bổ sung nước cho trẻ bị tiêu chảy hiệu quả và một số lưu ý qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tại sao cần bù nước cho trẻ bị tiêu chảy?

Tiêu chảy sẽ dễ làm trẻ rơi vào trạng thái mất nước, nếu để tình trạng này kéo dài không những khiến con mệt mỏi, cơ thể suy yếu mà còn dẫn đến một số tình trạng nguy hiểm như suy thận gấp, suy hô hấp, trụy tim,... Do đó, bố mẹ cần áp dụng các cách bù nước để phục hồi nhanh lượng nước và chất điện giải đã mất, đồng thời cải thiện tình trạng tiêu chảy, hỗ trợ con hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn.

2. Khi nào mẹ cần bù nước cho trẻ bị tiêu chảy?

Như đã phân tích ở trên, tình trạng mất nước do tiêu chảy sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, bố mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu mất nước ở trẻ để có giải pháp điều trị kịp thời. 

Phụ huynh có thể nhận biết con mất nước do tiêu chảy thông qua các dấu hiệu như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, nhịp thở nhanh, đi tiểu ít hơn 6 lần trong 24 giờ, mắt trũng sâu, khô môi, khô miệng, khàn tiếng, không có nước mắt chảy ra khi con khóc, cáu gắt.

cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy 2

 

3. Các cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy hiệu quả nhanh mẹ nên biết

Để khắc phục tình trạng mất nước cho trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ có thể áp dụng 5 cách sau đây:

3.1. Bổ sung sữa cho con

Bổ sung sữa là giải pháp hiệu quả nhất mà mẹ nên áp dụng để khắc phục tình trạng mất nước do bị tiêu chảy của trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn con dưới 6 tháng tuổi. Theo đó, mẹ nên tăng tần suất cho con bú hoặc cho con uống thêm sữa công thức (trường hợp không có đủ sữa) để bù lại lượng nước đã mất.

Trong trường hợp bổ sung sữa công thức, các mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên, giàu chất xơ và để vừa bổ sung lượng nước cần thiết vừa hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

3.2. Uống nhiều nước ấm

Trường hợp trẻ trên 6 tháng tuổi bị tiêu chảy mẹ có thể cho con uống thêm nhiều nước ấm. Cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy này sẽ giúp hồi hoàn lượng nước đã mất và không để tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, vào mỗi độ tuổi trẻ sẽ cần bù lượng nước khác nhau cụ thể như:

  • Với trẻ từ 6 -12 tháng: Mẹ cần bổ sung cho con ½ -1 ly nước/ngày (250ml/ly).
  • Trẻ từ 1-8 tuổi: Lượng nước cần bổ sung sẽ tương ứng theo độ tuổi, ví dụ trẻ 1 tuổi uống 1 ly nước/ngày (250ml/ly), 2 tuổi uống 2 ly nước/ ngày (250ml/ly),...

Ngoài việc cho con uống thêm nước, mẹ cũng nên cho trẻ ăn các món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo,... có chứa đủ dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy, tránh làm tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn.

>> Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy nên ăn cháo gì? 7 món cháo giúp bé nhanh hồi phục

3.3. Cho con dùng dung dịch Oresol để bù chất điện giải

Uống thêm dung dịch Oresol là giải pháp nhằm bù lại lượng nước và điện giải đã mất do tiêu chảy thích hợp áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Theo đó, khi bổ sung dung dịch Oresol cho trẻ mẹ cần chú ý một vài điều sau:

Tỷ lệ pha dung dịch Oresol và nước đúng

Loại gói nhỏ (41g) được chỉ định pha với 200ml nước ấm. Còn loại gói Oresol to (27.9g) phải pha đủ với 1 lít nước sôi để nguội.

Liều dùng Oresol cho trẻ em

Đối với trẻ em, liều dùng dung dịch Oresol được khuyến nghị như sau:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: Bổ sung khoảng 50ml Oresol sau mỗi lần đi ngoài.
  • Trẻ từ 2 - 6 tuổi: Mẹ cho con uống khoảng 10ml dung dịch sau mỗi lần đi ngoài.
  • Trẻ từ 6 - 10 tuổi: Trẻ nên uống khoảng 150ml Oresol sau mỗi lần đi ngoài.
cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy 5

 

3.4. Bổ sung loại dịch tương đương Oresol 

Ngoài cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy bằng Oresol, mẹ cũng có thể cho con uống thêm các loại nước có tác dụng tương đương Oresol như:

  • Nước cháo muối: Mẹ đun nhừ 50g gạo, 3.5g muối và 6 chén nước rồi lọc lấy nước cho trẻ uống dần.
  • Nước gạo rang muối, đường: Nấu nhừ 50g gạo rang và 6 chén nước rồi lọc lấy nước. Sau đó cho thêm 8 muỗng cà phê đường, 3.5g cà phê muối và cho trẻ uống dần.
  • Nước chuối, hồng xiêm: Mẹ xay 5 quả hồng xiêm hoặc chuối với 1 lít nước ấm và 3.5g muối rồi cho trẻ uống dần.

4. Một số lưu ý khi bù nước cho trẻ bị tiêu chảy

Để quá trình bù nước cho trẻ mang lại hiệu quả như mong muốn, bố mẹ cần lưu ý 5 vấn đề sau đây:

  • Cho trẻ uống từng ngụm nước nhỏ: Khi cho trẻ uống nước, mẹ nên cho con uống từng ngụm nhỏ, chậm rãi.
  • Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc: Bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy nhằm tránh tình trạng rối loạn điện giải gây tử vong.
  • Không pha thêm đường vào dung dịch Oresol: Đường và các loại nước ngọt có gas, nước trái cây đóng hộp sẽ làm mất cân bằng tỷ lệ các chất điện giải trong Oresol, gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng.
  • Thời điểm nên đưa trẻ đến cơ sở y tế: Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sau đi bù nước, mẹ nên mang con đến cơ sở y tế được được thăm khám ngay. Còn với trẻ trên 6 tháng tuổi thì có thể tiếp tục theo dõi và đưa đến gặp bác sĩ để kiểm tra nếu tình trạng mất nước trở nặng hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm.

 

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin hữu ích về các cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy. Các mẹ nên tham khảo và áp dụng để cải thiện kịp thời tình trạng mất nước và điện giải cho con. Trong trường hợp dấu hiệu bệnh trở nặng, mẹ nên  mang trẻ đi gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và áp dụng giải pháp điều trị hiệu quả hơn.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và tránh ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Khi nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ ăn của mẹ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa và hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, để bảo vệ đường ruột khỏe mạnh cho con, mẹ hãy nắm rõ đâu là thực phẩm nên và không nên sử dụng trong bài viết dưới đây!