Các loại vitamin tăng đề kháng cho bé và cách bổ sung hiệu quả
Đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể trước quá trình xâm nhập và t.... read more
Rửa mũi đúng cách mang đến rất nhiều lợi ích cho bé yêu như:
Mũi có khả năng tự tiết dịch để làm ẩm, tránh bị khô. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chẳng hạn khi bị vi khuẩn hoặc vi rút tấn công, dịch mũi của bé sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường, khiến con nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè,…
Lúc này, vệ sinh mũi có tác dụng loại bỏ chất nhờn (dịch mũi), vi khuẩn, virus,... Nhờ đó giúp bé cảm thấy hô hấp thoải mái và dễ chịu hơn, đồng thời ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn trong đường thở.
Rửa mũi đúng cách giúp loại bỏ chất nhờn, dị vật, vi khuẩn, virus trong mũi,... Điều này có tác dụng hạn chế các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể, từ đó giảm nguy cơ ốm vặt cho trẻ.
Dù rửa mũi có nhiều lợi ích trong việc loại bỏ các tác nhân gây hại, giảm nguy cơ ốm vặt ở trẻ nhưng đây cũng chỉ là phương pháp can thiệp từ bên ngoài. Để bảo vệ trẻ từ bên trong, mẹ cần ưu tiên tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho con. Trong đó, bổ sung đề kháng cho con qua sữa là một trong những gợi ý mà bố mẹ không nên bỏ qua.
Hiểu được mong muốn của bố mẹ muốn con khỏe mạnh từ bên trong, Friso Gold Pro mới nay đã có thêm BioPro+. Hệ dưỡng chất này bao gồm HMO, Probiotic, và GOS, giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột cho trẻ khỏe mạnh hơn. Từ đó tăng cường nền tảng đề kháng tự nhiên bởi có đến 70% tế bào miễn dịch của bé nằm ở đường ruột.
>> Mẹ xem thêm thông tin và đặt mua Friso Gold Pro chính hãng TẠI ĐÂY!
Khi trẻ gặp phải các dấu hiệu dưới đây, mẹ nên tiến hành vệ sinh mũi cho con:
Để giúp trẻ loại bỏ bụi bẩn, không bị nghẹt mũi, sổ mũi, mẹ có thể áp dụng một số cách vệ sinh mũi cho trẻ sau:
Sử dụng nước muối sinh lý sẽ làm lỏng và giảm bớt chất nhầy tích tụ dày đặc trong đường thở của con. Để thực hiện cách này mẹ hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Đặt trẻ nằm yên, để đầu con cao hơn phần thân người một chút.
Bước 2: Nhỏ từ 2 - 3 giọt dung dịch nước muối vào mũi trẻ rồi đợi 30 - 60 giây.
Bước 3: Nghiêng người con sang một bên để làm ráo mũi, lấy khăn giấy thấm nước mũi.
Bước 4: Nhẹ nhàng lau xung quanh lỗ mũi mà không xâm nhập sâu vào lỗ mũi. Làm sạch ống nhỏ sau mỗi lần sử dụng.
Để rửa mũi cho trẻ đúng cách bằng ống bơm, mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đặt trẻ ở tư thế ngồi, sau đó bóp không khí ra khỏi ống bơm đồng thời giữ tay cầm.
Bước 2: Mẹ đặt đầu ống bơm ngay bên trong lỗ mũi nhưng không đưa vào quá sâu rồi thả tay cầm để hút chất nhầy ra.
Bước 3: Sau đó đưa ống tiêm ra khỏi lỗ mũi của trẻ và thấm chất nhầy bằng khăn giấy.
Bước 4: Vệ sinh ống bơm bằng nước sạch trước khi sử dụng lại.
Đây là cách rửa mũi cho trẻ ít gây xâm lấn đến mũi, đồng thời cũng mang đến hiệu quả vệ sinh cao và dễ sử dụng.
Bước 1: Mẹ cho con nằm ngửa trên giường, đặt đầu trẻ hơi nghiêng về một bên và dùng tay cố định đầu của trẻ.
Bước 2: Mẹ đưa đầu lọ nước muối/ dụng cụ nhỏ mũi vào gần lỗ mũi của trẻ.
Sau đó từ từ nhỏ 1 - 2 giọt vào mũi con để tạo độ ẩm, giúp các chất nhầy loãng ra và dễ hút hơn.
Bước 3: Đợi từ 1 - 2 phút cho nước muối ngấm vào, sau đó sử dụng tăm bông hoặc khăn bông thấm nhẹ các phần dịch tiết ra trong lỗ mũi trẻ. Lưu ý, không nên ngoáy mạnh hoặc đưa sâu vào trong mũi.
Bước 4: Nếu mũi trẻ có nhiều dịch nhầy ứ đọng thì sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để hút hết các phần dịch này ra ngoài.
Bước 5: Dùng khăn bông ẩm để lau khô xung quanh mũi của con. Lúc vệ sinh, phụ huynh hãy chú ý thực hiện đúng các bước trên để không gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
Khi áp dụng cách xông hơi dịch nhầy sẽ trở nên loãng và dễ bị trục xuất ra ngoài hơn. Để thực hiện đúng mẹ nên dựa theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Mẹ hãy mở vòi nước nóng trong phòng tắm trong vài phút cho đến khi căn phòng có nhiều hơi nước.
Bước 2: Sau đó mẹ ngồi cùng con trong phòng tắm một khoảng thời gian để giúp dịch nhầy loãng rồi dùng tăm bông để lấy phần dịch ra ngoài.
Đối với trẻ, nếu muốn thực hiện cách vệ sinh mũi này thì cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc phòng khám tai mũi họng uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Bởi nếu bố mẹ tự thực hiện thao tác này có thể khiến dịch mũi lên vùng tai gây nên viêm tai giữa.
>> Xem thêm: Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì?
Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà phụ huynh nên nắm rõ để rửa mũi an toàn, hiệu quả cho trẻ:
Vệ sinh mũi cho trẻ quá nhiều sẽ khiến mũi con bị khô rát và làm mất cân bằng độ ẩm. Qua đó sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và gây ra viêm nhiễm. Vậy phải rửa mũi cho trẻ ngày mấy lần? Tùy theo điều kiện mũi của trẻ hoặc theo chỉ định của bác sĩ, bố mẹ có thể vệ sinh mũi cho trẻ từ 2 - 5 lần/ngày.
Rửa mũi cho trẻ sau khi ăn hoặc bú sữa mẹ, con sẽ rất dễ bị buồn nôn và có thể bị trớ sữa. Còn nếu vệ sinh mũi trong khi trẻ đang ngủ, nước muối rất dễ đọng lại bên trong và chảy ngược tới các cơ quan khác (họng, tai) có thể gây ra bệnh viêm đường hô hấp hay viêm tai giữa. Vì thế mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ trước khi cho trẻ ăn và trước khi ngủ.
Quá trình vệ sinh nên diễn ra nhẹ nhàng, đặc biệt là khi sử dụng ống bơm. Bởi khi hút chất nhầy quá mạnh sẽ khiến các mô nhỏ bên trong mũi vỡ ra, dẫn chảy máu và làm cho tình trạng khó thở của bé trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, khi vệ sinh mũi cho bé, mẹ cần chú ý:
Rửa mũi cho trẻ sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây hại, từ đó giảm nguy cơ nhiễm bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cần rửa mũi cho con đúng cách, trong trường hợp cần thiết, tránh lạm dụng vì có thể gây tổn thương vùng mũi của con.