Cách chơi với trẻ sơ sinh giúp con phát triển trí não tốt
Những năm tháng đầu đời là mốc quan trọng quyết định đến sự phát triển.... read more
Trước mỗi lần tắm cho trẻ, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết, cụ thể:
• Đồ dùng cá nhân: Quần áo, tã giấy, khăn, tắt chân, bao tay, mũ.
• Chậu tắm: 2 chậu (một để tắm, một để xả sạch sau khi tắm).
• Dầu tắm: Chỉ nên chọn sữa tắm, dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh, tốt nhất nên dùng dầu tắm hữu cơ - Organic, không chất hóa học, không chất tạo màu và tạo mùi.
• Dụng cụ vệ sinh: Tăm bông, bông gòn, cồn 70 độ hay dung dịch Povidin 10%.
• Nước tắm: Pha nước ấm khoảng 36 - 37 độ C, mẹ có thể dùng dụng cụ đo nhiệt độ nước hoặc dùng tay kiểm tra.
• Phòng tắm: Phải chuẩn bị phòng tắm kín gió, đủ ánh sáng, nhiệt độ khoảng 29 - 30 độ C.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng trên, mẹ hãy chuyển qua bước tắm bé. Cách tắm bé sơ sinh đúng nhất sẽ được giới thiệu ở nội dung tiếp theo, các mẹ cùng tham khảo nhé!
Trước khi bắt đầu tắm cho bé sơ sinh mẹ hãy đặt con lên một mặt phẳng, cởi quần áo, tã giấy cho bé rồi thực hiện theo hướng dẫn sau:
Để con cảm thấy thoải mái khi tắm, mẹ hãy bế bé trên cánh tay trái hoặc phải, đầu bé nằm gọn trong lòng bàn tay mẹ. Phần lưng nằm trên cánh tay của mẹ còn mông của con đặt lên đùi của mẹ.
Trong lúc tắm, mẹ hãy dùng tay không thuận để đỡ gáy và cổ của con, còn tay thuận thì làm vệ sinh cơ thể bé. Với tư thế này, bé sẽ được giữ an toàn và vững chắc trong tay của mẹ, đồng thời thao tác vệ sinh cũng được thực hiện thuận lợi.
Rửa mặt cho con chính là bước tiếp theo mẹ cần thực hiện trong quy trình tắm cho bé sơ sinh. Cụ thể mẹ dùng khăn mềm thấm nước ấm, vắt khô rồi lần lượt lau mắt, sống mũi, tai và toàn bộ vùng mặt cho bé. Các động tác phải thật nhẹ nhàng và chỉ nên dùng loại khăn bông mềm để tránh tổn thương làn da non nớt của con.
Sau bước rửa mặt, mẹ hãy chuyển qua bước gội đầu con. Quá trình gội đầu thực hiện như sau:
• Bước 1: Mẹ quấn khăn quanh người con rồi dùng ngón tay cái và ngón tay giữ của bàn tay trái bịt lỗ tai nhằm tránh nước vào tai bé.
• Bước 2: Mẹ dùng tay phải dội ít nước lên tóc bé rồi cho dầu gội lên và xoa nhẹ nhàng, đều tay để lấy đi những tế bào chết có trên da.
• Bước 3: Sau đó, mẹ dùng thêm ít nước ấm để rửa sạch lại đầu rồi lau khô tóc cho bé bằng khăn mềm.
Cuối cùng là quy trình tắm toàn thân cho bé sơ sinh, các thao tác đơn giản như sau:
• Bước 1: Mẹ thả bé từ từ vào chậu tắm, lúc này tai trái mẹ vẫn đỡ phần cổ của con.
• Bước 2: Mẹ cho ít nước ấm lên mình con rồi xoa sữa tắm lên sau. Trong lúc tắm mẹ chú ý vệ sinh sạch vùng kín, bẹn, khủy tay, khủy chân, mông, nách,... Lưu ý, mẹ tuyệt đối không nên chạm vào vùng rốn của bé.
• Bước 3: Sau khi tắm xong, mẹ nhấc bé lên và chuyển con sang chậu tắm chứa nước sạch. Lúc này mẹ hãy dùng nước ấm sạch rửa sơ qua các bộ phận trên một lần nữa.
• Bước 4: Cuối cùng hãy bế bé đặt lên một tấm khăn khô đã trải sẵn.
Sau khi tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ lần lượt thực hiện các việc sau:
• Dùng khăn mềm lau khô người bé, tóc, kẽ tay, kẽ chân cùng như các nếp gấp da như nách, bẹn, khủy tay, khủy chân,...
• Sau đó dùng bông gòn ẩm lau sạch bộ phận sinh dục, bẹn, mông cho bé. Riêng bé gái cần lau từ trước ra sau để tránh tình trạng nhiễm khuẩn vùng kín.
• Tiếp theo, mẹ nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý vào mắt, mũi của con rồi nhẹ nhàng lau sạch. Đồng thời cũng nhỏ dung dịch vào miếng rơ lưỡi và vệ sinh lưỡi cho bé.
• Tiếp đến mẹ nên dùng cồn 70 độ để sát trùng rốn cho con (lau qua 1 vòng, không lau qua lau lại) và nhẹ nhàng thay băng rốn cho trẻ. Lúc này, nếu mẹ phát hiện phần rốn trẻ sưng tấy, có mủ thì hãy đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.
• Cuối cùng, mặc áo và quần tã cho con (mẹ có thể bôi thêm kem chống hăm cho trẻ) rồi đi tất cho trẻ là hoàn thành.
>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh rốn đã rụng cho trẻ sơ sinh
Khi tắm cho bé sơ sinh, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Tần suất tắm cho bé sơ sinh sẽ thay đổi tùy vào thời tiết cũng như trạng thái cơ thể của con. Theo đó:
• Vào mùa hè: Mẹ có thể cho trẻ sơ sinh tắm 1 lần/ngày. Vì lúc này thời tiết khá nóng khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi, khiến con khó chịu nên tắm thường xuyên sẽ giúp bé thoải mái hơn.
• Vào mùa đông: Thời điểm này trẻ ít ra mồ hôi nên thay vì tắm thường xuyên mẹ hãy chuyển thành lau người bằng nước ấm cho con 1 lần/ngày và tắm 2-3 ngày 1 lần.
Bố mẹ nên cho con tắm vào lúc có ánh nắng mặt trời ấm áp, tốt nhất là vào khoảng 10 - 11 giờ sáng hoặc 3 - 4 giờ chiều.
Riêng vào mùa hè, mẹ có thể tắm cho con vào buổi chiều hoặc tối từ 16 - 20 giờ. Còn vào mùa đông thì tắm từ 10 - 16 giờ là hợp lý.
Lưu ý:
• Mẹ không nên tắm cho con khi vừa bú xong vì bé dễ bị nôn trớ thức ăn. Thay vào đó hãy chờ khoảng 2 giờ sau để cơ thể con hấp thụ và tiêu hóa dưỡng chất rồi hãy tắm.
• Mẹ có thể tắm con vào khoảng thời gian trước giờ ngủ (một trong những giấc ngủ phụ vào ban ngày), để con có được tinh thần sảng khoái dễ vào giấc, ngủ sâu hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Top các mẹo giúp bé ngủ ngon vào ban đêm cực hiệu quả
Theo các chuyên gia, mẹ không nên tắm cho bé sơ sinh quá lâu trong nước. Cụ thể:
• Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng: Mẹ chỉ nên cho con tắm lâu nhất là 4 - 5 phút/lần tắm.
• Trẻ sơ sinh ngoài 3 tháng tuổi: Thời gian tắm không được kéo dài quá 10 phút.
Lưu ý: Thời gian tắm cho con nên thay đổi linh hoạt dựa vào thời tiết (nóng/lạnh), thời điểm tắm và sức khỏe của trẻ.
Nhiệt độ lý tưởng nhất để tắm cho trẻ sơ sinh là ở khoảng 38 độ C. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ của nước bằng dụng cụ đo nhiệt, cùi chỏ hoặc mặt trong của cổ tay. Khi tắm, mẹ nên đổ trước 5cm nước ấm vào chậu, sau đó tiếp tục đổ từ từ nước ấm lên cơ thể con trong suốt quá trình tắm để giữ thân nhiệt ổn định cho bé.
Ngoài nhiệt độ tắm phù hợp, mẹ còn cần chú ý đến không gian phòng tắm cho trẻ sơ sinh. Theo đó, nhiệt độ phòng tắm và nước tắm phải tương đương nhau, luôn duy trì ở mức 36 - 38 độ C (cả mùa hè và mùa đông) để tránh trẻ bị sốc nhiệt.
Đồng thời, mẹ nên chọn phòng tắm kín gió tránh nơi có cửa sổ để tránh gió lùa khiến con lạnh. Phụ huynh có thể trang bị thêm máy sưởi, điều hòa nóng để tăng nhiệt độ phòng tắm khi thời tiết quá lạnh.
Với bài viết hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh ở trên, hy vọng sẽ giúp mẹ bỉm tự tin hơn khi thực hiện công đoạn này. Tắm bé sơ sinh không chỉ có tác dụng làm sạch cơ thể mà còn hỗ trợ kích thích các giác quan và cảm xúc của bé phát triển. Do đó, phụ huynh hãy tận dụng khoảng thời gian “vàng” này nhé!