Nhảy đến nội dung
cân nặng của bà bầu theo từng tháng

Bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu ở từng giai đoạn

Theo dõi cân nặng của bà bầu theo từng tháng rất quan trọng bởi đây là yếu tố cho thấy sức khỏe của mẹ và bé yêu có ổn định hay không. Hãy cùng tham khảo bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu trong bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Vì sao phải kiểm soát cân nặng hợp lý khi mang thai? 

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần duy trì cân nặng phù hợp bởi vì thừa hay thiếu cân đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể:

Đối với thai phụ thừa cân sẽ có thể gây ra nhiều tác hại như:

  • Khó sinh vì thai nhi quá to.
  • Mẹ dễ gặp vấn đề với vùng xương chậu, són tiểu.
  • Mệt mỏi, khó chịu, toàn thân đau nhức, đặc biệt là đau lưng, phù chân, đi lại khó khăn do áp lực của cân nặng
  • Khả năng bị huyết áp cao, có nguy cơ tiền sản giật và mắc bệnh lý tim mạch, tiểu đường thai kỳ.
  • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ, đường rạch hoặc tử cung sau sinh.
  • Trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.

Với thai phụ ít cân cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé như:

  • Mẹ không đảm bảo được sức khỏe, thường xuyên mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng. 
  • Có thể gây sẩy thai hoặc mẹ dễ sinh non.
  • Ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa sau sinh và không có đủ lượng sữa cho con bú.
  • Thai nhi chậm phát triển trong tử cung, có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh.
  • Trẻ sinh ra thiếu cân, sức khỏe kém, dễ bị suy dinh dưỡng và có sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh.

>> Xem thêm: Mẹ bầu không tăng cân có sao không?

bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu

 

2. Công thức tính cân nặng lý tưởng của mẹ bầu

Để xác định mức tăng cân phù hợp, mẹ có thể dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI (Body Mass Index) trước khi mang thai. Theo đó, công thức BMI được tính như sau:

BMI = Cân nặng / (Chiều cao x 2)

Dựa vào chỉ số BMI, thai phụ (mang đơn thai) có thể tìm hiểu được cân nặng lý tưởng trong khoảng thời gian thai kỳ:

  • Chỉ số BMI < 18,5: Cơ thể mẹ quá gầy, mức tăng cân nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai. Ví dụ, mẹ nặng 40,5kg, cao 150cm sẽ có BMI=18; khi mang thai cần tăng cân là 10kg (25% x 40,5kg). 
  • Chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9: Cơ thể mẹ bình thường, nên tăng từ 10kg – 12kg trong thời kỳ mang thai là hợp lý.
  • Chỉ số BMI bằng hoặc lớn hơn 25: Cơ thể mẹ thừa cân, chỉ nên tăng khoảng 15% cân nặng trước khi mang thai. Ví dụ, mẹ nặng 70kg, cao 150cm sẽ có BMI=31; khi mang thai mức tăng cân là khoảng 10kg (15% x 70kg).  

3. Bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu theo từng giai đoạn

Hãy cùng khám phá sự thay đổi về cân nặng của mẹ bầu qua từng giai đoạn nhé! 

Trong 12 tuần đầu tiên (tức 3 tháng đầu thai kỳ), bà bầu không nên tăng quá 2kg. Một vài trường hợp vì thai nghén mà mẹ bầu khó ăn uống, cân nặng có thể giảm ít trong 3 tháng đầu. 

Trong các tháng tiếp theo, cân nặng của bà bầu thay đổi như sau:

Như vậy, bảng tăng cân chuẩn của mẹ bầu sẽ như sau:

Giai đoạn

Trọng lượng cần tăng

3 tháng đầu (tam cá nguyệt đầu tiên)

Không nên tăng quá 2kg.

3 tháng giữa (tam cá nguyệt thứ 2)

Cân nặng có thể tăng 4 - 5kg

3 tháng cuối (tam cá nguyệt cuối)

Cân nặng có thể tăng 5 - 6kg

(*)  Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là chuẩn?

Theo các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mức tăng cân lý tưởng cho toàn bộ thai kỳ là từ 10-12kg. Mức tăng này sẽ giúp mẹ hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. 
Thông thường mẹ bầu sẽ tăng cân nhiều nhất vào tam cá nguyệt cuối. Cả giai đoạn này mẹ bầu có thể tăng thêm 5kg - 6kg.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ là tham khảo. Để biết được số cân nặng cần tăng trong thai kỳ để mẹ khỏe, bé phát triển tốt, mẹ hãy tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa và khám thai định kỳ nhé!

cân nặng của mẹ bầu theo từng tháng

 

4. Lời khuyên giúp bà bầu đạt cân nặng chuẩn trong thai kỳ

Dưới đây là bí quyết giúp cân nặng của bà bầu theo từng tháng đạt chuẩn khuyến nghị:

4.1. Xây dựng chế độ ăn khoa học

Chế độ dinh dưỡng của bà bầu cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất dưới đây:

  • Chất bột đường: Chất bột đường giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu và hỗ trợ hình thành các tế bào thần kinh ở thai nhi. Mẹ nên ăn khoảng 300 - 430gr chất bột đường/ngày trong thời gian mang thai thông qua các thực phẩm như bánh mì, ngô, yến mạch, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,...
  • Chất đạm: Có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng ở thai nhi, đồng thời gia tăng lượng oxy trong máu và cải thiện sức đề kháng cho mẹ khỏe mạnh. Mẹ có thể dung nạp 61 - 91g (trọng lượng tăng dần theo từng chu kỳ mang thai) chất đạm mỗi ngày từ động vật (như thịt, cá, trứng sữa,...) và thực vật (ngũ cốc, các loại đậu).
  • Chất béo: Chất béo chiếm 25 - 30% tổng số năng lượng mỗi ngày, giúp hạn chế nguy cơ tăng đường huyết và cải thiện sức khỏe tim mạch. Mỗi ngày, mẹ nên ăn 45 - 72g chất béo chưa bão hòa (tăng dần theo chu kỳ mang thai) có trong thực phẩm như bơ, các loại hạt,... Đồng thời, hạn chế chất béo bão hòa có nhiều trong kem, thức ăn nhanh hoặc pho-mát.
  • Vitamin và khoáng chất: Đây là nhóm chất thiết yếu, giúp mẹ và bé phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Theo đó, mẹ nên bổ sung nhiều vitamin (A, C, D, B1, B2, E) cùng các khoáng chất có trong các loại trái cây, rau củ.

Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, sắt, chất xơ.

cân nặng của mẹ khi mang thai

 

4.2. Uống sữa bầu mỗi ngày

Ngoài chế độ dinh dưỡng cân đối, mẹ cũng cần duy trì thói quen uống sữa bầu trong suốt thai kỳ. Theo đó, uống hai ly sữa bầu mỗi ngày trong thời gian mang thai không chỉ giúp mẹ hấp thu đủ dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ bé phát triển tốt ngay khi còn trong bụng mẹ. 

Với công thức dinh dưỡng khoa học, sữa bầu Frisomum Gold được rất nhiều mẹ tin chọn, đồng hành trong thai kỳ khỏe mạnh. Với thành phần Magie và các nhóm vitamin B, Frisomum Gold tiếp thêm cho mẹ nhiều năng lượng để khỏe khoắn tham gia các công việc thường ngày, đồng thời giảm mệt mỏi, căng thẳng và hỗ trợ tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Chưa kể, sản phẩm còn cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ dành riêng cho bé như Axit Folic, Canxi, DHA, Vitamin B12, Iot,..., giúp thai nhi phát triển toàn diện cả thể chất và trí não.

Đặc biệt là sữa có chỉ số đường huyết thấp (GI=25) giúp mẹ kiểm soát cân nặng ổn định, giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường thai kỳ hiệu quả. Sản phẩm còn được đánh giá cao vì có hương vị thơm ngon. Ngoài hương vani truyền thống, đây cũng là sữa duy nhất sở hữu hương cam thơm dịu, giúp mẹ uống ngon miệng mà không lo ốm nghén. 

cân nặng của mẹ bầu theo từng tháng

4.3. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ

Để kiểm soát cân nặng của bà bầu theo từng tháng, giảm áp lực lên hệ tiêu hóa cũng như giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều khẩu phần nhỏ. Chẳng hạn như chia 3 bữa ăn chính thành thành 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày. 

4.4. Uống đủ nước

Ngoài ăn uống đủ chất, mẹ bầu cũng cần uống đủ nước, từ 2 - 2.5 lít nước mỗi ngày. Nước không chỉ cung cấp nguồn khoáng chất, giúp thanh lọc cơ thể mà còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Qua đó, đốt cháy calo dư thừa, giúp mẹ kiểm soát cân nặng khi mang thai.

4.5. Hạn chế cafein, rượu bia

Chất kích thích (như rượu, bia, thuốc lá) và cafein (như cà phê, trà, cacao, nước ngọt) gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Vì vậy, tránh xa những yếu tố này cũng là cách giúp mẹ duy trì cơ thể khỏe mạnh trong thai kỳ.

  >> Xem thêm: Khi có thai mẹ không nên ăn gì?

4.6. Tránh thức ăn vặt, đồ chế biến sẵn

Trong đồ ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều calo, đường, dầu mỡ… làm tăng nguy cơ thừa cân ở mẹ bầu. Chính vì vậy, để duy trì cân nặng của bà bầu theo từng tháng ổn định, chị em cũng nên loại bỏ nhóm đồ ăn này trong khẩu phần ăn của mình nhé. 

cân nặng của mẹ bầu theo từng tháng

 

4.7. Vận động nhẹ khi mang thai

Vận động nhẹ nhàng trong thai kỳ như đi bộ, bơi lội, yoga, thiền,... sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, thoải mái, đồng thời hỗ trợ kiểm soát tốt cân nặng khá hữu hiệu. Đồng thời, thường xuyên tập thể dục cũng giúp mẹ giải tỏa căng thẳng, tránh bị trầm cảm trong và sau khi sinh.

4.8. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Mẹ bầu nên ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày, nghỉ trưa ít nhất 30 phút và có nhiều buổi nghỉ giữa giờ khoảng 5 - 10 để tránh kiệt sức. Bởi khi có chất lượng giấc ngủ tốt và cơ thể được nghỉ ngơi hợp lý, tâm lý mẹ sẽ thoải mái, từ đó ăn uống ngon miệng hơn, hạn chế cảm giác chán ăn hoặc thèm ăn do thức khuya gây ảnh hưởng đến cân nặng thai kỳ.

4.9. Khám thai định kỳ theo lịch

Để biết được cân nặng của bà bầu theo từng tháng bao nhiêu là tốt thì mẹ nên khám thai theo chỉ định của bác sĩ. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ nắm rõ tình trạng sức khỏe của mẹ, từ đó có những điều chỉnh phù hợp về dinh dưỡng, sinh hoạt… để giúp mẹ có sức khỏe ổn định, tăng cân chuẩn.

mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý

 

Trên đây là bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu tham khảo. Mẹ thấy đấy, việc kiểm soát cân nặng của bà bầu theo từng tháng tốt sẽ giúp hạn chế các bệnh lý nguy hiểm, cho mẹ một thời kỳ mang thai khỏe mạnh, bé chào đời suôn sẻ. Vậy nên, trong giai đoạn thai kỳ, mẹ cần hiểu rõ chỉ số cân nặng của bản thân, rèn luyện thói quen sinh hoạt khoa học, đồng thời bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe và sữa bầu giàu dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh từ trong bụng mẹ nhé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
bà bầu bị táo bón nên ăn gi

Bà bầu bị táo bón nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi?

Táo bón là một trong những hiện tượng phổ biến ở mẹ bầu bởi sự gia tăng hormone progesterone, mất nước do nôn nghén, thai nhi phát triển gây thu hẹp đường tiêu hóa,…Để cải thiện chứng táo bón ở mẹ bầu, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là điều rất cần thiết. Vậy bà bầu bị táo bón nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.