Bật mí mẹ ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh vẫn có thể bị rối loạn tiêu hóa ngay khi bú sữa mẹ hoàn to.... read more
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến nghị, khi bé đủ 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn dặm, tập làm quen với thực phẩm dạng đặc hơn sữa mẹ. Tuy nhiên, do quá trình phát triển ở mỗi bé là khác nhau, vì vậy bố mẹ không nên quá vội vàng mà cho trẻ ăn dặm hay ép trẻ ăn. Thay vào đó, nên quan sát các biểu hiện của trẻ để nhận biết trẻ đã sẵn sàng làm quen với thực phẩm dạng đặc hay chưa. Các dấu hiệu có thể là:
• Bé biết giữ đầu thẳng.
• Bắt đầu không ngừng chảy nước bọt.
• Có nước bọt luôn tích đọng lại dưới lưỡi.
• Biết dùng miệng ngậm muống ăn.
Bên cạnh đó, cần lưu ý nếu trẻ có biểu hiện quay mặt ra chỗ khác khi đưa muỗng đến hoặc dùng lưỡi đẩy muỗng ra ngoài có nghĩa là trẻ chưa sẵn sàng ăn dặm. Bố mẹ nên đợi thêm 1 tuần nữa mới cho trẻ thử lại.
Mục đích của việc tập cho trẻ ăn thực phẩm dạng đặc là đảm bảo trẻ có đủ dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh.
Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, năng lượng trẻ cần mỗi ngày là khoảng 700kcal; trong khi sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450kcal/ngày. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào sữa mẹ sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của bé.
Hơn nữa, khi bé 6 tháng tuổi, chất sắt dự trữ trong cơ thể đã tiêu hao gần hết. Trẻ có nguy cơ thiếu sắt nếu chỉ được cung cấp từ nguồn sữa mẹ. Do đó, cho bé ăn dặm đúng cách rất cần thiết để bù đắp khoảng năng lượng và các chất dinh dưỡng thiếu hụt để bé phát triển tốt nhất.
>>> Tìm hiểu ngay: Top các thực phẩm giàu sắt mẹ nên bổ sung cho con
Ngoài ra, cho bé ăn thức ăn đặc còn giúp bé học tập nhiều kỹ năng mới như học cách nhai thực phẩm dạng đặc, luyện tập cơ lưỡi và miệng, làm việc với việc nhai và nuốt. Thông qua việc ăn đa dạng thực phẩm, trẻ sẽ quen với các mùi tự nhiên, giảm bớt vấn đề biếng ăn. Ngoài ra, bé còn tập được kỹ năng sử dụng các dụng cụ ăn uống, tập ngồi thẳng lưng và các phép tắc trên bàn ăn.
Đặc biệt, bố mẹ đồng hành cùng bé trên hành trình ăn dặm còn giúp gắn kết tình thân. Cùng ngồi ăn với trẻ, tận hưởng thời gian bên nhau giúp trẻ làm quen với cuộc sống gia đình, sinh hoạt tập thể.
Đây là tất cả những lý do bố mẹ nên tập cho ăn thực phẩm dạng đặc khi đã đủ tháng tuổi và khi bé đã sẵn sàng.
>>> Gợi ý: Thực đơn ăn dặm theo kiểu Nhật cho trẻ 6 tháng tuổi có thể bạn chưa biết
Bỏ túi một số lưu ý cần biết dưới đây sẽ giúp hành trình ăn dặm của bé dễ dàng hơn:
• Chuẩn bị chỗ ngồi ăn dặm với ghế ngồi thoải mái và có độ cao bằng ghế của bố. Điều này sẽ giúp bố mẹ dễ dàng quan sát các phản ứng của bé khi ăn dặm.
• Lựa chọn dụng cụ ăn phù hợp, không nên quá to hoặc quá sâu. Khuyến nghị nên lựa chọn dụng cụ có chất liệu an toàn, có thể bằng nhựa hoặc bao bọc bởi silicone dùng trong thực phẩm.
• Không nên cho bé chơi đồ chơi hoặc xem tivi, hãy để bé tập trung vào việc ăn.
• Trước khi ăn, bố mẹ hãy hướng dẫn, tập cho bé những thao tác cố định như rửa tay, quàng yếm ăn, cất tiếng gọi quen thuộc để mời bé ăn. Mẹ có thể cho bé dùng tay để cảm nhận thức ăn, để trẻ tập làm quen và phối hợp tập luyện tay và mắt.
• Giữ không khí bữa ăn vui vẻ để tạo hứng thú cho trẻ. Mẹ hãy kiên trì, nhẫn nại và cổ vũ cho bé tiếp tục tập làm quen với thực phẩm dạng đặc.
• Khi nấu thức ăn cho trẻ, hãy cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Hạn chế cho các loại gia vị (muối, dầu ăn, bột ngọt…) và đảm bảo các thức ăn phải được nấu chín, chế biến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trên đây là những thông tin hữu ích khi tập cho bé ăn thức ăn đặc. Chúc mẹ và bé có một hành trình ăn dặm vui vẻ!