Nhảy đến nội dung
sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi và cách chăm sóc

6 tuần tuổi nghĩa là trẻ đã gần được 2 tháng rồi mẹ nhỉ. Thời điểm này trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt nên sẽ có nhiều sự thay đổi bất ngờ. Mẹ hãy cùng Friso tìm hiểu sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi để chăm sóc con yêu thật tốt nhé!

1. Chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ 6 tuần tuổi 

Trẻ sơ sinh 6 tuần có cân nặng tăng khoảng 0.7 - 0.9kg/tháng và cao thêm trung bình 1.9cm/tháng. Cụ thể, đối với bé gái 6 tuần, cân nặng khoảng 5.1kg và cao khoảng 57.1cm. Với bé trai, con nặng khoảng 5.6kg, cao khoảng 56.4cm.

>>> Thảm khảo thêm: Bảng chiều cao cân nặng dành cho trẻ sơ sinh chi tiết nhất

2. Tìm hiểu sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tuần

Trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi biết làm gì? Sau đây là các cột mốc phát triển đáng chú ý của trẻ.

2.1. Khả năng vận động của trẻ ở tuần thứ 6

Khi được 6 tuần tuổi, kỹ năng vận động của trẻ trở nên lanh lẹ và có chủ đích hơn. Con có thể ngẩng đầu khi nằm sấp hoặc khi được bế, tay chân cử động linh hoạt, thích thú khám phá các ngón tay của mình và cầm được đồ vật nếu mẹ đặt vào tay trẻ.

2.2. Sự phát triển về giao tiếp của trẻ 6 tuần

Giai đoạn này, trẻ có phản ứng với âm thanh tốt hơn. Con bắt đầu thích trò chuyện, biết tạo ra các âm thanh ê a để bắt chuyện với mọi người và nhìn chăm chú khi có ai đó nói với mình. 

sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi 1

 

2.3. Nhận thức và cảm xúc của trẻ có nhiều thay đổi

Em bé 6 tuần tuổi đã cười nhiều và biết thể hiện tình cảm của mình. Con thường khóc khi đói, mệt mỏi hoặc đơn giản là muốn được quan tâm và mọi người chú ý. Ngoài ra, trẻ còn biết quay đầu về phía có tiếng động, nhìn rõ các vật cách xa 45cm và theo dõi sự di chuyển xung quanh. 

3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi phát triển tốt

Để con yêu phát triển toàn diện và khỏe mạnh, mẹ đừng quên 6 lưu ý dưới đây khi chăm sóc trẻ 6 tuần tuổi nhé. 

3.1. Đảm bảo dinh dưỡng mỗi ngày cho trẻ

6 tuần là giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt (growth spurts) ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, trẻ sẽ cần nhiều năng lượng và cảm thấy đói hơn so với bình thường, vì thế mà con đòi bú nhiều, bú lâu và đôi khi vẫn thấy đói sau khi vừa bú xong. Đó chính là lý do mà một số mẹ thấy con yêu bỗng ‘lớn nhanh như thổi’ trong thời gian ngắn. Khi giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt qua đi, tần suất bú sữa của trẻ sẽ giảm dần và trở về bình thường. 

Vậy trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi uống bao nhiêu sữa là đủ? Lượng sữa cho trẻ lúc này là khoảng 120ml/cữ, trung bình 6 - 7 cữ/ngày và mỗi cữ bú cách nhau khoảng 3 giờ.

3.2. Cho trẻ ngủ đủ giấc 

Trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi ngủ bao nhiêu tiếng một ngày? Giai đoạn này trẻ ngủ ít và thời gian thức nhiều hơn trước đây, trung bình con sẽ ngủ từ 14 - 15 tiếng/ngày. Vì thời gian thức của trẻ kéo dài nên con thường quấy khóc và khó ngủ do nhiều yếu tố ảnh hưởng như lịch sinh hoạt luôn thay đổi, nô đùa quá nhiều hoặc quần áo không thoải mái. 

Để trẻ ngủ ngon giấc hơn, ngoài việc cho con mặc quần áo rộng rãi, chỉnh tư thế ngủ nằm ngửa và không để con vui chơi quá mức, mẹ cũng cần tập cho trẻ tự ngủ ngay từ giai đoạn này. Thói quen ngủ lành mạnh sẽ giúp trẻ luôn ngủ đúng giờ, đủ giấc, giảm quấy khóc và mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Một trong những cách tập thói quen tự ngủ cho trẻ hiệu quả mẹ có thể tham khảo là phương pháp nuôi con EASY. Tìm hiểu chi tiết ở đây. 

3.3. Cùng tham gia các hoạt động hỗ trợ trẻ phát triển

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ, mẹ cũng nên cho trẻ tham gia nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển như nằm sấp, chơi với các món đồ nhiều màu sắc, đi dạo bằng xe đẩy, xoa bóp cơ thể, thường xuyên trò chuyện và cười với trẻ. 

3.4. Vệ sinh dây rốn của trẻ sạch sẽ 

Mẹ nên làm sạch cẩn thận và giữ cho vùng rốn của trẻ luôn khô ráo để tránh nhiễm trùng. Nếu nhận thấy vùng da quanh rốn nổi mẩn đỏ, có tiết dịch, mùi hôi và không khép lại sau khi rụng dây rốn thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có cách xử lý phù hợp.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

3.5. Chú ý một số vấn đề sức khỏe 

Nhịp thở của trẻ: Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ thở 40 lần/phút khi thức và khoảng 20 lần/phút khi ngủ. Tuy nhiên trong lúc ngủ, vì trung tâm kiểm soát hơi thở trong não của trẻ chưa được hoàn thiện, con sẽ có nhịp thở bất thường gọi là thở định kỳ. Cụ thể, trẻ hít thở nhanh, lặp lại với nhịp thở nông, gấp gáp trong 15 - 20 giây và ngừng trong khoảng 10 giây rồi mới thở lại. 

Tình trạng quấy khóc: Ở giai đoạn 6 tuần tuổi, trẻ có thể khóc rất nhiều, bởi lúc này con rất hiếu động và dễ bị kích thích. Trẻ quấy khóc có thể do đói bụng, nhàm chán, mệt mỏi hay muốn được ôm ấp. Đôi khi sẽ rất khó để dỗ trẻ nín khóc, vì thế trước hết mẹ hãy bình tĩnh, bế và vỗ về trẻ rồi tìm nguyên nhân khiến trẻ khóc nhé. 

3.6. Đưa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ

Tiêm ngừa đầy đủ, đúng theo lịch của Bộ Y tế sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, giảm bớt tình trạng đau ốm. Vậy ở 6 tuần tuổi, trẻ nên tiêm mũi vắc xin gì? Trẻ cần tiêm phòng các bệnh như viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi, viêm màng não, Rotavirus. 

sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi 4

 

4. Một số câu hỏi thường gặp khi chăm sóc trẻ 6 tuần tuổi

Bên cạnh sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi, sau đây là lời giải đáp cho một vài thắc mắc của các mẹ khi chăm sóc con. 

4.1. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường như không tăng cân, khóc nhiều khó dỗ dành, không phản ứng với âm thanh, không cười khi thấy người thân, ngủ nhiều, không nhìn vào mặt mọi người thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

4.2. Trẻ 6 tuần tuổi đi ngoài mấy lần?

Vì nhu động ruột của em bé 6 tuần tuổi hoạt động chậm hơn nên tần suất đi tiêu cũng giảm xuống còn 1 - 3 lần/ngày. Nếu trẻ đi ngoài ít nhưng vẫn bú sữa mẹ và tăng cân bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Còn nếu trẻ đi tiêu ít, bụng chướng, phân khô cứng, đau mỗi khi đi vệ sinh thì có thể là do táo bón. Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi bị táo bón, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày là bình thường?

4.3. Mẹ nên ăn gì để có nhiều sữa cho con?

Trong thời gian cho con bú, để có nguồn sữa dồi dào cho con, mẹ nên bổ sung các thực phẩm lợi sữa như rau ngót, măng tây, cà rốt, các loại đậu, cá hồi, khoai lang,...Đặc biệt, ngay cả sau khi sinh con, mẹ vẫn nên duy trì uống sữa bầu để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và có nhiều sữa cho con bú. 

Frisomum Gold là sản phẩm sữa bầu được nhiều mẹ yêu thích nhờ hệ dinh dưỡng khoa học cùng hương vị dễ uống. Thành phần Magie, các vitamin nhóm B cùng chỉ số đường huyết thấp (GI=25) giúp mẹ dễ tiêu hóa, nhiều năng lượng, tạo nhiều sữa và kiểm soát cân nặng tốt hơn. Tìm hiểu thêm về Frisomum Gold TẠI ĐÂY.

Với những thông tin trong bài viết trên, hẳn là mẹ đã hiểu được sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi như thế nào rồi. Qua đó, hãy chăm sóc con yêu đúng cách để giúp trẻ có nền tảng sức khỏe vững vàng, tăng trưởng toàn diện về cả thể chất lẫn trí não mẹ nhé!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
cách vệ sinh rốn đã rụng cho trẻ sơ sinh

Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh rốn đã rụng cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn cần được chú trọng làm sạch để tránh bị viêm nhiễm trùng. Vậy cách vệ sinh rốn đã rụng cho trẻ sơ sinh như thế nào? Mẹ hãy cùng theo chân Friso tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.