Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua và nên ăn bao nhiêu?
Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua là thắc mắc của nhiều phụ huynh hiện na.... read more
Tâm lý chung của các mẹ có con thấp bé, nhẹ cân là luôn tìm mọi cách để trẻ ăn nhiều hơn hoặc cho con ăn mọi thứ mà con thích. Thế nhưng, những cách trên có thể khiến bé mất cân bằng về dưỡng chất hoặc tạo cho con tâm lý sợ đến bữa.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ vui vẻ, được sống trong môi trường yêu thương, quan tâm đúng mực từ bố mẹ sẽ thông minh hơn. Từ đó có thể thấy, sự khỏe mạnh về tinh thần còn quan trọng hơn chỉ số chiều cao và cân nặng. Chính vì thế, mẹ nên tôn trọng thể tích dạ dày của con. Mẹ có thể quyết định cho bé ăn gì và khi nào, còn con sẽ quyết định ăn bao nhiêu. Ngoài ra, thay vì so sánh con với trẻ em hàng xóm, mẹ hãy đánh giá thể trạng của con dựa trên biểu đồ tăng trưởng hay bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo WHO nhé!
• Không ép, không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn: Đối với trẻ biếng ăn, ốm còi, mẹ nên kiên nhẫn, bình tĩnh và không nên kéo dài bữa ăn. Vì điều này không những làm thức ăn kém ngon, mà còn tạo sức ép, khiến bé sợ đến bữa. Tốt nhất, bữa ăn của con chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút, nếu bé không muốn tiếp tục ăn mẹ nên lắng nghe con và cố gắng bổ sung dinh dưỡng ở bữa phụ hay những bữa ăn kế tiếp.
• Để con được đói: Thức ăn vặt có thể khiến bé không còn cảm giác đói và thèm ăn nữa. Vì thế, mẹ nên hạn chế cho ăn vặt, thay thế các loại bánh kẹo, snack bằng các món ăn vặt lành mạnh, nhiều dưỡng chất hơn như: trái cây, bánh ngũ cốc, sữa… Muốn kích thích sự thèm ăn của con, mẹ cũng nên khuyến khích bé vận động trước khi ăn nhé!
• Cho trẻ ăn cùng với gia đình và khuyến khích trẻ tự ăn: Hãy để bé được ngồi ăn cùng gia đình, vì ông bà, bố mẹ chính là tấm gương giúp bé rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, những câu chuyện vui, những lời khen ngợi trên bàn ăn cũng sẽ giúp bé ăn một cách vui vẻ hơn.
• Mang đến cho con thực đơn đa dạng: Một thực đơn nhàm chán sẽ khiến bé chán ăn. Chính vì thế mẹ nên đổi món, cho con đa dạng nhiều loại thực phẩm, sáng tạo nhiều món ăn mới dựa theo sở thích của con, trang trí bữa ăn bắt mắt để kích thích thị giác. Với trẻ từ 3 tuổi, mẹ nên cho con cùng vào bếp, quan sát, khám phá cách mẹ nấu những bữa cơm cho gia đình, điều này sẽ giúp bé đi từ tò mò, hứng thú và ăn ngon miệng hơn.
>> Xem thêm: Thực đơn buổi sáng cho bé 1 tuổi đa dạng
• Các loại rau củ giàu chất xơ, dễ tiêu hóa: Rau xanh (rau bina, cải xanh, rau ngót, mồng tơi…), Củ (cà rốt, bí đỏ, khoai lang…), Trái cây (Bơ, táo, đu đủ, chuối …)
• Thực phẩm giàu kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch của con như: Sò, củ cải, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng, đậu phộng…
• Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua… Với những bé uống sữa công thức, mẹ nên lựa chọn những loại sữa có đạm tự nhiên, ít qua xử lý nhiệt nhiều lần sẽ tốt cho hệ tiêu hóa. Vì một hệ tiêu hóa khỏe sẽ giúp bé dễ dàng hấp thu các loại thực phẩm, ăn ngoan hơn, cũng như phòng ngừa và chống táo bón cho bé.
Đặc biệt, nếu tình trạng ốm còi, biếng ăn của con kéo dài, mẹ đưa bé đến gặp bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu nguyên nhân, cũng như biện pháp cải thiện tình trạng của con mẹ nhé!